Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Bệnh Héo rủ thuốc lá

Bệnh héo vàng – héo rủ ( Fusarium wilt) : Do nấm Fusarium oxysporum var. nicotianae

Triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh là các lá dần chuyển vàng và kém phát triển ở một bên của cây; mặc lá có thể chuyển vàng rực, triệu chứng héo rủ khó nhận thấy vào ban ngày.
F.wilt
Fusarium wilt (F. oxysporum f.sp. Nicotianae
Các lá bên phần thân bị nhiễm sẽ kém phát triển nếu như bị nhiễm bệnh trước khi lá phát triển đầy đủ, gân chính bị cong và kết quả là ngọn cây bị kéo về bên phần thân cây bị bệnh. Nếu tách một mảnh vỏ phía ngoài phần thân cây bị bệnh sẽ thấy phần mô gỗ có màu nâu. Bệnh phát triển khi trời nóng, bệnh có thể chỉ phát triển giới hạn trong một số vùng hoặc ngay trong đám ruộng chỉ có một số cây nhiễm bệnh ( dù nấm bệnh đã lây lan khắp nơi trong đất)

Có thể phòng trừ bệnh bằng cách gieo trồng giống kháng bệnh, luân canh và xông hơi khử trùng đất trừ tuyến trùng; đối với những chân đất đã nhiễm bệnh ngưng trồng thuốc ít nhất 1,2 năm.
Fusarium Wilt
FW heo ru

2. Bệnh Héo rủ vi khuẩn ( Pseudomaonas solanacearum )

Trong điều kiện thời tiết khí hậu nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn gây bệnh trên cây trồng. Bệnh do vi khuẩn gây ra rất nguy hiểm và gây nhiều khó khăn cho công tác phòng trừ vì thời gian ủ bệnh rất khó phát hiện. Để có thể chủ động ngăn ngừa, hạn chế tác hại của các bệnh do vi khuẩn gây ra cần hiểu biết về hình thái, triệu chứng và đặc tính sinh học của chúng.

Về hình thái:

- Vi khuẩn là vi sinh vật đơn bào, không có diệp lục tố, không có nhân hoàn chỉnh, có kích thước thay đổi. Hình dạng có nhiều loại như hình tròn, hình gậy, hình xoắn ốc, một vài loài có lông roi để di chuyển trong dung dịch. Đa số các loài vi khuẩn gây bệnh trên cây trồng thường có hình gậy, có lông roi để di chuyển (Agrobacterium, Corybacterium, Erwinia, Pseudomonas, Xanthomonas).

- Khi bệnh nặng mắt thường có thể quan sát được vì vết bệnh đã tạo nên những khuẩn lạc chứa hàng triệu cơ thể vi sinh vật và có màu sắc đặc trưng. Tuy nhiên bệnh do vi khuẩn gây hại trên các loại cây trồng rất khó phòng trị.

Về đặc tính sinh học và triệu chứng gây hại:

- Vi khuẩn tồn tại ở tất cả các bộ phận của cây, các hợp chất hữu cơ đang phân giải và ở trong đất. Một số loài có khả năng hình thành nha bào để chống chịu với điều kiện bất thuận bên ngoài. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển tương đối cao (25-37oC). Vì vậy điều kiện thời tiết năm nay rất thuận lợi cho các bệnh vi khuẩn phát triển.

- Vi khuẩn thường xâm nhập vào cây qua vết thương khí khổng. Lây lan từ cây này sang cây khác nhờ nước mưa, gió hoặc tiếp xúc trực tiếp, qua vết cắn của côn trùng.

Triệu chứng vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng có thể phân biệt được một cách dễ dàng ở 3 dạng:

+ Tạo nên các vết đốm giọt dầu: Các vết đốm này sau khi vi khuẩn xâm nhập và nhân lên trong các tế bào nhu mô tạo nên những vết đốm như bị thấm dầu. Dạng này thường gặp đối với bệnh bạc lá lúa, bệnh đốm sọc vi khuẩn hại lúa, bệnh cháy lá vi khuẩn trên thuốc lá, bệnh chấm đen trên khoai tây… Các loại vi khuẩn này thường sinh ra các men phân hủy mô tế bào gây thối các bộ phận bị hại của cây.

+ Dạng xâm nhập vào mạch dẫn: Vi khuẩn thường xâm nhập vào mạch dẫn và lưu dẫn trong cây theo vòng lưu chuyển của nhựa cây và gây hiện tượng héo rũ như bệnh héo xanh cà chua, bệnh đốm vàng khoai tây, bệnh vàng lá rau họ thập tự…

+ Dạng tạo thành các u bướu: Vi khuẩn xâm nhập vào cây gây ra những u mụn trên cây. Đó là kết quả quá trình nhân lộn xộn các tế bào gây nên. Điển hình cho bệnh này là bệnh sùi cành chè.

Biện pháp phòng trừ các loại bệnh vi khuẩn:

Để phòng trừ có hiệu quả cao đối với các loại vi khuẩn, phải sử dụng các biện pháp tổng hợp và chủ yếu phòng bệnh là chính như:

+ Xử lý đất để cắt nguồn bệnh.

+ Vệ sinh vườn tược, thu gom tàn dư cây bệnh đem đi tiêu hủy.

+ Sử dụng giống sạch bệnh và có khả năng kháng bệnh.

+ Xử lý hạt giống, hom giống trước khi trồng hoặc vận chuyển đi nơi khác.

+ Bón phân cân đối, hợp lý, không bón quá nhiều đạm.

+ Thường xuyên thăm ruộng và phun phòng bệnh bằng các loại thuốc có gốc đồng để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.

+ Khi bệnh chớm xuất hiện cần phun các thuốc đặc trị bệnh vi khuẩn để phòng trị bệnh ngay như New Kasuran 16.6BTN (10g – 20g/8 lít), Visen 20SC (5– 7ml/8lít) đây là thuốc đặc trị bệnh bạc lá lúa, cháy bìa lá lúa do vi khuẩn, Bactocide 12WP (20– 25g/8lít), Ditacine 8L phun 2 đến 3 lần các loại thuốc trên, mỗi lần cách nhau khoảng 5- 7 ngày.