Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Phòng trừ ốc sên hại vườn ươm

Hiện nay do lũ lụt, mưa nhiều đang xuất hiện một số loại ốc (chưa xác đinh được) gây hại vườn ươm; để tiêu diệt, ngăn ngừa hạn chế thiệt hại các vườn ươm đã xuất hiện ốc hại vườn ươm cần áp dụng ngay:
1. Mua vôi bột rãi chung quanh vườn ươm để ngăn chăn ốc tiếp tục xâm nhập (thường là vào chiều tối)
2. Dùng các loại thuốc diệt ốc sên đang có bán tại địa phương, xử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì
3.Đăt bẫy dẫn dụ trong và ngoài khu vực đã rãi vôi.
Dưới đây là một số phương pháp phòng trừ ốc sên (có thể áp dụng cho các loại ốc khác)theo kinh nghiệm của bà con nông dân và CT HAI :
CÁCH DIỆT ỐC SÊN (ỐC MA) HẠI CÂY HIỆU QUẢ
Thuốc diệt ốc sên có hai loại phổ biến: Methaldehyd và Methiocab thường được gia công dạng bột hay viên Cách diệt trừ ốc sên hại cây hiệu quả 1 Ốc sên (còn gọi là ốc ma) và sên dẹp (sên không vỏ, có nơi gọi là sâu nhớt) thuộc loài sống trên cạn. Đây là loài sống hoang dại, ban ngày chúng ẩn kín trong các hốc, bụi cây hoặc chui xuống đất. Khi đêm xuống, chúng xuất hiện và phá hoại cây cối, hoa màu; nhất là ăn phần non của cành, hoa, trái thanh long. Đặc biệt, chúng phát triển mạnh trong mùa mưa và những vường cây được tưới nước thường xuyên trong mùa nắng. Để diệt trừ ốc sên hiệu quả, bà con có thể áp dụng một trong những kinh nghiệm sau:
- Dùng thuốc Honeycin 6gr (Công ty CP Nông Dược HAI) có thành phần hoạt chất Metaldehde 6%. Đây là thuốc đặc trị ở dạng bã, có chứa chất dẫn dụ để thu hút ốc đến ăn và chúng bị tiêu diệt tại chỗ. Liều dùng 1-2kg/ha, rải thuốc ở những nơi ốc thường tập trung. Với mật độ ốc khoảng 10 con/m2, có thể sử dụng 6-8kg/ha. Lưu ý: thuốc độc nguy hiểm nên bảo quản xa trẻ em và khi sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Chặt cánh râm bụt có nhiều lá xanh, để cho héo, đem bỏ từng đống trong vườn vào lúc chiều mát. Tối đến, ốc sên sẽ kéo đến ăn lá râm bụt. Sáng hôm sau sẽ thu gom dễ dàng. - Lấy một cái hũ, trét lên một lớp mật ong mới lấy còn mùi thơm. Chờ sẩm tối đêm để ngoài vườn. Vị ngọt thơm của mật ong sẽ dẫn dụ ốc sên chui vào hũ rất nhiều. Sáng ra bạn chỉ cần xử lý chúng là xong.
- Bắt vài con cóc nuôi trong vườn (số lượng cóc nuôi ít hay nhiều tuỳ theo vườn rộng hay hẹp). Đêm đến những con cóc này sẽ ăn hết những con ốc sên và nó còn ăn những loại sâu bọ, mối, kiến cánh…nhưng không phá hoại cây trồng.
- Có một biện pháp hữu hiệu nữa là nuôi vịt thả trong vườn, nó sẽ tìm trứng ốc sên ăn hết và tiêu diệt dần những con ốc sên cắn phá. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thích hợp đối với vườn trồng cây ăn trái lâu năm như: xoài, thanh long, chuối, nhãn… Để tránh tác hại của ốc sên bà con nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Thường xuyên vệ sinh vườn tược: Hạn chế bớt chiều cao của cỏ dại bằng cách cắt cỏ, chỉ để lại chiều cao từ 5-8cm. Hoặc cắt tỉa bơt những cành lá già rậm rạp vì đây là nơi ốc sên dễ dàng trú ngụ phá hoại.
- Thu gom ốc vào sáng sớm và chiều tối. Xử lý nếu lượng ốc sên nhiều, hãy đập chúng chết và cho vào hũ sành đựng nước tiểu. Để vài tháng, khi đã hoai, dùng nước này pha với nước lã làm phân tưới cho cây trồng rất tốt. Hoặc đem bằm nhỏ, nầu chín làm thức ăn cho nuôi heo, vịt, cá… nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Cách diệt trừ ốc sên hại cây hiệu quả 2:
Dùng thuốc Yellow-K hoặc Deadline hoặc Bullets tẩm vào mồi ốc sên thích ăn như vỏ xơ mít, vỏ, phế phẩm trái cây có vị ngọt như thơm, dưa hâu, thanh long, lá cành dâm bụt non… rãi quanh vườn ươm cứ 1-2 mét một bả. nên rãi vào buổi chiều tối Cách diệt trừ ốc sên hại cây hiệu quả
3:
Dùng thuốc Osbuvang 800 WP pha 100gr với 16 lít nước phun đều một vòng quanh vườn ươm. Buổi tối ốc sên bò đi ăn sẽ bị trúng thuốc
Phòng ốc sên tái xâm nhập : Rãi vôi bột chung quanh vườn ươm sau khi đã phun thuốc diệt ốc sên, thường xuyên rãi lại nếu trời có mưa hoặc do tưới nươc vôi đã hòa tan hoặc trôi hết.

Vừa qua Tổ Đaklac đã xử dụng thuốc Mag poison (methaldehyd) để diệt ốc ( không phải ốc sên; tạm gọi là ốc Chery ) có hiệu quả. Các vùng khác nếu bị ốc phá nên xử dụng thuốc này.