Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Bệnh héo rũ thuốc lá do vi khuẩn

Bài viết dưới đây của anh Lê ngọc Hiển; cán bộ kỹ thuật tại Aujunpa; anh em tham khảo; các bài viết hoặc có ý kiến về các bài đã đăng xin gởi về địa chỉ email: son_khatoco@yahoo.com

PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RŨ VI KHUẨN
TRÊN CÂY THUỐC LÁ

1.Triệu chứng:
Ban đầu, một số lá của cây bệnh bị héo trong thời gian nóng nhất trong ngày khi vẫn còn xanh, các lá héo có thể hồi phục lại vào ban đêm. Càng về sau héo càng nặng. Các lá héo ở một bên ở 1 vài lá, hoặc chỉ 1 phần của lá làm lá biến dạng cong về 1 phía. Nếu bệnh tiến triển chậm thì phần lá héo chuyển sang màu xanh nhạt và dần chuyển sang vàng. Cắt ngang thân cây thấy các bó mạch hơi vàng rồi sau thâm nâu, càng về sau bó gỗ và ruột càng bị nâu đen, khi đó ở ngoài vỏ thân từ màu xanh cũng chuyển sang màu nâu đen hình thành các vết sọc dài từ dưới lên. Trên vết cắt ở bó mạch thấy xuất hiện nhiều giọt dịch nhày vi khuẩn màu trắng đục. Nếu trời nóng và khô, các lá héo bị cháy khô, rách nát. Nhổ cây chỉ thấy một vài rễ bị thối đen, bệnh nặng bộ rễ đen hoàn toàn.
2. Nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm phát sinh phát triển:
Vi khuẩn gây bệnh Peudomonas Solanacearum Smith. Ngoài thuốc lá vi khuẩn còn phá hại trên 197 loài thuộc 33 họ cây trồng khác, nhất là họ cà.
Vi khuẩn tồn tại trong mô cây bệnh một thời gian khá dài có thể tới 7 tháng và trong đất 14 tháng, vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ khá cao và ẩm. Vi khuẩn cư trú trong đất và xâm nhập vào cây qua vết thương sây sát.Tuyến trùng gây vết thương ở rễ cũng chính là của ngõ để vi khuẩn này xâm nhập gây hại. Ruộng bị nhiễm tuyến trùng sẻ bị bệnh nặng hơn. Vi khuẩn gây hại vào mọi giai đoạn của cây trồng nhưng thường xuất hiện 15 – 30 ngày sau trồng. Vi khuẩn xâm nhiễm và di chuyển trong các bó mạch dẫn ở thân, lá tiết ra độc tố có tác động gây héo nhanh chóng. Vi khuẩn phá hại bó mạch làm ách tắc sự vận chuyển nước và dinh dưởng trong cây. Bệnh càng nặng hơn ở giai đoạn cây đã lớn và đang thu hoạch khi nhiệt độ cao và không khí ẩm nhiều.Bệnh rất dễ lay lan bằng dịch khi hái lá, bấm ngọn hoặc xâm nhiễm qua vết thương ở rễ qua nước tưới.
3. Biện pháp phòng trừ: Nguồn bệnh chủ yếu ở tàn dư cây bệnh và ở đất cho nên các biện pháp phòng trừ cần coi trong các khâu sau:
- Không luân canh với các cây là ký chủ của bệnh.
- Không chọn vườn ươm ở đất đã trồng thuốc lá bị bệnh
- Chọn đất trồng thoát nước tốt, làm đất phơi ải kỹ, khử trùng, bón vôi.
- Tiêu huỷ tàn dư thực vật ngay sau khi thu hoạch xong.
- Làm luống cao rộng, tránh làm tổn thương cây và rễ khi chăm sóc, không tưới nước tràn.
- Diệt tuyến trùng ngây từ đầu vụ.
- Khi bệnh mới xuất hiện thì ngưng ngay việc tưới nước, xới xáo cho đến khi ruộng hết bệnh hoàn toàn.
- Dùng các thuốc sát khuẩn và trừ tuyến trùng để xử lý trên toàn bộ diện tích. Phun nhẹ trên lá và phun đẫm vùng gốc rễ cây trồng.
- Các loại thuốc kết hợp để vừa trừ tuyến trùng và trừ bệnh:
+ Trừ tuyến trùng: Etobon, sincosin,Vimoca, Marshal, .v.v..
+ Trừ vi khuẩn: Ningnamycin, Dibioxylin, Staner, Kasuran, Streptomycin 0,01% .v.v..
Ks. Lê Ngọc Hiển
(Rất mong các đồng nghiệp đóng góp thêm) lược soạn