Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Câu hỏi trắc nghiệm từ 251-300

Chú ý: : Ngoài 500 câu hỏi về kỹ thuật nghiệp vụ, còn có các câu hỏi về kỷ năng giao tiếp, nội quy - kỷ luật lao động ... do phòng tổ chức biên soạn.

Câu 251: Lá bị vàng và héo dần một bên rồi khô, ngọn cây bị ngã về 1 phía. Khi chẻ thân cây phần ruột gỗ có màu nâu đỏ. Đây là bệnh gì ?
a. Thối đen thân.
b. Lở cổ rễ.
c. Héo vàng Fusarium.
d. Héo rũ vi khuẩn.

Câu 252: Cây bị héo đột ngột, lá vàng và rũ xuống đất. Rễ cây bị đen. Khi chẻ dọc thân cây, phần ruột bị khô và đứt quảng bởi các đĩa xốp. Đây là bệnh gì ?
a. Thối đen thân.
b. Lở cổ rễ.
c. Héo vàng Fusarium.
d. Héo rũ vi khuẩn.

Câu 253: Một vết thối nhỏ trên thân cây nơi tiếp giáp mặt đất, vết bệnh lớn dần cho đến khi bọc hết phần cổ rễ, vỏ thân tróc ra và cây rất dễ bị gãy đổ. Rễ cây còn sống. Đây là bệnh gì?
a. Thối đen thân.
b. Lở cổ rễ.
c. Héo vàng Fusarium.
d. Héo rũ vi khuẩn

Câu 254: Một số lá bị héo khi vẫn còn xanh. Ban đầu các lá héo ở 1 phía, một phần của lá, lá biến dạng cong về 1 phía. Cất ngang thân đoạn gần mặt đất, bó mạch nơi vết cắt chuyển dần từ màu hơi vàng sang nâu đen, có dịch nhày tiết ra thành sợi. Đây là bệnh gì ?
a. Thối đen thân.
b. Lở cổ rễ.
c. Héo vàng Fusarium.
d. Héo rũ vi khuẩn.
Câu 255: Nguyên nhân làm cho lá thuốc trong giai đoạn ủ vàng bị thối cuộng với mùi hắt đặc trưng và rơi rụng khỏi sào gát:
a. Do gát quá dày.
b. Do ẩm độ và nhiệt độ cao.
c. Do vi khuẩn Ervinia tấn công.
d. Tất cả đều đúng.

Câu 256: Yếu tố quan trọng nào thuận lợi cho sự phát triển của bệnh thối nhũn Ervinia?
a. Nhiệt độ.
b. Tốc độ gió.
c. Ẩm độ.
d. Tất cả đều đúng.

Câu 257: Mầm bệnh vi rút TMV tồn tại ở:
a. Tàn dư của cây thuốc lá.
b. Cơ thể côn trùng chích hút.
c. Cả 2 ý trên đều đúng.

Câu 258: Theo quy định của nhà nước hàng hóa chứa trong kho phải:
a. Cách tường tối thiểu 50cm, cách đất tối thiểu 20 cm
b. Cách tường 100cm, cách đất 20cm
c. Tùy theo diện tích kho và pallet có trong kho

Câu 259: Xuất hàng trong kho phải tuân thủ nguyên tắc:
a. Nhập trước xuất trước
b. Xuất tại vị trí thuận lợi nhất

Câu 260: Thuốc lá nguyên liệu mua về nhập kho nên:
a. Phân loại sơ bộ (độ ẩm, tốt xấu) rồi chất cây theo tình trạng kỹ thuật của thuốc
b. Về đến đâu nhập và chất cây đến đó

Câu 261: Chất xếp hàng hóa trong kho phải:
a. Theo từng lô riêng biệt
b. Chất liên tục nhằm tận dụng diện tích kho

Câu 262: Thuốc lá nguyên liệu chất trong kho phải:
a. Tận dụng mọi khu vực có thể chất để tăng khả năng chứa của kho
b. Tránh khu vực có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Câu 263: Mỗi cây thuốc phải có thẻ gắn trên cây. Trong thẻ ghi:
a. Tên hàng - Ngày nhập (xuất) - Trọng lượng (nhập, xuất) - Người bán -Vị bộ - Tình trạng kỹ thuật (độ ẩm, tốt xấu)
b. Tên hàng Trọng lượng - Người bán.

Câu 264: Kỹ thuật chất thuốc trong kho:
a. Chất cây có khoảng trống giữa cây và khoảng cách giữa các cây
b. Chất cây có khoảng cách giữa các cây

Câu 265: Độ ẩm nhập kho của thuốc lá nguyên liệu theo quy định:
a. 15,5%.
b. Bất kỳ. Sau đó trừ phần chênh lệch giữa độ ẩm thực tế và độ ẩm chuẩn.

Câu 266: Đảo thuốc lá trong kho nhằm:
a. Tránh tình trạng cháy sinh lý.
b. Phát hiện mối mọt.
c. Cả 2 ý đều đúng.

Câu 267: Để hạn chế thuốc bị khô giòn dẫn đến dễ vụn nát, thủ kho phải:
a. Thường xuyên đóng cửa kho (khi không làm việc).
b. Căn cứ vào tình hình thời tiết và thuốc trong kho chủ động mở cửa để thông gió tự nhiên.

Câu 268: Khi chất thuốc lá rời để hạn chế lá thuốc bị mất màu nên chất:
a. Ngọn lá ra ngoài
b. Gốc cuống lá ra ngoài.

Câu 269: Trọng lượng của kiện thuốc sau khi ép:
a. Phụ thuộc vào khả năng của người ép kiện và sức chứa của thùng ép.
b. Từ 50 - 60kg.

Câu 270: Quy định trọng lượng của kiện thuốc (từ 50 – 60kg) nhằm :
a. Tránh làm dập tinh dầu trong lá thuốc.
b. Thuận lợi khi bốc xếp.
c. Cả 2 ý đều đúng

Câu 271: Thuốc đưa vào ép kiện phải :
a. Xếp quay gốc cuống lá thuốc ra ngoài và cắt bỏ tất cả các loại dây buộc bó thuốc.
b. Xếp quay gốc cuống lá thuốc ra ngoài và cắt bỏ tất cả các loại dây buộc bó thuốc (trừ dây buộc là lá thuốc cùng cấp).

Câu 272: Các biện pháp hỗ trợ giảm hao hụt trong kho :
a. Bố trí hợp lý khu vực lựa thuốc để giảm cự ly vận chuyển thuốc lá rời.
b. Tránh dẫm đạp lên thuốc lá.
c. Phân cấp đến đâu đóng kiện đến đó (khi lượng thuốc đủ đóng kiện)
d. Cả 3 ý đều đúng.

Câu 273: Khi cấp vật tư thủ kho phải lập “Phiếu nhận vật tư” và yêu cầu người nhận:
a. Ký ngay sau khi cấp vật tư.
b. Có thể ký sau nhưng không quá 5 ngày.

Câu 274: Bảo vệ hoặc sử dụng thiên địch, thuộc nhóm biện pháp nào sau đây:
a. Biện pháp canh tác.
b. Biện pháp sinh học.
c. Biện pháp cơ học.

Câu 275: Thủ kho phải :
a. Nhập tất cả các hàng hóa theo yêu cầu của người phụ trách đơn vị.
b. Lập biên bản hoặc từ chối nhập các loại hàng không đảm bảo chất lượng.

Câu 276: Khi có cháy trong kho thủ kho phải:
a. Cắt cầu dao điện
b. Hô khẩu lệnh báo cháy: Cháy – cháy
c. Sử dụng phương tiện báo cháy tại chỗ.
d. Cả 3 đều đúng

Câu 277: Nhiệm vụ của người có mặt tại hiện trường khi có cháy:
a. Gọi điện thông báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
b. Tham gia lực lượng chữa cháy tại chỗ
c. Tham gia cứu hàng hóa.
d. Cả 3 đều đúng.

Câu 278: Nội dung thông báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi có cháy:
a. Cháy ở đâu ?
b. Cháy cái gì?
c. Vật liệu gây cháy?
d. Cả 3 đều đúng

Câu 279: Để tránh gây cháy do yếu tố chập điện, các cầu dao điện trong kho phải:
a. Có đầy đủ nắp che và được đặt trong hộp điện.
b. Thay dây chì bằng các loại dây khác (dây đồng, giấy bạc).

Câu 280: Khi có 1 xe máy của người lao động bốc cháy mọi người phải nhanh chóng
a. Dùng vòi nước chữa cháy dập lửa.
b. Dùng bình chữa cháy dập lửa.

Câu 281: Việc thu gom, xác nhận và xử lý rác thải sau phân cấp nhằm:
a. Đề phòng hỏa hoạn.
b. Giảm thiểu tác động đến môi trường
c. Làm cơ sở để xác định hao hụt trong kho.
d. Cả 3 ý đều đúng.

Câu 282: Tổ thu mua bao gồm các thành viên:
a. Tổ trưởng, Kế toán vùng, KCS, Thủ quỹ.
b.Tổ trưởng, Kế toán vùng, KCS, Cán bộ kỹ thuật, Thủ quỹ


Câu 283: Người chịu trách nhiệm về chất lượng và giá cả thu mua (trên cơ sở quyết định về giá và chất lượng của Công ty):
a. Tổ trưởng thu mua.
b. Kế toán vùng, KCS

Câu 284: Tại điểm thu mua phải có:
a. Mẫu thuốc theo cấp loại đã được duyệt, bảng giá thu mua theo cấp loại.
b. Mẫu thuốc đang thu mua thực tế (xô), bảng giá thu mua.

Câu 285: Theo quy định của nhà nước Cân dùng trong thu mua phải:
a. Chính xác (qua kiểm tra bằng quả thử cân tiêu chuẩn)
b. Có tem kiểm định của Chi cục đo lường và chính xác (qua kiểm tra bằng quả thử cân tiêu chuẩn)

Câu 286: Thời hạn của tem kiểm định cân :
a. 6 tháng.
b. 1 năm.
c. 2 năm.

Câu 287: Thu mua theo tiến độ sấy thuốc nhằm :
a. Thu hồi nhanh công nợ
b. Hạn chế việc phải mua thuốc phẩm cấp thấp với giá cao.
c. Mua thuốc đúng vị bộ
d. Cả 2 ý đều đúng.
Câu 288: Để hạn chế vụn nát, hao hụt trong thu mua thời điềm cân hàng tốt nhất là
a. Buổi trưa
b. Buổi sáng.

Câu 289: Bó thuốc thu mua được buộc bằng :
a. Tất cả các loại dây sẵn có.
b. Dây đay, lá buông

Câu 290: Bó thuốc thu mua có trọng lượng (theo hợp đồng)
a. Dưới 2 kg.
b. Tùy theo người nông dân bán thuốc.

Câu 291: Người lập kế hoạch thu mua:
a. Tổ trưởng và cán bộ kỹ thuật.
b. Tổ trưởng và kế toán vùng

Câu 292: Nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật trong khi thu mua:
a. Hướng dẫn nông dân phân loại thuốc theo mẫu quy định; Tìm biện pháp giữ, mua được sản phẩm và thu hồi công nợ của hộ nông dân do mình phụ trách.
b. Trực tiếp thanh toán tiền mặt cho hộ nông dân.

Câu 293: Người chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát phân loại, sơ chế thuốc lá theo mẫu; Chỉ đạo nhân công tại kho:
a. Tổ trưởng
b. Thủ kho.
c. KCS

Câu 294: Người chịu trách nhiệm làm mẫu cấp loại thuốc lá theo vùng :
a. KCS vùng, tổ trưởng.
b. KCS vùng, tổ trưởng, nhân viên kỹ thuật.
c. KCS vùng và phòng Công nghệ.

Câu 295: Độ ẩm thanh toán đối với thuốc lá thu mua :
a. 15,5%
b. 14,5%

Câu 296: Để góp phần quản lý tốt sản phẩm, cán bộ kỹ thuật phải :
a. Duy trì mối quan hệ thân thiện với hộ nông dân.
b. Theo dõi chặt chẽ tiến độ sấy thuốc của hộ nông dân.
c. Kịp thời làm đề xuất thu mua gửi tổ trưởng.
d. Cả 3 ý đều đúng.

Câu 297: Người chịu trách nhiệm thu hồi công nợ của hộ nông dân:
a. Tổ trưởng , nhân viên kỹ thuật và kế toán vùng
b. Tổ trưởng và kế toán vùng.

Câu 298: Việc thu hồi công nợ của hộ nông dân được thực hiện như sau:
a. Thu hết ngay từ lần thu mua đầu tiên.
b. Thu 50% khi mua lần đầu.

Câu 299: Khi không có sự thống nhất giữa Tổ trưởng thu mua và KCS về đánh giá chất lượng lô hàng, KCS phải :
a. Phục tùng quyết định của Tổ trưởng
b. Chấp hành nhưng có quyền bảo lưu ý kiến báo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Câu 300: Việc phân cấp thuốc lá nhằm:
a. Loại bỏ tạp vật lẫn trong thuốc.
b. Phân loại lá nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất sau này.
c. Giảm độ ẩm trong lá.
d. Cả 3 ý đều đúng.

Câu hỏi trắc nghiệm từ 201-250

BẬC 2 ( Từ câu số 1 đến 300 )

Câu 201: Nhiệt độ ở giai đoạn ủ vàng :
a. 30 – 32 độ C
b. 32 – 38 độ C
c. 38 – 45 độ C

Câu 202: Độ ẩm ở giai đoạn ủ vàng :
a. 70 – 75%
b. 80 – 85%
c. 85 – 90%

Câu 203: Nhiệt độ lý tưởng để cố định màu:
a. 40 – 45 độ C
b. 45 – 60 độ C
c. 50 – 55 độ C
d. 55 – 65 độ C

Câu 204: Nhiệt độ lý tưởng để sấy khô cọng:
a. 55 – 60 độ C
b. 60 – 70 độ C
c. 70 – 75 độ C
d. >75 độ C

Câu 205: Thuốc lá Burley được phơi :
a. Trực tiếp ngoài nắng
b. Trong láng phơi cho đến khi khô
c. Ủ vàng, đem ra phơi trực tiếp ngoài nắng.

Câu 206: Theo tiêu chuẩn của Tổng Công Ty Khánh Việt thuốc lá Burley hiện nay được phân làm mấy cấp:
a. 2 cấp
b. 3 cấp
c. 4 cấp
Câu 207: Thuốc lá sau sấy, phơi được bó lại có trọng lượng:
a. ≤ 2 kg
b. ≥3 kg
c. ≥4 kg

Câu 208: Thời điểm ngắt nụ hoa hợp lý nhất:
a. Khi trên đồng có 30% số cây xuất hiện nụ hoa
b. Khi trên đồng có 50% số cây xuất hiện nụ hoa
c. Khi trên đồng có 70% số cây xuất hiện nụ hoa

Câu 209: Ghim thuốc lá theo nguyên tắc nào là đúng:
a. Lá xấp lá ngữa, Xanh theo xanh, vàng theo vàng
b. Bốc đến đâu, xâu đến đó

Câu 210: Nhiệt kế được đặt trong lò sấy để theo dõi nhiệt:
a. Tầng trên cùng của lò
b. Đặt nằm trên lưới phòng hỏa
c. Đuôi nhiệt kế nằm ¼ đuôi lá tầng dưới cùng


Câu 211: Cây thuốc lá sử dụng đạm trong không khí ở dạng
a. đạm nitrat
b. đạn amon

Câu 212: Để nhận biết phân nitrat, lấy mẫu phân bằng thìa đưa lên ngọn lửa đèn cồn hoặc lửa than:
a. Cháy thành ngọn lửa
b. Chảy nước bóc khói
c. Không thấy thay đổi

Câu 213: Để nhận biết phân amoni, lấy mẫu phân bằng thìa đưa lên ngọn lửa đèn cồn hoặc lửa than:
a. Cháy thành ngọn lửa
b. Chảy nước bóc khói
c. Không thấy thay đổi

Câu 214: Để nhận biết phân kali, lấy mẫu phân bằng thìa đưa lên ngọn lửa đèn cồn hoặc lửa than:
a. Cháy thành ngọn lửa
b. Chảy nước bóc khói
c. Không thấy thay đổi

Câu 215: Để nhận biết phân KNO3, đốt phân lên ngọn lửa
a. Ngọn lửa màu vàng
b. Ngọn lửa màu tím
c. Ngọn lửa màu xanh

Câu 216: Muốn mở một vùng trồng thuốc lá phải hội đủ các điều kiện như thế nào?
a. Khí hậu thích hợp.
b. Đất đai thích hợp.
c. Đủ nhân lực.
d. Cả 3 ý đều đúng

Câu 217: Vật liệu để làm bầu lò ống đất tốt nhất:
a. Gạch và xi măng
b. Gạch và đất
c. Gạch, đất, mật đường, vôi

Câu 218: Vật liệu để làm thành vỏ lò sấy:
a. Gạch và xi măng
b. Gỗ và đất trộn rơm
c. Cả 2 ý đều đúng

Câu 219: Giai đoạn ủ vàng nếu kéo dài sẽ có ảnh hưởng:
a. Giảm trọng lượng lá
b. Tăng trọng lượng lá

Câu 220: Thuốc lá thừa đạm khi sấy ra:
a. Lá dày màu vàng chanh
b. Lá dày màu vàng thẫm
c. Lá mỏng, màu nâu đen

Câu 221: Sâu ăn lá thuộc nhóm nào sau đây:
a. Chích hút.
b. Miệng nhai.
c. Giun tròn.

Câu 222: Rầy mền, bọ trĩ, bọ phấn thuộc nhóm nào sau đây:
a. Chích hút.
b. Miệng nhai.
c. Giun tròn.

Câu 223: Tuyến trùng gây sưng rễ thuộc nhóm nào sau đây:
a. Chích hút.
b. Miệng nhai.
c. Giun tròn.

Câu 224: Côn trùng hại thuốc lá được chia làm mấy nhóm:
a. 2 nhóm.
b. 3 nhóm.
c. 4 nhóm.

Câu 225: Bệnh hại thuốc lá được chia làm mấy nhóm:
a. 3 nhóm.
b. 4 nhóm.
c. 5 nhóm.

Câu 226: Vòng đời của sâu hại thuốc lá có mấy pha:
a. 2 pha.
b. 3 pha.
c. 4 pha.

Câu 227: Nguyên nhân gây bệnh chết rạp trong vườn ươm thuốc lá là do:
a. Nấm.
b. Côn trùng.
c. Vi rút.
Câu 228: Bệnh chết rạp trong vườn ươm thường tấn công cây con ở vị trí:
a. Trên lá.
b. Trên thân.
c. Gốc, rễ.

Câu 229: Bệnh lở cổ rễ thường tấn công cây thuốc lá ở vị trí:
a. Trên lá.
b. Trên thân
c. Cổ rễ nơi tiếp giáp với mặt đất.

Câu 230: Tỷ lệ bệnh chết rạp không liên quan đến mật độ cây con trên vườn ươm.
a. Đúng.
b. Sai.

Câu 231: Sâu hại vườn ươm thường làm:
a. Thối rễ.
b. Lá bị tổn thương.
c. Sưng rễ.

Câu 232: Sát trùng dụng cụ xén lá cây con vườn ươm nhằm mục đích gì:
a. Phòng tuyến trùng.
b. Phòng bệnh thối nhũng Ervinia.
c. Phòng côn trùng.

Câu 233: Sau khi xén lá, nếu xuất hiện vết thối nhũng ở vết cắt thì cần làm gì?
a. Phun thuốc Ridomim.
b. Phun thuốc Ditacin.
c. Cả hai cách trên đều đúng.

Câu 234: Ridomin là thuốc trừ:
a. Bệnh chết rạp cây con.
b. Bệnh thối đen thân.
c. Bệnh đốm lá
d. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 235: Actara là thuốc trừ:
a. Nấm.
b. Vi khuẩn.
c. Côn trùng miệng nhai.
d. Côn trùng chích hút.

Câu 236: Tác dụng chính của thuốc AnGun là trừ:
a. Nấm.
b. Vi khuẩn.
c. Côn trùng miệng nhai.
d. Côn trùng chích hút.

Câu 237: Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi:
a. Khi sâu mới xuất hiện.
b. Sâu vượt ngưỡng gây hại.
c. Cả 2 ý trên đều đúng.

Câu 238: Dùng thuốc Bảo vệ thực vật theo nguyên tắc:
a. Đúng loại thuốc; Đúng lúc; Đúng nồng độ; Đúng liều lượng.
b. Đúng loại thuốc; Đúng nồng độ; Đúng lúc; Đúng liều lượng.
c. Đúng loại thuốc; Đúng lúc; Đúng liều lượng; Đúng cách;

Câu 239: Khi phun thuốc Bảo vệ thực vật thì nên:
a. Mặc đồ bảo hộ lao động và đi ngược chiều gió.
b. Đi xuôi theo chiều gió và không cần mặc đồ bảo hộ lao động.
c. Mặc đồ bảo hộ lao động và đi xuôi chiều gió.

Câu 240: Thuốc trừ sâu nên phun vào buổi chiều mát, vì:
a. Lúc này sâu yếu nhất, nên dễ bị chết nhất.
b. Lúc này trời mát nên năng suất lao động cao hơn.
c. Lúc này sâu hoạt động mạnh nên khả năng sâu bị ngộ độc cao nhất.

Câu 241: Sâu ở tuổi nào mẫn cảm với thuốc bảo vệ thực vật nhất:
a. Tuổi 1, 2.
b. Tuổi 3.
c. Tuổi 4.

Câu 242: Rầy mềm hại thuốc lá là loài có cánh hay không có cánh?
a. Hoàn toàn không có cánh.
b. Có cánh.
c. Tùy thuộc vào lượng thức ăn.
Câu 243: Bọ trĩ là loài đa thực hay đơn thực?
a. Đa thực.
b. Đơn thực.
Câu 244: Trên lá thuốc xuất hiện vết màu nâu kích thước 6 mm, xung quanh có quầng xanh, tâm có màu trắng nhạt, là triệu chứng của bệnh gì?
a. Đốm mắt ếch.
b. Đốm nâu.
c. Đốm lá vi khuẩn.

Câu 245: Trên lá thuốc xuất hiện vết màu nâu kích thước 6 mm, xung quanh có quầng vàng, tâm có màu nâu, là triệu chứng của bệnh gì?
a. Đốm mắt ếch.
b. Đốm nâu.
c. Đốm lá vi khuẩn.

Câu 246: Trên lá thuốc xuất hiện vết màu nâu kích thước 6 mm, xung quanh có quầng vàng, tâm có màu nâu rất dễ rơi rụng, là triệu chứng của bệnh gì?
a. Đốm mắt ếch.
b. Đốm nâu.
c. Đốm lá vi khuẩn.

Câu 247: Đầu tiên là sự xuất hiện những vết đen rất nhỏ bằng đầu kim hoặc nhỏ hơn. Trong 3 ngày các đốm này chuyển sang màu nâu rồi trắng. Đây là triệu chứng bệnh gì?
a. Đốm mắt ếch.
b. Đốm nâu.
c. Đốm lá vi khuẩn.
d. Đốm sinh lý.

Câu 248: Nấm Phytopthora parasitica gây ra bệnh gì ?
a. Thối đen thân.
b. Lở cổ rễ.
c. Héo vàng.

Câu 249: Nấm Fusarium gây ra bệnh gì ?
a. Thối đen thân.
b. Lở cổ rễ.
c. Héo vàng.

Câu 250: Nấm Rhizoctonia solani gây ra bệnh gì ?
a. Thối đen thân.
b. Lở cổ rễ.
c. Héo vàng.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Câu hỏi trắc nghiệm từ 161 - 200



Từ câu 1 đến 200 dành cho đối tượng dự thi bậc 1

Câu 161. Tại thực địa, lấy 1 ít đất vừa đủ ẩm (có thể nặn thành hình, không khô hoặc không quá ướt), vê thành thỏi dài 9 cm có đường kính d=3mm, cuộn thành vòng tròn có d=3cm. Vê được thành đoạn, viên rời rạc. Đó là loại đất gì?
a. Đất cát pha
b. Đất thịt nhẹ
c. Đất thịt nặng

Câu 162. Tại thực địa, lấy 1 ít đất vừa đủ ẩm (có thể nặn thành hình, không khô hoặc không quá ướt), vê thành thỏi dài 9 cm có đường kính d=3mm, cuộn thành vòng tròn có d=3cm. Vê được thành thỏi, nhưng bị rạn nẻ khi khoanh tròn. Đó là loại đất gì
a. Đất cát pha
b. Đất thịt nhẹ
c. Đất thịt nặng

Câu 163. Tại thực địa, lấy 1 ít đất vừa đủ ẩm (có thể nặn thành hình, không khô hoặc không quá ướt), vê thành thỏi dài 9 cm có đường kính d=3mm, cuộn thành vòng tròn có d=3cm. Vê được thành thỏi nhưng bị đứt gãy. Đó là loại đất gì
a. Đất cát pha
b. Đất thịt nhẹ
c. Đất thịt nặng

Câu 164. Cách khắt phục việc bón phân thừa đạm cho cây thuốc lá vàng sấy ở ngoài ruộng trồng
a. Ngoài ruộng tưới nước bình thường; ngắt nụ hoa sớm hơn bình thường.
b. Ngoài ruộng thường xuyên tưới nước nhiều hơn so với bình thường; ngắt nụ hoa chậm hơn bình thường (gần 100% cây ra hoa).
c. Ngoài ruộng không cần tưới nước; ngắt nụ hoa khi xuất hiện 50% cây ra hoa.

Câu 165. Cách khắt phục việc bón phân thừa đạm cho cây thuốc lá vàng sấy
a. Cho thuốc vào lò sấy dày hơn bình thường.
b. Cho thuốc vào lò sấy thưa hơn bình thường.


Câu 166: Đất làm vườn ươm:
a. Đất cao ráo
b. Không ngập lụt
c. Gần nguồn nước sạch
d. Cả 3 ý đều đúng

Câu 167: Đất làm vườn ươm phải:
a. Phun thuốc diệt cỏ 2 lá mầm
b. Phun thuốc diệt cỏ 1 lá mầm
c. Không phun bất cứ loại thuốc trừ cỏ nào

Câu 168: Đất làm vườn ươm:
a. Được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ
b. Đất tơi sốp
c. Vụ trước không trồng thuốc lá, cà, ớt
d. Cả 3 ý đều đúng

Câu 169: Diện tích mặt luống ươm theo quy trình kỹ thuật:
a. 1m x 10 m
b. 1m x 20 m
c. 0,5m x 10m

Câu 170: Diện tích mặt luống ươm đủ trồng cho 1ha thuốc lá trồng thẳng là:
a. 30-50m2
b. 80-100m2

Câu 171: Hạt giống sau khi gieo không cần phủ lớp đất mặt:
a. Đúng
b. Sai

Câu 172: Hạt giống K326 Brazin định mức vụ 2013-2014:
a. 5 gam
b. 7 gam
c. 10 gam
d. 15 gam

Câu 173: Hạt giống KY14 ( Burley ) định mức vụ 2013-2014:
a. 5 gam
b. 7 gam
c. 10 gam
d. 15 gam

Câu 174: Trước khi nhổ cây con thuốc lá ra trồng phải phun Validacin + Ditacin + Rong biển (20gr + 12ml + 5 gr)/16 lít
a. 15 ngày
b. 10 ngày
c. 5 ngày

Câu 175: Trước khi nhổ cây ra trồng 5 -10 ngày phải tưới nước cho vườn ươm ngày 2- 3 lần để cây không bị héo:
a. Đúng
b. Sai

Câu 176: Dụng cụ để xén lá phải được sát trùng bằng :
a. Dung dịch xà phòng
b. Nước sạch
c. Cả 2 ý đều sai

Câu 177: Sau khi tưới phân thúc vườn ươm:
a. Không cần tưới rửa lại
b. Phải tưới rửa lại bằng nước lạnh
Câu 178: Giàn che hình vòm cung đỉnh cao cách mặt luống:
a. 30 cm
b. 60 cm
c. 120 cm

Câu 179: Sau khi ươm:
a. Đầm lớp mặt chống rửa trôi
b. Cào lớp mặt cho giống vùi sâu xuống đất
c. Rắt thuốc kiến
d. Cả 3 ý đều đúng

Câu 180: Đất vào bầu phải là đất
a. Đất cát trộn với tro trấu
b. Đất màu mỡ

Câu 181:Cây con giống bao nhiêu ngày tuổi là có thể đưa ra cấy bầu tốt nhất:
a. 10 – 15 ngày
b. 20 -25 ngày
c. 30 – 35 ngày
d.Tất cả đều đúng

Câu 182: Những bệnh thường gặp ở vườn ươm:
a. Chết rạp – Tuyến trùng
b. Tuyến trùng – Lở cổ rễ
c. Chết rạp – Lở cổ rễ
d. Lở cổ rễ - Đốm mắt cua

Câu 183: Đất trồng thuốc lá phải là đất:
a. Đất cát
b. Đất lúa nước
c. Đất thịt nhẹ

Câu 184: Đất được cày 2 bận:
a. Vuông góc nhau
b. Song song với nhau

Câu 185: Đất trồng thuốc lá có độ dốc nghiêng 15 - 20 độ thì khi lên luống trồng phải lên theo hướng lên xuống theo chiều dốc.
a. Đúng
b. Sai

Câu 186: Để đảm bảo mật độ và chất lượng, 1ha thuốc lá cần trồng:
a. 15.000 – 17.000 cây
b. 20.000 – 22.000 cây
c. 23.000 – 25.000 cây
d. 25.000 – 27.000 cây

Câu 187: Thiên địch là nhóm sinh vật:
a. Bắt mồi ăn thịt.
b. Ký sinh.
c. Vi sinh vật gây bệnh côn trùng hại hoặc vi sinh vật đối kháng.
d. Tất cả đều đúng.


Câu 188: Thời gian trồng dặm sau trồng bao nhiêu ngày là đúng:
a. 3 – 5 ngày
b. 6 – 10 ngày
c. 10 – 15 ngày

Câu 189: Tùy vào tính chất của đất mà lượng phân bón cho cây thuốc lá có thể được chia làm mấy lần bón:
a. 2 lần
b. 3 lần
c. Cả 2 ý đều đúng

Câu 190: Thời gian tưới nước sau mỗi lần làm cỏ:
a. Tưới ngay
b. 3 – 5 ngày mới tưới

Câu 191: Thời kỳ bẻ bỏ lá gốc (lá cát) và vun gốc hoàn thành cho cây thuốc lá
a. 20 – 25 ngày
b. 30 – 35 ngày
c. 50 – 65 ngày

Câu 192: Thời gian tưới nước sau mỗi lần bón phân:
a. Tưới ngay
b. 3 – 5 ngày mới tưới

Câu 193: Sau đợt bón phân lần cuối cùng:
a. Cây còn nằm 2/3 luống
b. Cây nằm ở giữa luống

Câu 194: sau đợt bón phân lần đầu:
a. Luống hoàn chỉnh 2/3
b. Luống đã hoàn chỉnh

Câu 195: Lá chín đúng kỹ thuật, gân lá có màu:
a. Vàng
b. Xanh
c. Trắng sữa

Câu 196: Lá đạt độ chín đúng kỹ thuật có màu:
a. Xanh đậm
b. Xanh sang ửng vàng
c. Vàng sang nâu

Câu 197: Mỗi lần thu hoạch thì chỉ được hái:
a. 2 – 4 lá
b. 4 - 6 lá
c. 6 – 8 lá
d. Tất cả đều đúng

Câu 198: Thời gian bẻ lá tốt nhất:
a. 6h – 7h
b. 8h – 11h
c. 12h – 14h
d. Tất cả đều đúng

Câu 199: Khi gác thuốc vào lò phải gác theo nguyên tắc nào:
a. Trên thưa, dưới dày. Trên xanh dưới vàng
b. Trên dày, dưới thưa. Trên xanh, dưới vàng
c. Trên dày, dưới thưa. Trên vàng, dưới xanh

Câu 200: Thuốc lá khi hái về bị héo, để hồi ẩm cho lá thuốc, nhiệt độ nào thì lá thuốc sẻ tươi trở lại bình thường:
a. 30 – 320C
b. 32 – 360C
c. 36 – 380C

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Câu 121-160



Câu 121. Đất thích hợp cho cây thuốc lá vàng sấy:
a. Đất cát pha thịt
b. Đất thịt pha cát
c. Cả a và b

Câu 122. Tầng đất canh tác thích hợp cho cây thuốc lá
a. Dưới 10 cm
b. Từ 10 – 20 cm
c. Trên 20 cm

Câu 123. Độ pH thích hợp cho cây thuốc lá
a. pH < 5,5 b. pH từ 5,5 đến 6,2 c. pH > 6,2

Câu 124. Để cải thiện độ pH đất bằng cách
a. Bón phân hóa học
b. Bón vôi
c. Bón phân hữu cơ

Câu 125. Cây thuốc lá thiếu đạm biểu hiện như thế nào?
a. Cây thuốc lá còi cọc, yếu ớt, cây có màu vàng úa và sinh trưởng chậm.
b. Cây có màu xanh tối, kích thước lá lớn, lá khô ráp, mặt lá xù xí và rất khó chuyển màu vàng trong khi sấy.
c. Cả a và b

Câu 126. Cây thuốc lá thừa đạm biểu hiện như thế nào?
a. Cây có màu xanh tối, kích thước lá lớn, lá khô ráp, mặt lá xù xí và rất khó chuyển màu vàng trong khi sấy.
b. Cây thuốc lá còi cọc, yếu ớt, cây có màu vàng úa và sinh trưởng chậm.
c. Cả a và b

Câu 127. Các loại phân bón có chứa đạm:
a. Phân K2SO4, phân Lân Ninh Bình
b. Phân KNO3, phân NA, phân DAP
c. Cả a và b

Câu 128. Phân KNO3 có chứa bao nhiêu % đạm
a. 13
b. 21
c. 46

Câu 129. Phân K2SO4 có chứa bao nhiêu % kali (K2O)
a. 40
b. 50
c. 60

Câu 130. Trong các loại phân sau đây những loại phân chứa hàm lượng đạm nitrar (NO3)
a. Phân KNO3, phân NA
b. Phân DAP, phân SA
c. Cả a và b

Câu 131. Trong các loại phân sau đây những loại phân chứa lượng đạm amon (NH4)
a. Phân DAP, phân SA
b. Phân KNO3, phân NA
c. Cả a và b

Câu 132. Nguyên tắc bón phân nào đúng
a. Bón ngay chót lá lớn nhất của cây.
b. Bón ngay gốc cây
c. Bón cách xa chót lá lớn nhất của cây 10 cm.

Câu 133. Công thức phân bón cho thuốc lá vàng sấy hiện nay chúng ta thường dùng là:
a. 60 kg N + 120 kg P2O5 + 180 kg K2O/ha
b. 90 kg N + 180 kg P2O5 + 210 kg K2O/ha
a. 120 kg N + 240 kg P2O5 + 360 kg K2O/ha

Câu 134. Bón phân thuốc lá vàng sấy 2 lần cho một vụ với tỷ lệ như sau:
a. Lần 1: 25% N + 100% P2O + 25% K2O; lần 2: 75%N + 75% K2O
b. Lần 1: 45% N + 100% P2O + 45% K2O; lần 2: 55%N + 55% K2O
c. Lần 1: 55% N + 100% P2O + 50% K2O; lần 2: 45%N + 50% K2O

Câu 135. Bón phân thuốc lá vàng sấy 3 lần cho một vụ với tỷ lệ như sau:
a. Lần 1: 25%N + 100%P2O + 25%K2O; lần 2: 25%N + 25%K2O; lần 3: 50%N + 50%K2O
b. Lần 1: 45%N + 100%P2O + 45%K2O; lần 2: 25%N + 25%K2O; lần 3: 30%N + 30%K2O
c. Lần 1: 55%N + 100%P2O + 55%K2O; lần 2: 25%N + 25%K2O; lần 3: 20%N + 20%K2O

Câu 136. Tác dụng vun gốc cây thuốc lá.
a. Chống đỗ ngã cho cây.
b. Đất giữ ẩm lâu hơn. Thuận lợi cho việc tưới và thoát nước.
c. Cả a và b

Câu 137: Khi bón phân loại đất nào thường dễ bị trực di:
a. Đất cát pha
b. Đất sét
c. Đất thịt nặng

Câu 138: Để có công thức phân 90 kgN + 180 kg P2O5 + 270 kg K2O/ha thì tương đương bao nhiêu lượng phân NPK10-10-26; Lân Ninh Bình và KNO3
a. Phân NPK10-10-26 : 300 kg; Lân Ninh Bình: 670 kg và KNO3: 200 kg
b. Phân NPK10-10-26 : 500 kg; Lân Ninh Bình: 870 kg và KNO3: 300 kg
c. Phân NPK10-10-26 : 700 kg; Lân Ninh Bình: 970 kg và KNO3: 400 kg

Câu 139: Để có công thức phân 90 kgN + 180 kg P2O5 + 270 kg K2O/ha thì tương đương bao nhiêu lượng phân NPK10-10-26; Lân Ninh Bình và K2SO4
a. Phân NPK10-10-26 : 500 kg; Lân Ninh Bình: 350 kg và K2SO4: 300 kg
b. Phân NPK10-10-26 : 700 kg; Lân Ninh Bình: 450 kg và K2SO4: 200 kg
c. Phân NPK10-10-26 : 900 kg; Lân Ninh Bình: 550 kg và K2SO4: 100 kg

Câu 140: Để có công thức phân 90 kgN + 180 kg P2O5 + 270 kg K2O/ha thì tương đương bao nhiêu lượng phân NPK12-12-17; Lân Ninh Bình; KNO3 và K2SO4
Phân NPK12-12-17: 300 kg; Lân Ninh Bình: 600 kg; KNO3: 200 kg và K2SO4: 50 kg
Phân NPK12-12-17: 500 kg; Lân Ninh Bình: 750 kg; KNO3: 225 kg và K2SO4: 50 kg
Phân NPK12-12-17: 700 kg; Lân Ninh Bình: 900 kg; KNO3: 250 kg và K2SO4: 50 kg

Câu 141: Để có công thức phân 90 kgN + 180 kg P2O5 + 270 kg K2O/ha thì tương đương bao nhiêu lượng phân NPK12-12-17; Lân Ninh Bình và K2SO4
Phân NPK12-12-17: 500 kg; Lân Ninh Bình: 350 kg và K2SO4: 300 kg
Phân NPK12-12-17: 750 kg; Lân Ninh Bình: 550 kg và K2SO4: 170 kg
Phân NPK12-12-17: 900 kg; Lân Ninh Bình: 750 kg và K2SO4: 100 kg

Câu 142: Để có công thức phân 90 kgN + 150 kg P2O5 + 270 kg K2O/ha thì tương đương bao nhiêu lượng phân NPK Yara; Lân Ninh Bình, KNO3 và K2SO4
a. Phân NPK Yara: 500 kg; Lân Ninh Bình: 500 kg; KNO3: 225kg và K2SO4: 150 kg
b. Phân NPK Yara: 750 kg; Lân Ninh Bình: 750 kg; KNO3: 250kg và K2SO4: 200 kg
c. Phân NPK Yara: 900 kg; Lân Ninh Bình: 950 kg; KNO3: 300kg và K2SO4: 250 kg

Câu 143: Lượng phân bón cho 0,6 ha thuốc lá vàng sấy, theo công thức 90 kgN + 180 kg P2O5 + 270 kg K2O/ha, tương ướng với:
a. Phân NPK10-10-26 : 200 kg; Lân Ninh Bình: 400 kg và KNO3: 150 kg
b. Phân NPK10-10-26 : 300 kg; Lân Ninh Bình: 500 kg và KNO3: 180 kg
c. Phân NPK10-10-26 : 400 kg; Lân Ninh Bình: 600 kg và KNO3: 200 kg

Câu 144: Trên các bao phân, ngoài ghi rõ các hàm lượng N, P2O5, K2O còn có thêm TE. TE nghĩa là gi?
a. Phân có chất lượng cao
b. Phân có bổ sung thêm vi lượng
c. Nhãn hiệu độc quyền của công ty.

Câu 145: Phương pháp nhận biết phân bón giả, kém chất lượng
a. Xem rõ bao bì có khác thường không
b. Màu sắc, kích thước hạt phân có khác thường không
c. Đem mẫu kiểm định những trung tâm có uy tín
d. cả a, b, c

Câu 146: Đất có khả năng giữ chất dinh dưỡng tốt nhất
Đất sét
Đất cát

Đất mùn
Câu 147: Hấp thụ của Vi sinh vật cố định đạm là hình thức hấp thụ:
a. Hấp thụ sinh học
b. Hấp thụ hóa học
c. Hấp thụ lý học

Câu 148: pH cao thì dung tích trao đổi ion của đất tăng lên
a. Đúng
b. Sai

Câu 149: Hấp thụ dinh dưỡng của cây:
a.Qua rễ
b.Qua lá
c.Cả a và b

Câu 150: Khi phun phân bón qua lá, sự hấp thu lên bề mặt của lá xảy ra:
a. Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào
b. Qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ
c. Cả 2 phương án trên

Câu 151: Hỗn hợp đất phủ mặt vườn ươm thuốc lá
Đất mịn + tro trấu đốt lâu năm
Đất cát + trấu chưa đốt
Đất thịt nặng, ướt

Câu 152: Đưa thêm vi sinh vật có ích vào trong đất nhằm:
a.Cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết
b.Phân giải các chất trong đất cây trồng có thể sử dụng được.
c.Đối kháng với các loại bệnh hại
d.Cả a và b đúng
e.Cả b và c đúng

Câu 153: Hiện nay về mặt kinh tế có nên dùng phân sinh hóa và phân vi sinh thay thế hoàn toàn phân hóa học được không?
a. Nên
b. Không nên

Câu 154: Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng là:
a. Cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp.
b. Thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể.
c. Cả a và b

Câu 155: bón phân hợp lý là thực hiện
a. Đúng loại phân; bón đúng lúc; bón đúng đối tượng; bón đúng cách.
b. Đúng loại phân; bón đúng lúc; bón đúng đối tượng; đúng thời tiết, mùa vụ; bón đúng cách.
c. Đúng loại phân; bón đúng lúc; bón đúng đối tượng; đúng thời tiết, mùa vụ; bón đúng cách; bón phân cân đối.

Câu 156: Bón phân cân đối có các tác dụng:
Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn.
Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác.
Tăng phẩm chất nông sản. Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Cả a, b và c

Câu 157: Có nên bón vôi cùng với phân Đạm không
a. Nên
b. Không nên

Câu 158: Có mấy cách ủ phân chuồng
a. Ủ nóng, Ủ nguội
b. Ủ hỗn hộp giữa nóng và ngụi
c. Ủ nóng, Ủ nguội, Ủ nóng trước nguội sau

Câu 159: Tác dụng của phân hữu cơ
a. Cung cấp dinh dưỡng cho cây
b. Cải tạo đất, nâng cao độ phì của đất
c. Cung cấp một số vi lượng cho cây trồng
d. Cả a, b và c

Câu 160. Bón phân chuồng hoai mục (trâu bò) cho cây thuốc lá vàng sấy
a. Lá thuốc khó sấy
b. Phát sinh nhiều sâu bệnh
c. Cải tạo đất, cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây trồng

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Thông báo về bộ đề thi trắc nghiệm

A. Thi lý thuyết
Bộ đề gồm 500 câu
Bậc 1 từ câu số 1 đến 200
Bậc 2 từ câu số 1 đến 300
Bậc 3 từ câu số 1 đến 400
Bậc 4 từ câu số 1 đến 500
Chỉ thi trắc nghiệm không thi viết, mỗi bài thi có 100 câu - thời gian 1 phút 1 câu - mỗi câu đúng được 1 điểm
B. Thi thực hành - Tổng điểm 100
I. Thực hành trên máy tính - đã hướng dẫn (dự kiến 30 điểm)
II. Thực hành trên thực địa - Trực tiếp làm một trong các thao tác của quá trình chăm sóc, BVTV, ....(dự kiến 30 điểm - 70 điểm)
III. Nhận dạng sâu bênh qua hình ảnh trình chiếu (dự kiến 40 điểm )