Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Đề cương thi nâng bậc 2011 đã được GĐ đồng ý

Thân gởi anh em CBKT,
Đây là bộ đề cương chính thức được xử dụng để thi nâng bậc nghề 2011, các đề cương trước chỉ để tham khảo.Dự kiến Sẽ tổ chức thi sau 15/8/2011. Chúc anh em chuẩn bị tốt. Mỗi tổ tự soạn đáp án và gởi email đến địa chỉ ngocson@khatoco.com và son_khatoco@yahoo.com. Đáp án của từng tổ sẽ được đăng lên Techtobacoleaf để anh em cùng tham khảo và cũng là cơ sở để soạn đáp án chính thức.

Câu hỏi thi bậc nghề
Bậc 1:
Hiểu:
1. Cây thuốc lá thuộc họ gì ?
2. Tại sao không trồng cây thuốc lá luân canh, xen canh cây họ cà ?
3. Nguồn gốc giống K326.
4. Đặc tính chủ yếu của giống K326 (đặc điểm sinh học, chống chịu sâu bệnh, năng suất, chất lượng) ?
5. Khái quát chọn đất trồng thuốc lá.
6. Khái quát quá trình trồng và chăm sóc cây thuốc lá.
Biết:
1. Kỹ năng làm và chăm sóc vườn ươm cây thuốc lá.
2. Kỹ năng bón phân hóa học cho cây thuốc lá: thời kỳ, số lượng, cách bón.
3. Cách sử dụng thuốc BVTV cho cây thuốc lá.
Làm được: (mô tả)
- Làm vườn ươm đủ trồng 1 ha thuốc lá.
Bậc 2:
Hiểu:
1. Khái quát chọn đất trồng thuốc lá.
2. Khái quát quá trình trồng và chăm sóc cây thuốc lá.
3. Hướng dẫn 1 hộ nông dân lên luống, trồng cây thuốc lá.
4. Hướng dẫn 1 hộ nông dân bón phân thúc lần 1 và vun gốc cây thuốc lá.
5. Hướng dẫn 1 hộ nông dân bấm ngọn, tỉa chồi và dùng thuốc ức chế nảy chồi (Accotab).
Biết:
1. Kỹ năng bón phân hóa học cho cây thuốc lá: thời kỳ, số lượng, cách bón.
2. Kỹ năng sử dụng thuốc BVTV cho cây thuốc lá.
3. Các loại lá thuốc sau khi sấy theo tiêu chuẩn TC02-1999 của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Làm được:
1. Bấm ngọn, tỉa chồi và dùng thuốc hãm chồi cây thuốc lá.
2. Tỉa và trồng cây vào bầu.
3. Phòng trừ sâu bệnh cho vườn ươm.
4. Tính lượng phân bón N, P, K trồng 0,6 ha thuốc lá theo định mức (N= 60 kg, P = 60 kg, K= 120 kg/ha) với loại phân hỗn hợp NPK (12:12:18).
Bậc 3:
Hiểu:
1. Hướng dẫn 1 hộ nông dân lên luống, trồng cây thuốc lá.
2. Hướng dẫn 1 hộ nông dân bón phân thúc lần 1 và vun gốc cây thuốc lá.
3. Nói rõ các nhóm sâu, bệnh thường hại cây thuốc lá.
4. Nhận biết các nhóm sâu bệnh hại cây thuốc lá.
5. Thời kỳ bẻ lá gốc và vun gốc cây thuốc lá.
6. Tác dụng vun gốc cây thuốc lá.
7. Phân biệt đất thịt nhẹ, trung bình, thịt nặng.
Biết:
1. Các loại lá thuốc sau khi sấy theo tiêu chuẩn TC02-1999 của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
2. Sử dụng các nhóm thuốc để phòng trừ các nhóm sâu bệnh theo các loại cây thuốc lá.
3. Trình bày kỹ thuật lên luống trồng cây thuốc lá.
4. Trình bày quá trình chăm sóc cây thuốc lá ở ruộng sản xuất.
5. Ảnh hưởng của quá trình ra hoa, kết trái đến chất lượng lá của cây thuốc lá.
6. Chọn đất trồng thuốc lá vàng sấy, burley.
Làm được: (Mô tả)
1. Bấm ngọn, tỉa chồi và dùng thuốc hãm chồi cây thuốc lá.
2. Phòng trừ sâu bệnh cho vườn ươm.
3. Tưới rãnh ruộng trồng cây thuốc lá (cách tưới, thời gian tưới trong ngày)
4. Thiết kế ruộng trồng cho hộ nông dân.
Bậc 4:
Hiểu:
1. Nói rõ các nhóm sâu, bệnh thường hại cây thuốc lá.
2. Thời kỳ bẻ lá gốc và vun gốc cây thuốc lá.
3. Biểu hiện của cây thuốc lá bị thừa đạm, cách xử lý.
4. Biểu hiện của cây thuốc lá bị hạn (thiếu nước).
5. Giải thích nguyên lý thẩm thấu tế bào và suy ra cách bón phân hóa học khoa học cho cây thuốc lá.
6. Mô tả lá thuốc đúng độ chín kỹ thuật.
7. Phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM)
8. Thế nào là dư lượng thuốc BVTV trong lá thuốc, ảnh hưởng của dư lượng thuốc BVTV đến chất lượng lá thuốc.
Biết:
1. Sử dụng các nhóm thuốc để phòng trừ các nhóm sâu bệnh theo các loại cây thuốc lá.
2. Trình bày quá trình chăm sóc cây thuốc lá ở ruộng sản xuất.
3. Ảnh hưởng của quá trình ra hoa, kết trái đến chất lượng lá của cây thuốc lá.
4. Hướng dẫn kỹ thuật xây lò sấy cho nông dân.
5. Vai trò phân vi lượng (Bo, Mg, S, …) đối với cây thuốc lá.
Làm được:
1. Tưới rãnh ruộng trồng cây thuốc lá (cách tưới, thời gian tưới trong ngày)
2. Kỹ thuật thu hoạch lá đến vào lò và sấy xong 1 mẻ thuốc.
3. Lập bảng quy trình theo dõi sản xuất của 1 hộ nông dân theo quy trình kỹ thuật.
4. Phương pháp điều tra sâu bệnh trên ruộng thuốc lá và xác định ngưỡng sử dụng thuốc BVTV.
Bậc 5:
Hiểu:
1. Biểu hiện của cây thuốc lá bị thừa đạm, cách xử lý.
2. Biểu hiện của cây thuốc lá bị hạn (thiếu nước).
3. Giải thích nguyên lý thẩm thấu tế bào và suy ra cách bón phân hóa học khoa học cho cây thuốc lá.
4. Hiện tượng, nguyên nhân và bản chất cháy sinh lý của lá thuốc trong quá trình bảo quản.
5. Trong tổ của bạn có người bị bệnh đột xuất, phải nghỉ làm 1 tháng. Bạn đó phụ trách chỉ đạo kỹ thuật 30 ha. Hãy xử lý tình huống này.
6. Tổ của bạn có 5 người, chỉ đạo kỹ thuật 150 ha, nếu là tổ trưởng bạn tổ chức thực hiện như thế nào?
Biết:
1. Ảnh hưởng của quá trình ra hoa, kết trái đến chất lượng lá của cây thuốc lá.
2. Hướng dẫn kỹ thuật xây lò sấy cho nông dân.
3. Khi ruộng trồng lá thuốc bị hạn, trước khi sấy, bạn xử lý như thế nào để hạn chế thiếu độ ẩm khi sấy?
4. Khi ruộng trồng quá độ ẩm cho phép, bạn xử lý như thế nào trước khi sấy?
5. Một hộ dân bón thúc phân hóa học cho cây thuốc để xảy ra hiện tượng cây bị héo sau khi bón phân, bạn xử lý như thế nào? Nguyên nhân?
6. Giống K326 đã trồng được 90-100 ngày, bạn hãy họp bộ phận mình phụ trách để chỉ đạo công việc.
7. Xử lý tình huống phát sinh trong quá trình sấy: dư thuốc, nhiệt độ trong lò không đều vì nguyên nhân khách quan.
Làm được:
1. Kỹ thuật thu hoạch lá đến vào lò và sấy xong 1 mẻ thuốc.
2. Mô tả kỹ thuật làm vườn ươm, chăm sóc cây con ở vườn ươm và bầu.
3. Mô tả kỹ thuật thu hái, xâu ghim, buộc sào, vào lò và quy trình sấy thuốc lá.
4. Xử lý kỹ thuật để ruộng trồng thuốc lá có năng suất, chất lượng cao.
Bậc 6
Hiểu:
1. Hiện tượng, nguyên nhân và bản chất cháy sinh lý của lá thuốc trong quá trình bảo quản.
2. Trong tổ của bạn có người bị bệnh đột xuất, phải nghỉ làm 1 tháng. Bạn đó phụ trách chỉ đạo kỹ thuật 30 ha. Hãy xử lý tình huống này.
3. Tổ của bạn có 5 người, chỉ đạo kỹ thuật 150 ha, nếu là tổ trưởng bạn tổ chức thực hiện như thế nào?
4. Khi đọc tài liệu, bạn phát hiện ở nơi khác có giống mới có năng suất, chất lượng cao, vậy làm thể nào để áp dụng ở vùng đơn vị đang sản xuất?
5. Cách bảo quản thuốc lá kiện trong kho, giải thích từng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lá thuốc trong quá trình bảo quản.
6. Bản chất của quá trình sấy thuốc lá.
7. Côn trùng gây hại trong kho thuốc lá, biện pháp phòng trừ.
Biết:
1. Khi ruộng trồng lá thuốc bị hạn, trước khi sấy, bạn xử lý như thế nào để hạn chế thiếu độ ẩm khi sấy?
2. Khi ruộng trồng quá độ ẩm cho phép, bạn xử lý như thế nào trước khi sấy?
3. Một hộ dân bón thúc phân hóa học cho cây thuốc để xảy ra hiện tượng cây bị héo sau khi bón phân, bạn xử lý như thế nào? Nguyên nhân?
4. Giống K326 đã trồng được 90-100 ngày, bạn hãy họp bộ phận mình phụ trách để chỉ đạo công việc.
5. Hộ nông dân tưới quá nhiều nước cho ruộng trồng thuốc lá, làm sao để hạn chế tổn thất?
6. Bạn hãy đề xuất giải pháp phù hợp tình hình thực tế trong đầu tư trồng, thu mua sản phẩm, thu nợ đối với cây thuốc lá ở vùng bạn đã trực tiếp thực hiện.
7. Bạn giải quyết như thế nào khi trong tổ còn những ý kiến bất đồng về biện pháp chỉ đạo kỹ thuật trong tổ do bạn quản lý.
Làm được:
1. Mô tả kỹ thuật làm vườn ươm, chăm sóc cây con ở vườn ươm và bầu.
2. Mô tả kỹ thuật thu hái, xâu ghim, buộc sào, vào lò và quy trình sấy thuốc lá.
3. Xử lý tình huống chỉ đạo kỹ thuật trong dịp cây thuốc lá ở ruộng sản xuất vào thời điểm 70-80 ngày bị mưa lớn kéo dài.
4. Xử lý tình huống 1 cán bộ kỹ thuật không tiếp cận được với các hộ nông dân để ký hợp đồng hoặc chỉ đạo kỹ thuật.
5. Trình bày phương án làm việc với chính quyền xã để mở vùng, mở rộng vùng trồng cây thuốc lá.
6. Trình bày phương án phối hợp với Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Huyện để phát triển cây thuốc lá trên địa bàn huyện.
7. Nhận dạng, phòng trừ côn trùng gây hại thuốc lá trong kho.
8. Bạn hiểu thế nào về mối quan hệ tương tác trong việc xử lý các tình huống xảy ra giữa bộ phận mình phụ trách với các bộ phận trong công ty.

-----------------