Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Câu hỏi trắc nghiệm từ 401-450


BẬC 4 từ câu số 1 đến câu số 500

401.Mặt dưới lá trên gân chính và gân phụ có màu nâu đỏ nhạt. Các lá ngọn bị xoăn đôi khi xuất hiện các vết chết hoại nâu đỏ thành từng mảng dọc hai bên gân chính. Trên phiến lá của những lá phía dưới ngọn bị xoăn thường xuất hiện lốm đốm vàng, đôi khi tạo sự phát triển không đồng đều,cây hầu như không phát triển chiều cao và số lá, Cắt ngang ngọn cây (chỗ biểu hiện triệu chứng) sẽ thấy màu nâu nhạt. Về sau, cắt dọc thân xuất hiện các sọc nâu nằm vùng vỏ hay lõi thân cây, chạy dài từ ngọn xuống sát cổ rễ. Triệu chứng như trên là biểu hiện của bệnh:
a. Bệnh khảm thuốc lá (TMV)
b. Bệnh héo đốm cà chua ( TSWV)
c. Bệnh hoa lá dưa chuột (CMV)


402. Tác nhân lan truyền chính bệnh virut hoa lá dưa chuột (CMV) hại thuốc lá:
a. Rệp thuốc lá
b. Sâu ăn lá
c. Tưới nước

403. Cây non nhiễm bệnh sẽ “chết rạp” và đoạn thân gần mặt đất có màu nâu sẫm hoặc đen. Ở cây cao từ 30 - 60cm thì triệu chứng ban đầu sẽ là các lá đột ngột bị héo. Khi đào những cây này lên sẽ thấy một hoặc nhiều rễ có màu đen và chết, trong khi thân cây có thể không bị thối hay đổi màu. Triệu chứng như trên là biểu hiện của bệnh:
a. Héo rủ vi khuẩn
b. Héo rủ do nấm
c. Thối đen thân

404.Tác nhân lan truyền chính bệnh thối đen thân (Phytopthora parasitica):
a. Côn trùng chích hút
b. Nhóm sâu ăn lá
c. Tưới nước theo rãnh

405. Các lá từ từ chuyển vàng và kém phát triển ở một bên của cây . Mặc dù lá có thể chuyển sang vàng rực, nhưng triệu chứng héo rũ rất khó thấy vào ban ngày. Ngọn cây bị kéo về bên phần thân cây bị bệnh. Nếu bóc một mảnh vỏ phía ngoài phần thân cây bị bệnh sẽ thấy phần mô gỗ có màu nâu, bệnh thường xảy ra khi trời nóng. Triệu chứng như trên là biểu hiện của bệnh:
a. Héo rủ vi khuẩn
b. Héo rủ do nấm
c. Thối đen thân

406. Các lá bị héo và nhỏ lại về một bên cây. Thường có phân nửa số lá trên cây bị nhiễm. Lá bị héo suốt thời gian nóng nhất trong ngày và có thể hồi phục vào ban đêm nhiều lần trước khi chết hẳn. Cắt ngang của một thân cây bị bệnh cho thấy các mô mạch có màu xám nhạt đến nâu vàng. Phần lõi và vỏ có màu nâu sẩm khi chúng bắt đầu hư hoại, tại vết cắt rỉ ra từ các sợi mạch những giọt chứa dịch nhầy màu trắng đục đến nâu. Triệu chứng như trên là biểu hiện của bệnh:
a. Héo rủ vi khuẩn
b. Héo rủ do nấm
c. Thối đen thân

407. Các đốm xanh đậm và nhạt xen kẻ nhau, dễ nhìn thấy trên các lá non. Các lá bị nhiễm bệnh kém tăng trưởng và trong một số trường hợp cả cây bị còi cọc nếu bị nhiễm khi còn là cây non. Lá non mang nhiều đốm bệnh có thể phồng rộp hoặc “cháy” từng phần khi chúng già chín trong điều kiện nhiệt độ và cường độ chiếu sáng cao. Triệu chứng như trên là biểu hiện của bệnh:
a. Bệnh khảm thuốc lá (TMV)
b. Bệnh héo đốm cà chua ( TSWV)
c. Bệnh hoa lá dưa chuột (CMV)

408. Tác nhân lan truyền chính bệnh khảm thuốc lá (TMV)
a. Côn trùng chích hút
b. Nhóm sâu ăn lá
c. Dụng cụ canh tác

409. Yếu tố làm lá thuốc chín chậm:
a. Bón đạm trễ quá
b. Bón lân trễ quá
c. Bón Kaly trễ quá

410. Yếu tố làm lá chín sớm (chín ép):
a. Cây bị thiếu N
b. Đất bị thừa nước
c. Không ngắt ngọn bấm chồi
d. Tất cả a,b,c

411. Cây trồng có thể hấp thụ trực tiếp acid humic:
a. Đúng
b. Sai

412. Cây trồng hấp thụ acid humic dưới dạng muối (humat):
a. Đúng
b. Sai

413. Acid humic được sản xuất từ:
a. Công nghệ hóa dầu
b. Công nghệ sinh học
c. Than bùn

414. Acid humic có tác dụng thúc đẩy:
a. Quá trình quang hợp
b. Phân chia tế bào
c. Tăng kích thước tế bào.

415. Mỗi gram hạt giống thuốc lá có khoảng bao nhiêu hạt:
a. 4000 – 6000 hạt
b. 6000 – 8000 hạt
c. 8000 – 10.000 hạt

416. Ẩm độ đất thích hợp cho cây thuốc lá từ sau trồng đến 10 ngày:
a. 80 – 90%
b. 60 – 65%
c. 65 – 70%

417. Ẩm độ đất thích hợp cho cây thuốc lá từ 10 ngày đến 40 ngày sau trồng:
a. 80 – 90%
b. 60 – 65%
c. 80 – 85%

418. Ẩm độ đất thích hợp cho cây thuốc lá từ 40 ngày đến 60 ngày sau trồng:
a. 65– 70%
b. 60 – 65%
c. 80 – 85%

419. Nấm gây bênh thối đen thân (Rhizoctonia solania) trước khi xâm nhiễm gây bệnh cho cây thuốc lá cư trú chủ yếu:
a. Hạt giống
b. Trong đất
c. Cây ký chủ khác

420. Vi khuẩn gây bệnh héo rủ thuốc lá có thể tồn tại trong đất:
a. 1-2 năm
b. 3-4 năm
c. 5-6 năm

421. Khi trên ruộng thuốc lá xuất hiện bệnh do virut ( TMV, TSWV, CMV …), biện pháp phòng trừ:
a. Phun thuốc Angun
b. Phun thuốc Actara
c. Phun thuốc Validacin

422. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để hạn chế sự phát triển của các bệnh do virut hại cây thuốc lá:
a. Thuốc hóa học
b. Luân canh cây trồng
c. Xử dụng giống sạch bệnh

423. Virut TMV gây bệnh khảm thuốc lá có thể tồn tại trong đất trồng đến:
a. 6 tháng
b. 1 năm
c. 2 năm

424. Biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiệt hại khi bênh héo đốm cà chua (TSWV) đã xuất hiện trên ruộng thuốc lá :
a. Nhổ bỏ các cây bị bệnh mang đi tiêu hủy
b. Tạm ngưng tưới nước, xới sáo
c. Phun thuốc Actara (diệt bọ trĩ, rầy, rệp…)

425. Biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiệt hại khi bênh khảm thuốc lá (TMV) đã xuất hiện trên ruộng thuốc lá :
a. Nhổ bỏ các cây bị bệnh mang đi xa để tiêu hủy
b. Ngưng tưới nước, xới sáo, bón phân.
c. Phun thuốc Actara (diệt bọ trĩ, rầy, rệp…)

426. Biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiệt hại khi bênh hoa lá dưa chuột (CMV) đã xuất hiện trên ruộng thuốc lá :
a. Nhổ bỏ các cây bị bệnh mang đi tiêu hủy
b. Tạm ngưng tưới nước, xới sáo
c. Phun thuốc Actara (diệt bọ trĩ, rầy, rệp…)

427. Để ngăn chặn bệnh héo rủ thuốc lá (Pseudomonas solanacearum) biện pháp kinh tế nhất:
a. Phát hiện sớm để phun thuốc ngay khi xuất hiện bệnh
b. Phòng trừ triệt để ngay trong vườn ươm
c. Vun luống cao để bộ rể phát triển mạnh

428. Để ngăn chặn bệnh héo rủ thuốc lá do vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum):
a. Dùng giống kháng bệnh
b. Phòng trừ triệt để ngay trong vườn ươm
c. Không trồng thuốc lá trên những chân đất đã có tiền sử bệnh
c. Cả a,b,c

429. Khi được báo sau khi phun thuốc côn trùng gây hại vẫn không giảm, cần làm ngay:
a. Cho phun thuốc có hoạt chất khác
b. Kiểm tra phương pháp phun: nồng độ, liều lượng, cách phun
c. Tăng nồng độ thuốc đã phun và phun lại

430. Kiểm tra sau phun thuốc, thấy hiệu quả diệt sâu bệnh không đồng đều (cây hết, cây không, cây còn nguyên, cây chỉ giảm bớt), nguyên nhân:
a. Pha thuốc không đúng nồng độ
b. Phun thuốc không đủ liều lượng
c. Cách phun chưa đúng.

431. Khả năng kháng thuốc của côn trùng phụ thuộc:
a. Kích thước côn trùng
b. Tốc độ, số lượng sinh sản
c. Cơ chế tác động của thuốc (vị độc, tiếp xúc, nội hấp….)

432. Chế phẩm sinh học BT ( Bacillus thuringiensis ) phòng trừ sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang…bằng cách:
a. Có hoạt chất làm sâu biếng ăn rồi chết dần
b. Có chủng loại nấm gây bệnh cho sâu
c. Có chủng loại vi khuẩn gây bệnh cho sâu

433. Chế phẩm sinh học BT ( Bacillus thuringiensis ) phòng trừ sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang…không đươc pha chung với các loại thuốc:
a. Nhóm Cartap ( gà nòi, padan, patox, vicarp … )
b. Nhóm Emamectin ( angun, dylan … )
c. Nhóm Firnopil ( Michigan, regent…)

434. Chế phẩm sinh học BT ( Bacillus thuringiensis ) phòng trừ sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang… đươc pha chung với các loại thuốc:
a. Nhóm thuốc gốc đồng ( Boocdo, Norshield, Benlat C…)
b. Nhóm thuốc trừ bệnh vi khuẩn (Ditacin, Boney, Kasugamycin…)
c. Nhóm thuốc trừ bệnh do nấm ( validacin, ridomil, dithan … )

435. Biện pháp canh tác có tác dụng giảm mật độ dân số sâu bệnh hiệu quả:
a. Luân canh cây thuốc lá – bắp ( ngô )
b. Luân canh cây thuốc lá – cây họ đậu
c. Luân canh cây thuốc lá – cây lúa nước

436. Ô nhiễm nguồn nước từ bón phân hóa học chủ yếu do thừa:
a. Đạm
b. Lân
c. Kaly
d. Cả ba loại trên

437. Cây thuốc lá có đọt non bị xoắn lại, dị hình hoặc thối đen. Lá phía dưới đọt, chuyển màu xanh nhạt, sau đó màu nâu,cây ngừng sinh trưởng. Phiến lá phồng lên, từ ngọn lá đến giữa lá bị vặn lại, lá trở nên khô cứng. Chồi nách phát triển mạnh. Là triệu chứng của:
a. Bệnh khảm (TMV)
b. Thiếu Boron (Bo)
c. Bệnh héo đốm cà chua (TSWV)

438. Cây thuốc lá có màu lá ban đầu có vẻ sáng hoặc bóng, lá dày; về sau mép lá cong lại, lá khô dòn. Là triệu chứng của:
a. Thiếu Boron (Bo)
b. Thiếu đạm
c. Thừa Clor (Cl)
439. Lá cây thuốc lá bị mất màu xanh bắt đầu từ ngọn lá, mép lá lan dần vào toàn bộ phiến lá, xuất hiện từ lá gốc trước rồi lên dần lá ngọn. Là triệu chứng của:
a. Thiếu Canxi (Ca)
b. Thiếu Kaly
c. Thiếu Magiê (Mg)

440. Các phản ứng sinh hóa nhằm chuyển biến vật chất trong lá thuốc trong quá trình sấy, xảy ra chủ yếu ở giai đoạn:
a. 32 độ C – 43 độ C
b. 44 độ C – 50 độ C
c. 55 độ C - 70 độ C

441. Để tăng độ màu mở của đất trồng thuốc lá, nên áp dụng công thức luân canh:
a. Thuốc lá – lúa nước
b. Thuốc lá - bắp (ngô)
c. Thuốc lá – cây họ đậu ( đậu đỏ, đậu xanh, đậu phụng …)

442. Để tăng độ màu mở của đất, sau khi thu hoạch các phế phẩm còn lại (thân, lá, rễ ….) nên:
a. Để khô rồi đốt tại ruộng
b. Gom lại di chuyển khỏi ruộng, phơi khô rồi đốt
c. Cày vùi trong đất để tự hoai mục

443. Các phế phẩm cellulose (lá, thân, cành, rễ cây ) vùi trong đất dễ phân hủy trong điều kiện:
a. Đất khô
b. Đất ngập nước
c. Đất có độ ẩm vừa phải

444. Cây họ đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu phộng…) có khả năng xử dụng đạm trong không khí qua:
a. Lá
b. Trực tiếp qua rễ
c. Qua vi khuẩn Rhizobium cộng sinh ở bộ rễ

445. Để thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy các phế phẩm cellulose (lá, thân, cành, rễ cây.. ) vùi trong đất và khống chế các loại nấm gây bệnh đang cư trú cần bón vào đất:
a. Phân bón vi lượng (Cu, Fe, Bo…)
c. Phân super lân
c. Chủng nấm Trichodema

446. Sản phẩm thuốc lá sau sấy, phơi được gọi là sản phẩm sạch, khi:
a. Hàm lượng Nicotine từ 2% trở lên
b. Lá thuốc vàng đẹp, không lẫn màu tạp
c. Không có dư lượng hóa chất

447. Virut bênh héo đốm cà chua (TSWV) có khả năng xâm nhập và gây thiệt hại nặng:
a. Đậu đen
b. Đậu xanh
c. Đậu phộng

448. Đối với những vùng chưa trồng thuốc lá hoặc đã trồng thuốc lá nhưng chưa xuất hiện bệnh để điều tra khả năng gây bênh héo đốm cà chua (TSMV) có thể dựa trên kết quả điều tra:
a. Xuất hiện bọ trĩ
b. Cây ký chủ có mang bệnh
c. Cả a và b

449. Đối với những vùng chưa trồng thuốc lá hoặc đã trồng thuốc lá nhưng chưa xuất hiện bệnh để điều tra khả năng gây bênh khảm thuốc lá (TMV) có thể dựa trên kết quả điều tra:
a. Xuất hiện rầy, rệp, bọ trĩ …
b. Cây ký chủ có mang bệnh
c. Cả a và b

450. Đối với những vùng chưa trồng thuốc lá hoặc đã trồng thuốc lá nhưng chưa xuất hiện bệnh để điều tra khả năng gây bênh héo khảm dưa chuột (CMV) có thể dựa trên kết quả điều tra:
a. Xuất hiện rệp
b. Cây ký chủ có mang bệnh
c. Cả a và b

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét