Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Câu hỏi trắc nghiệm từ 301-350

Bậc 3 từ câu số 1 đến câu số 400
Câu 301.Nguyên tắc dùng thuốc BVTV theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
a. phun thuốc BVTV định kỳ
b. phun thuốc khi phát hiện có sâu bệnh trên cây trồng
c. phun thuốc khi điều tra phát hiện có sâu bệnh trên cây trồng đến ngưỡng cần phun thuốc

Câu 302. Xử dụng “thiên địch” trong BVTV có nghĩa là:
a. Xử dụng hóa chất để tiêu diệt nguyên nhân gây sâu, bệnh
b. Xử dụng các biện pháp canh tác để phòng ngừa sâu bệnh
c. Xử dụng các sinh vật tự nhiên để hạn chế sự tăng dân số của sâu bệnh

Câu 303. Việc xử dụng thuốc BVTV phải được tuân thủ theo nguyên tắc:
a. thuốc nằm trong danh mục được cho phép xử dụng bởi bộ NNVPTNT Việt Nam.
b. thuốc có hiệu quả mạnh nhất để trừ sâu, bệnh
c. thuốc có giá rẻ nhất

Câu 304. Những biện pháp để thực hiên phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM):
a. Canh tác
b. Bảo vệ sinh vật có ích
c. Hóa chất
d. Tất cả các biện pháp trên

Câu 305. Việc xử dụng hóa chất BVTV trong phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) không phải là biện pháp ưu tiên:
a. đúng
b. sai

Câu 306. Thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học được sản xuất từ:
a. Chất chiết xuất từ việc nuôi cấy nấm, vi khuẩn, virut…
b. Chất chiết xuất từ cây, cỏ tự nhiên như cây neem, ớt, tỏi…
c. Các chế phẩm mà trong đó có cấy với mật độ cao các loại nấm, vi khuẩn có ích .
d. Tất cả các loại trên

Câu 307. Nấm đối kháng Trichodema có tác dụng ngăn ngừa:
a. Sâu xanh
b. Bệnh héo rủ thuốc lá do nấm (Fusarium)
c. bệnh khảm virut (TMV)

Câu 308. Nấm đối kháng Trichodema có tác dụng ngăn ngừa :
a. rầy, rệp … chích hút thuốc lá
b. Bệnh chết rạp vườn ươm (Pythium và Rhizoctonia) thuốc lá
c. bệnh đốm nâu thuốc lá (Alternaria )

Câu 309. Nấm đối kháng Trichodema có tác dụng ngăn ngừa :
a. Tuyến trùng hại thuốc lá
b. Bệnh thối đen thân thuốc lá (Phytopthora)
c. bệnh thối ướt (Erwinia)

Câu 310. Cơ chế ngăn chặn bệnh hại của nấm đối kháng Trichodema:
a. Ký sinh nấm gây bệnh
b. Cạnh tranh dinh dưỡng
c. Cả hai cách trên.

Câu 311. Nấm đối kháng Trichodema có tác dụng :
a. Kìm hãm thời gian ra hoa.
b. làm cho số lá trên cây thuốc lá nhiều hơn
c. làm cho bộ rễ phát triễn tốt hơn.

Câu 312. Có thể phối trôn nấm đối kháng Trichodema khi xử dụng với:
a. ridomin
b. validacin
c. phân lân nung chảy Ninh Bình

Câu 313. Nấm đối kháng Trichodema có tác dụng ngăn ngừa bênh tốt nhất khi xử dụng vào thời điểm:
a. Cây bị bệnh được năm ngày
b. Cây mới bắt đầu bệnh
c. Trước khi cây bị bệnh

Câu 314. Nấm đối kháng Trichodema ngoài khả năng ngăn ngừa một số bệnh trên cây thuốc lá, còn có tác dụng:
a. Cố định đạm cung cấp cho cây
b. Chuyển hóa lân khó tiêu trong đất thành lân dễ tiêu để cây xử dụng
c. Bổ sung Kaly cho cây thuốc lá.

Câu 315. Nấm đối kháng Trichodema ngoài khả năng ngăn ngừa một số bệnh trên cây thuốc lá, còn có tác dụng:
a. Cố định đạm cung cấp cho cây
b. Tăng cường phân giải cellulose thành chất mùn để cây xử dụng và cải tạo độ tơi xốp đất.
c. Bổ sung Kaly cho cây thuốc lá.

Câu 316. Chế phẩm sinh học BT ( khuẩn Bacillus thuringiensis ) có tác dụng trừ:
a. Sâu tơ, sâu xanh
b. Bệnh héo rủ vi khuẩn
c. Bệnh thối đen thân do nấm

Câu 317. Cấm xử dụng các loại hóa chất BVTV có nguồn gốc:
a. Clor
b. Cúc tổng hợp
c. Triazole

Câu 318. Cấm xử dụng các loại hóa chất BVTV có nguồn gốc:
a. Benzimidazol
b. Lân hữu cơ
c. Đồng

Câu 319. Loại thuốc nào được phép xử dụng tại Việt Nam:
a. Aldrin ( Aldrex, Aldrite ...)
b. Captan (Captane 75 WP, Merpan 75 WP...)
c. Abamectin (Brightin, Alibaba, Đầu trâu merci …)

Câu 320. Loại thuốc nào được phép xử dụng tại Việt Nam:
a. Polychlorocamphene (Toxaphene, Camphechlor, Strobane...)
b. Acephate ( Lancer, Mytox, Vinaphate … )
c. Methyl Parathion (Metaphos 40 EC, 50EC; Milion 50 EC; Proteon 50 EC; Romethyl 50ND; Wofatox 50 EC ...)

Câu 321. Loại thuốc nào được phép xử dụng tại Việt Nam:
a. Bacillus thuringienis ( Vi-BT, Biocin, Xentari … )
b. Phosphamidon
c. Methamidophos: ( Dynamite 50 SC, Master 50 EC, 70 SC, Monitor, Tamaron 50 EC...)


Câu 322. Loại thuốc nào được phép xử dụng tại Việt Nam:
a. Chlordimeform
b. Polychlorocamphene (Toxaphene, Camphechlor, Strobane...)
c. Buprofezin ( Penalty gold, Topchest, Jia-ray ….)


Câu 323. Loại thuốc nào được phép xử dụng tại Việt Nam:
a. Carbosulfan (Carbosan , Marshal, Sulfaron …)
b. Parathion Ethyl (Alkexon , Orthophos , Thiopphos ... )
c. Phosphamidon (Dimecron 50 SCW/ DD...)

Câu 324. Loại thuốc nào được phép xử dụng tại Việt Nam:
a. Captafol (Difolatal 80 WP, Folcid 80 WP... )
b. Dieldrin (Dieldrex, Dieldrite, Octalox ...)
c. Chlorpyrifos ethyl (Map arrow, Medophos, Sieusao …)

Câu 325. Loại thuốc nào được phép xử dụng tại Việt Nam:
a. DDT (Neocid, Pentachlorin , Chlorophenothane...)
b. BHC, Lindane (Gamma - BHC, Gamma - HCH, Gamatox 15 EC, 20 EC, Lindafor , Carbadan 4/4 G; Sevidol 4/4 G ... )
c. Emamectin benzoate (Actimax, Angun , Dylan…)


Câu 326. Những loại thuốc nào không được phép xử dụng tại Việt Nam:
a. DDT (Neocid, Pentachlorin , Chlorophenothane...)
b. Vizubon D
c. Accotab

Câu 327. Những loại thuốc nào không được phép xử dụng tại Việt Nam:
a. Tilt Super
b. BHC, Lindane (Beta - BHC, Gamma - HCH, Gamatox 15 EC, 20 EC)
c. Occur

Câu 328. Những loại thuốc nào không được phép xử dụng tại Việt Nam:
a. Phosphamidon (Dimecron 50 SCW/ DD...)
b. Norshield
c. Benlat - C

Câu 329. Những loại thuốc nào được phép xử dụng hạn chế tại Việt Nam:
a. Carbofuran ( Vifuran, Kosfuran …)
b. Chlordane (Chlorotox, Octachlor, Pentichlor...)
c. Chlorpyrifos Ethyl ( Rockest, Dragon … )

Câu 330. Những loại thuốc nào được phép xử dụng hạn chế tại Việt Nam:
a. Fipronil (Michigane, Scorpion …)
b. Acephate (Lancer , Mytox ….)
c. Methomyl (DuPontTM Lannate®, Supermor…)


Câu 331. Gibberellie là chất có tác dụng:
a. Chất kích thích sinh trưởng
b. Phòng trừ sâu xanh
c. Phòng trừ bệnh do Virut

Câu 332. Hệ vi sinh vật trong đất bao gồm:
a. các loại giun đất
b. Các loại giun đất và sâu, bọ, kiến, tuyến trùng… sống ở trong đất
c. Vi khuẩn, nấm, virut ở trong đất

Câu 333. Hệ vi sinh vật trong đất:
a. Có lợi cho cây trồng
b. Có hại cho cây trồng
c. cả a và b

Câu 334. Số lượng, chủng loại vi sinh vật trong đất càng lớn; biểu thị:
a. đất tốt
b. đất xấu
c. chẳng liên quan đến độ tốt, xấu của đất

Câu 335. Chủng loại vi sinh vật trong đất có ích cho cây trồng thường phát triển tốt trong điều kiện độ pH đất:
a. dưới 4,5
b. từ 5,5 – 7,5
c. từ 7,5 – 8,5

Câu 336. Hiện tượng thoái hóa giống ở cây thuốc lá có biểu hiện:
a. Năng suất giảm
b. Chất lượng giảm
c. Hình thái thân, lá … thay đổi
d. Cả a,b,c

Câu 337. Để khắc phục hiện tượng thoái hóa giống ở cây thuốc lá :
a. Tăng cường chăm sóc, bón phân
b. Tăng cường bảo vệ thực vật
c. Xử dụng giống thuần chủng

Câu 338. Giống K326 mẫn cảm với bệnh :
a. Bệnh Héo rủ vi khuẩn
b. Bênh thối nhũn Erwinia
c. Bênh Đốm mắt cua

Câu 339. Giống C.176 có khả năng kháng bệnh :
a. Bệnh virut TMV
b. Bệnh virut TLCV
c. Bệnh héo rủ vi khuẩn

Câu 340. Bản chất của quá trình sấy thuốc lá:
a. Gia nhiệt để lá thuốc thoát ẩm
b. Thúc đẩy các quá trình sinh lý – sinh hóa xảy ra theo chiều hướng tạo chất lượng tốt nhất cho thuốc lá
c. Cả a và b

Câu 341. Vai trò của cửa hút và cửa thoát trong lò sấy thuốc lá:
a. Để cho lò thông thoáng
b. Để làm nguội ống dẫn nhiệt
c. Để tạo luồng không khí luân chuyển từ dưới lên trên

Câu 342. Tốc độ thoát ẩm của lá thuốc trong quá trình sấy phụ thuộc:
a. Nhiệt độ bầu đốt
b. Nhiệt độ không khí trong lò
c. Nhiệt độ không khí ngoài trời

Câu 343. Điều khiển cửa hút, cửa thoát ở lò sấy nhằm mục đích:
a. Kiểm soát nhiệt độ trong lò
b. Tiết kiệm chất đốt
c. Kiểm soát độ ẩm không khí trong lò.

Câu 344. Tốc độ hút của bộ ống dẫn nhiệt phụ thuộc:
a. Đường kính ống dẫn nhiệt
b. Kích thước lò
c. Độ chênh lêch giữa điểm đầu (điểm tiếp xúc với bầu đốt) và điểm cuối ( điểm tiếp xúc với ống khói )

Câu 345. Độ chênh lêch giữa điểm đầu (điểm tiếp xúc với bầu đốt) và điểm cuối ( điểm tiếp xúc với ống khói ) của bộ ống dẫn nhiệt trong lò sấy bao nhiêu là hợp lý:
a. 0 độ
b. 5 độ
c. 10 độ

Câu 346. Tốc độ hút của bộ ống dẫn nhiệt phụ thuộc:
a. Kích thước bầu lò đốt
b. Chiều cao ống khói
c. Vật liệu đốt lò

Câu 347. Đang sấy phát hiện lửa cháy bùng bên trong lò, biện pháp xử lý đầu tiên:
a. Dập tắt bầu đốt
b. Tìm cách mở tung hết các cửa ra vào, cửa hút, cửa thoát
c. Tìm cách đóng kín hết các cửa ra vào, cửa hút, cửa thoát

Câu 348. Để tiết kiệm chất đốt lò:
a. Tăng lượng thuốc lá tươi vào lò để sấy được nhiều hơn
b. Tăng diện tích ống tỏa nhiệt của bộ ống dẫn nhiệt
c. Tăng chiều cao lò để tăng số tầng gác thuốc

Câu 349. Để tiết kiệm chất đốt lò:
a. Hạn chế mở cửa hút, cửa thoát để giảm lượng nhiệt trong lò thoát ra ngoài
b. Mở cửa hút, cửa thoát tối đa để thuốc mau khô
c. Điều chỉnh tốc độ hút của bộ ống dẫn nhiệt hợp lý theo từng giai đoạn sấy

Câu 350. Giai đoạn nào lượng nước từ lá bốc hơi nhiều nhất, cần mở cửa hút – cửa thoát nhiều nhất nếu không thuốc sau sấy sẽ hóa nâu đen:
a. 320C-380C
b. 380C - 50oC
c. 50oC - 70oC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét