Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Đáp án kỳ 2 - Bậc 3 - 4

BẬC 3:
Hiểu:
Câu 1: Hướng dẫn 1 hộ nông dân lên luống, trồng cây thuốc lá. Trả lời: như câu Hiểu 3-bậc 2

Câu 2: Hướng dẫn 1 hộ nông dân bón phân thúc lần 1 và vun gốc cây thuốc lá. Trả lời: như câu Hiểu 4-bậc 2

Câu 3: Nói rõ các nhóm sâu, bệnh thường hại cây thuốc lá.
Trả lời:
1. Sâu hại: gồm các loại sâu hại chính như sau:
- Nhóm miệng nhai: Sâu xám, sâu khoang, sâu xanh, sâu sừng, bọ cánh cứng…..
- Nhóm chích hút: Bọ trĩ, bọ phấn, rầy mềm…
- Nhóm động vật hại vườn ươm: Các loại kiến, dế nhũi, ốc sên…
2. Bệnh hại: Bệnh hại thuốc lá có thể chia thành 5 loại như sau:
- Bệnh hại do nấm: bệnh thối cổ rễ, bệnh thối đen thân, bệnh thối rễ, bệnh đốm mắt cua, bệnh đốm nâu, bệnh héo vàng….
- Bệnh hại do vi khuẩn: bệnh héo rũ vi khuẩn, bệnh đốm lá vi khuẩn, bệnh rỗng ruột Ervinia…
- Bệnh hại do virut: do virus: bệnh khảm TMV, bệnh khảm CMV, bệnh xoắn lá TLCV, bệnh héo đốm cà chua TSWV….
- Bệnh hại do tuyến trùng: Tuyến trùng gây thối rễ; Tuyến trùng gây sưng rễ.
- Bệnh sinh lý: đốm lá thời tiết, hư hại do dinh dưỡng, mưa đá…

Câu 4: Nhận biết các nhóm sâu, bệnh hại cây thuốc lá.
Trả lời:
1. Nhóm sâu hại:
1.1 Sâu xanh Heliothis :
Bướm dài 15 – 18mm, sải cánh rộng 27 – 35mm, cánh trước có màu vàng nâu, vàng nhạt với 3 đường vân ngang hình gợn sóng, cuối cánh có đốm màu nâu sẫm. Cánh sau vàng nhạt, râu hình lông cứng. Bướm có khả năng đẻ 200 – 3000 trứng. Bướm ưa mùi chua ngọt và có khả năng sống 10 ngày.
Trứng hình bán cầu có màu trắng sữa, kích thước 0,4 – 0,5mm, sắp nở có màu nâu. Pha trứng khoảng 4 – 6 ngày.
Sâu non thường có màu xanh, có 6 tuổi, có nhiều màu từ hồng nhạt đến trắng vàng, trắng xanh và thậm chí nâu xám, có 12 nốt đen hai bên thân, mỗi nốt có 1 lông cứng. Là loại sâu đa thực tấn công nhiều loại cây trồng thuộc họ cà và họ bầu bí. Sâu non tuổi 1, 2 thường gặm phần thịt lá chừa lại lớp màng mỏng, tuổi từ 2, 3 trở lên sâu thường ăn búp chồi làm cho thủng khuyết lá khi lớn, thậm chí ăn mất ngọn làm cho chồi nách phát triển. Sâu cũng thường đục quả.
Khi lớn, sâu thường chui xuống đất, nhào đất làm kén và hóa nhộng. Nhộng có màu nâu vàng hay màu cánh gián, cuối đuôi có đôi gai nhỏ, kích thước nhộng khoảng 16 – 23 mm

1.2 Sâu khoang Prodenia litura :
- Toàn thân bướm có màu xám bạc hay nâu đỏ, cánh trong xám trắng, cánh trước có nhiều đường hình phức tạp, mép có đương vân ngang rộng màu trăng xám, cáng trong xám trắng, hoạt động mạnh về chiều tối và ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong tán lá bờ bụi.
- Trứng thường được đẻ thành ổ, trứng hình bán cầu, đường kính mỗi quả 0,5 mm màu trắng vàng đến tím nhạt. bên ngoài ổ trứng có phủ lớp lông vàng.
- Sâu non tuổi 1 thường sống tập trung, tuổi 3 mới tách đàn đi tìm thức ăn. Sâu có màu nâu đen, đỉnh đầu có hình chữ V màu trắng, đốt bụng thứ nhất thường có một vệt đen to bao quanh và có 3 sọc vàng nhạt trên lưng. Sâu thường có 5 – 6 tuổi có kích thước 1 – 2 đến 38 – 51mm.
- Nhộng kích thước 15 – 20mm làm tổ trong đất, có mầu nâu tươi, cuối đuối có đôi gai ngắn.
Sâu khoang thường tập trung thành ổ khi còn nhỏ và ăn lá thuốc cả vườn ươm và ruộng trồng tạo thành các vết thủng rách lớn. Thậm chí khi bị hại nặng, lá thuốc chỉ còn gân và cuộng lá.

1.3 Sâu xám: Agrotis ypsilon Hufnagen
- Bướm có màu tối và nhiều lông che phủ, dài khoảng 16 – 23 mm với sải cánh dài 42 – 54 mm, trên cánh có nhiều lông phủ màu nâu tối, có 3 vệt đen ở cuối cánh và thường có 2 đốm tròn hình hạt đậu. Bướm có khả năng đẻ 200 – 2000 trứng rãi rác trên các lá sát mặt đất hoặc dưới kẻ đất, cỏ dại.
- Trứng hình bán cầu, kích thước 0,5 – 0,6 mm, ban đầu có màu trắng sữa rồi chuyển sang màu hồng rồi tím sẫm, đỉnh quả có núm lồi.
- Sâu non có màu nâu xám hay đen, có 5-6 tuổi, thường có tập tính giả chết cuộn tròn lại khi bị động. Sâu không chịu được nước, chịu đói khỏe. qua đông ở dạng sâu non và xuất hiện ngay sau khi trồng thuốc lá. Sâu thường chui lên gây hại bằng cách cắn ngay gốc, thân cây vào ban đem và ẩn nấp dưới đất và ban ngày. Sâu nhỏ tuổi 1-2 cắn biểu bì làm lá bị thủng lỗ chỗ. Sâu tuổi lớn cắn cây non có thể 3 – 4 cây/đêm. Sâu thường làm tổ hóa nhộng trong đất, trưởng thành đẻ trứng rải rác trên lá gần mặt đất hoặc kẽ đất, cỏ dại.
- Sâu thường làm tổ hóa nhộng trong đất. Nhộng có màu nâu sẫm, dài 18 – 24 mmvà có thể ở trong đất 2 – 3 tuần đến 2 tháng tùy thuộc vào thời tiết và nguồn thức ăn.

1.4 Rầy mềm thuốc lá: Myzodes Persicae Sul
- Rệp không cánh thường có hình quả trứng, nhỏ như hạt tấm, có nhiều màu xanh, vàng, đỏ và có kích thước khoảng 2mm.
- Rệp có cánh thường xuất hiện khi thiếu thức ăn để di chuyển đến nơi có sẵn thức ăn để tiếp tục gây hại.
- Rệp thường tập trung lại ở ngọn và lá non hút dinh dưỡng của cây, làm cho lá biến dạng, nhạt màu, cây không phát triển được, năng suất giảm, khi mật độ cao rệp phân tán gây hại cả các lá phá dưới. Dịch bài tiết cả rầy thường có hàm lượng đường cao thuận lợi cho mấm mốc đen phát triển làm giảm chất lượng lá thuốc.
- Để thích ứng cây thuốc lá, trong giống Myzus đã hình thành loài mới là M. nicotianae. Rệp hoàn toàn có màu đỏ và có sức sinh sản và sức sống cao hơn nhiều loài rệp đào M. persicae.
* Một điều cần lưu ý là, Rệp cũng chính là môi giới truyền bệnh khảm dưa chuột CMV.

1.5 Bọ phấn: Bemisia tabaci Gennadius
- Trứng hình ô van hay quả lê, màu trắng kích thước 0,2mm, thường đẻ ở mặt dưới lá.
- Bọ non có cánh màu trắng, tròn, thường sống 2 – 4 tuần đến 70 ngày.
- Bọ phấn chích hút dinh dưỡng trên lá làm cho gân lá bị vàng, phần biểu bì mô cũng vàng, lá bị cong, gân nổi lớn, cây chậm phát triển, ngoài ra bọ phấn còn tiết nhiều chất thải có chứa nhiều đường tạo điều kiện cho các nấm ký sinh phát triển.
* Tác hại của bọ phấn không những chích hút làm chồi và lá non thuốc lá bị khô mà quan trọng hơn lại là khả năng truyền nhiễm loại bệnh virut cho thuốc lá như bệnh virut TLCV.

1.6 Bọ trĩ: Thrips tabaci Lind
Bọ trĩ là loại côn trùng có kích thước rất nhỏ 0,8 – 1cm, là loài đa thực, sống bằng cách cưa hút dich cây. Bọ trĩ gây tác hại không lớn nhưng loài này là môi giới truyền nhiều loại virus hại thuốc lá rất nguy hiểm như héo đốm cà chua, khảm thối gân. Bọ trĩ phát triển mạnh trong mùa khô, mùa trồng thuốc lá. Nhiệt độ thích hợp cho bọ trĩ là 250C, vòng đời khoảng 10 ngày. Thời gian sống của con trưởng thành là 10 ngày, sâu non là 4 ngày. Trứng bọ trĩ hình quả thận, được đẻ thành từng chùm dưới mô biểu bì dọc theo gân lá. Bọ trĩ trưởng thành làm nhộng trong đất, giai đoạn nhộng rất ngắn. Trong điều kiện thuận lợi cứ mỗi 10 ngày mật độ bọ trĩ có thể tăng từ 5 – 7 lần. Bọ trĩ di chuyển theo hìmh thức bò hoặc nhảy. Bọ trĩ sợ ánh sáng trực xạ, nên thường tập trung gây hại mặt dưới của lá, nhưng khi trời mát bọ trĩ lên hại cả mặt trên lá. Bọ trĩ thích hại và đẻ trứng ở lá non, tập trung gây hại vào giai đoạn cây con, cũng là khoản thời gian truyền bệnh hữu hiêu nhất. Hình thức gây hại của bọ trĩ là cào cho rách biểu bì lá rồi dùng vòi liếm và hút dịch, đó cũng là quá trình truyền bệnh virus cho cây. Khi vết thương của lá lành, trên lá có màu ánh bạc.

2. Nhóm bệnh hại:
2.1 Beänh đốm mắt ếch (Cercospora nicotianae)
Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu là đốm nâu tròn về sâu lớn rộng ra từ 2mm đến 12 -15 mm, vùng tâm bệnh có màu trắng nhạt, rìa vết bệnh có màu nâu, chung quanh vệt bệnh có quầng xanh.
Bệnh phát sinh trước tiên các lá già phái dưới rồi lan dần lên trên khi thời tiết ẩm ước. Trong điều kiện khô nóng bệnh không xuất hiện hoặc xuất hiện dưới dạng vết nhỏ như đầu kim.
Các tàn dư lá bệnh chính là nguồn bệnh chủ yếu. Nấm ở đó có thể tồn tại từ 1 đến vài năm.
Bệnh phát sinh phát triển mạnh ở điều kiện ở ẩm độ cao, nhiệt độ từ 23-270C, cây sinh trưởng kém. Bệnh hại cả vườn ươm lẫn ruộng trồng

2.2 Bệnh đốm nâu (Alternaria alternate):
Triệu chứng: Thường xuất hiện trước hết ở lá giá phía dưới với các đốm tròn sũng nước, về sau vùng trung tâm bị chết và biến thành màu nâu để lại đương viền rõ nét giữa mô bệnh và mô lành, kích thước 0,6 – 3cm, thường có quầng vàng xung quanh. Gặp điều kiện thuận lợi các đốm nâu lớn hơn với các vòng đồng tâm, có thể liên kết lại với nhau làm cho cả lá rách nát mất giá trị
Bệnh này giống bệnh đốm mắt ếch gây hại khi ẩm độ cao, nhiệt độ > 250C. Cây bón thừa đạm làm bệnh phát triển mạnh hơn. Nấm bệnh qua đông trên thân cây thuốc lá và trên xác bã thuốc lá chưa phân hủy. Bệnh hại cả vườn ươm lẫn ruộng trồng

2.3 Bệnh đen thân: (Phytopthora parasitica)
Triệu chứng: Ban đầu cây bị héo đột ngột, héo vàng và rũ xuống đất, vết bệnh thường làm một bên rễ bị đen và phát triển dần từ rễ lên gốc thân, kích thước vết bệnh dài từ 20 – 30 cm. Khi bổ dọc thân cây thấy có sự hình thành các lớp đĩa màu nâu đen xếp chồng lên nhau. Bệnh hại cả vườn ươm lẫn ruộng trồng
Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh: nguồn bệnh tồn tại ở tàn dư thực vật cây bệnh trên đồng ruộng. Nấm có thể tồn tại ở tàn dư ký chủ tới 2 năm. Bệnh lây lan do gió và do nước tưới. Bệnh có liên quan đến tuyến trùng hại rễ, ruộng bị nhiễm tuyến trùng thì bệnh càng nặng hơn. Bệnh hại cả vườn ươm lẫn ruộng trồng.

2.4 Bệnh lỡ cổ rễ: (Rhizoctonia solani)
Triệu chứng: một vết thối nhỏ hình thành trên thân cây nơi tiếp giáp mặt đất, nếu thời tiết thuận lợi vết bệnh lớn dần cho đến khi bọc hết phần cổ rễ, võ thân tróc ra và cây rất dễ bị gãy đổ. Một đặc điểm là ngay cả khi cây bị vàng, chết nhưng hệ thống rễ vẫn còn sống. Bệnh thường hại nặng ở vườn ươm, ở ruộng trồng cây bị nhiễm nhẹ hơn, cây có thể phục hồi khi nhiệt độ đất vào khoảng 29,50C và được vun gốc đầy đủ.

2.5 Bệnh thán thư (Colletotrichum nicotianae tabacum):
Bệnh tường hại ở vườn ươm. Ban đầu vết bệnh là các đốm màu nhạt dạng giọt dầu có kích thước khoảng 3 mm trên lá gần mặt đất. Khi khô các đốm thường lõm có tâm màu nâu hay xám nhạt, sau thành đốm nâu đen, xung quanh có viền nâu ướt. Lá bị bệnh thường hay bị nhăn nheo biến dạng. Khi mưa nhiều, ẩm độ cao cây con bị lùn và thậm chí chết từng vạt, rễ và thân bị thối mục, nơi vết thối xuất hiện lớp nấm màu vàng trắng.
Nấm Colletotrichum nicotianae tabacum có thể sống và tồn tại lâu trên tàn dư, hạt giống, trên ký chủ và thậm chí trong đất.

2.6 Bệnh héo vàng do nấm Fusarium:
Triệu chứng: Cây bị bệnh toàn bộ lá chuyển vàng và héo rũ. Bệnh xâm nhiễm vào rễ cây làm tắc mạch dẫn. Khi chẻ thân cây phần ruột gỗ có màu nâu đỏ, phần rễ cây bị đen hoặc bị chết, thân cây bị héo khô. Bệnh hại cả vườn ươm lẫn ruộng trồng

2.7 Bệnh héo rũ vi khuẩn (Pseudomonas Solanacearum):
Triệu chứng: khi cây bị bệnh lúc đầu, một số lá mất sức trương tế bào, nên rũ xuống khi vẫn còn xanh vào ban ngày và phục hồi vào ban đêm, càng về sau héo càng nặng lá chuyển sang màu xanh vàng, các lá hèo thường xuất hiện đầu tiên ở một phía, một vài lá hoặc chỉ một phần lá làm lá biến dạng cong về một phía. Cắt ngan thân cây bệnh thấy các bó mạch hơi vàng rồi sau thâm nâu, càng về sau gỗ ruột thân cũng bị nâu đen, khi đó ở ngoài vỏ thân từ màu xanh cũng chuyển sang màu nâu đen hình thành các vết sọc dài từ dưới lên trên. Trên lát cắt bó mạch xuất hiện nhiều giọt dịch nhờn vi khuẩn màu trằng đục. Rễ chính và rể phụ bị thối đen.
Vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập vào cây qua vết thương (cơ giới, tuyến trùng….) Vi khuẩn thường xâm nhiễm và gây hại giai đoạn 15 -30 ngày sau trồng. Bệnh thường gây hại nặng ở những chân ruộng thoát nước kém hoặc nhiễm tuyến trùng. Vi khuẩn sinh sản và di chuyển trong các bó mạch dẫn của thân lá, tiết ra các độc tố gây héo nhanh chống. Vi khuẩn phá hại bó mạch, ách tắt sự vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây. Vi khuẩn tồn tại trên mô cây bệnh thời gian khá dài từ 7 – 24 tháng.

2.8 Bệnh đốm lá vi khuẩn: (Pseudomonas Syringne)
Triệu chứng: Trên lá thuốc quan sát thấy vết bệnh ban đầu có dạng giọt dầu với quầng vàng bao quanh, sau đó lớn dần và hình thành những chấm nhỏ màu nâu có kích thước 1-3mm hoặc > 1cm. Mô vết bệnh có màu nâu, nâu đen xung quanh có quầng vàng (Có thể không có quầng khi trời quá ẩm), tâm vết bệnh dễ rơi rụng khi bị lay động. Trên môt lá có thể có nhiều vết bệnh lầm thiệt hại rất nặng nhất lá các lá phía dưới, khi thời tiết ẩm ướt và cây thừa đạm bệnh có thể lây lan lên các lá tầng trên. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 24 – 280C.

2.9 Bệnh thối nhũn: (Ervinia)
Do vi khuẩn Ervinia gây ra. Bệnh thường tấn công ở vườn ươm sau khi xén lá. Các vết thối xuất hiện tại vết cắt và lan dần theo gân chính xuống nách lá rồi xuống gốc thân làm cho cây đổ gục và chết. Đôi khi trên ruộng trồng, sau khi ngắt ngọn, vi khuẩn tấn công làm lõi thân chuyển nhanh sang màu nâu theo sau là sự thối rữa và hủy hoại khối mô. Lá ngọn héo và lan dần xuống dưới. Bệnh cũng thường xuất hiện trong lò sấy trong giai đoạn ủ vàng, làm cho lá bị thối cuộng vối mùi đặc trưng và làm cho lá rơi rụng khỏi sào gát.
Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh. Bệnh phát triển mạnh khi trời ẩm ướt và có nhiều mây.

2.10 Bệnh Khảm TMV (Tobaco mosaic virus)
Triệu chứng: khi cây bị bệnh biểu hiện trên lá non có các vùng xanh sậm xen kẻ với xanh nhạt, thường các vết xanh đậm chạy theo gân lá, khi nhiệt độ cao, ẩm độ cao vùng lá bị bệnh có thể bị khô chết gây hiện tượng cháy lá, cây bị bệnh sinh trưởng kém, cây còi cọc, lá vặn vẹo…
Bệnh rất dễ lây lan bằng dịch cây bệnh qua đường cơ giới, cọ xát (do người, động vât, gió thổi làm va chạm các lá khỏe với lá bệnh…) Virus có thể chịu được nhiệt độ cao và có khả năng tồn tại lâu dài. Trong tàn dư lá, thân, rễ, bệnh virut khảm lá thuốc lá thường phát sinh và lây lan ngay từ thời kỳ vườn ươm nhưng khó thấy được bằng mắt thường vì còn giai đoạn ủ bệnh, thời gian ủ bệnh từ 20 – 30 ngày.

2.11 Bệnh Khảm dưa chuột: Cucumber mosaic vius (CMV)
Triệu chứng: bệnh xuất hiện các dạng khảm loang lỗ rất dễ nhầm lẫn với bệnh khảm thuốc lá (TMV), nhưng có thể phân biệt nhờ quan sát vết loang lỗ bất thường không bám theo gân lá, lá bị biến dạng nhiều hơn, vết bệnh phồng rộp nhiều và phiến lá thu hẹp uốn cong hơn.
Virus có dạng hình cầu, nhiệt độ ngừng hoạt động khi tới 700C.
Virus lây lan chủ yếu qua rệp (rầy mềm) và các loại chích hút khác như bọ trĩ. Virus không có khả năng tồn tại trong lá thuốc đã sấy nhưng có phổ ký chủ rộng, phát triển và lan truyền mạnh sang vụ sau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ lây lan, phát triển của bệnh là:
+ Hướng gió ảnh hưởng đến hướng di chuyển của côn trùng.
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của bệnh.
+ Các biện pháp canh tác và nguồn ký chủ phụ.

2.12 Bệnh xoắn lá thuốc lá: Tobacco Leafcurl virus (TLCV)
Triệu chứng: Biểu hiện trên lá: gân lá trở nên dày, cong queo, lá bị vặn, xoắn lại, từ gân lá có thể mọc ra các tai lá phụ mặt dưới lá làm cho lá và cả cây thuốc bị biện dạng, nhăn nheo chất lượng lá giảm nghiêm trọng và hầu như bị vụn nát hoàn toàn sau khi sấy.
Virus thường lây lan qua bọ phấn.

2.13 Bệnh héo đốm cà chua: Tomato Spotted Wilt virus (TSWV)
Triệu chứng: Trên các lá non ở ngọn xuất hiện các chấm đốm hoại sinh màu nâu ở một bên lá, phần lá còn lại vẫn phát triển làm lá biến dạng co rút lại không đều, bệnh chỉ tấn công các lá non vì vậy thường xảy ra hiện tượng rút trên đọt, nếu bệnh sảy ra sớm cây sẽ bệnh còi cọc không sinh trưởng được, lá vàng và chết, nếu bị nhiễm bệnh giai đoạn muộn các lá dưới vẫn sinh trưởng bình thường, phía ngọn phát triển lệch về một phía rồi từ từ cong vặn và rút lại, các lá dưới vẫn thu hoặc bình thường.
Nguyên nhân: bệnh gây hại do bọ trĩ truyền nhiễm bệnh virus TSWV – Bọ trĩ có đặc tính di chuyển tới thức ăn “thích khẩu” non: hành, dưa leo, cà chua- và có thể lan truyền theo gió với khoảng cách lớn, tỷ lệ % cây bị bệnh phụ thuộc vào tỷ lệ bọ trĩ truyền bệnh.

2.14 Những bệnh sinh lý
- Bệnh đốm lá do thời tiết (Weather Fleck): Bệnh đốm lá sinh lý, bệnh tổn thương do khí ozone hoặc do ô nhiễm không khí
Có nhiều bệnh không do ký sinh mà thường do thời tiết, triệu chứng bệnh đầu tiên là sự xuất hiện những vết đen rất nhỏ bằng đầu kim hoặc nhỏ hơn. Trong khoảng 3 ngày các đốm này chuyển sang màu nâu rồi trắng. Trong đa số trường hợp chỉ các lá dưới mới bị bệnh, nhưng nếu bệnh nặng các lá trên cũng có vết bệnh. Bệnh nhẹ các vết bệnh có thể cách nhau 0,6 - 1,2 cm; bệnh nặng các lá có thể dính liền nhau từng phần hay cả lá bị khô và kém giá trị.
Bệnh xảy ra sau một vài ngày có sương mù, trầm trọng nhất là những vùng thấp do sự lưu thông không khí và thoát nước kém. Khi thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triễn, bệnh thường nặng ở những cây thừa hoặc thiếu đạm
KHông có giống kháng bệnh do thời tiết.
- Tổn thương do hóa chất ( chemical injury )
Triệu chứng gồm lá bị cháy, biến dạng,dị dạng, tăng trưởng kém, cây bị chết.Những nguyên nhân thường gây tổn thương cho cây thuốc lá là:
1. Sử dụng quá liều thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc xông hơi, thuốc diệt cỏ, diệt chồi...
2. Dư lượng thuốc trừ cỏ trong đất vụ trước.
3. Bị tổn thương do bón phân, phân bón quá gần bộ rễ.
4. Ô nhiễm thuốc trừ cỏ hay chất điều hòa sinh trưởng do phun xịt hay do nước tưới.
5. Nhiễm thuốc trừ cỏ do phun xịt các vùng lân cận
6. Nhầm thuốc trừ cỏ hay chất điều hòa sinh trưởng với thuốc trừ sâu.
7. Phối trộn các loại nông dược không tương thích
Đa số các trường hợp tổn thương do hóa chất có thể tránh được nếu tuân thủ các khuyến cáo:
- Đọc kỹ và làm theo các hướng dẫn ghi trên nhãn nông dược
- Rửa thật sạch bình xịt và các thùng chưá nông dược sau khi xử dụng,không dùng bình xịt mới phun thuốc trù cỏ để phun thuốc trừ sâu bệnh
- Kiểm tra nhãn hiệu trên mỗi chai, gói, thùng.., chúa nông dược để đảm bảo không nhầm lẫn khi xử dụng

Câu 5: Thời kỳ bẻ lá gốc và vun gốc cây thuốc lá.
Trả lời:
- Sau khi trồng 25 – 30 ngày thì có thể tiến hành dọn bỏ những lá cát và xới đất vun gốc hoàn thành.
- Nếu có nhu cầu về chất lượng nguyên liệu không thu những lá gốc (vị bộ P) thì ta tiến hành loại bỏ từ 2 – 3 lá chân vào thời điểm 45 ngày sau trồng, là lúc các lá này đã hoàn thành vai trò quang hợp của nó.

Câu 6: Tác dụng vun gốc cây thuốc lá.
Trả lời:
Vun luống cao và rộng rất quan trọng trong sản xuất thuốc lá, có tác dụng:
- Chống đỗ ngã cho cây.
- Rễ phát triển mạnh nhờ t0 tăng, rễ được cung cấp nhiều Oxy hơn.
- Đất giữ ẩm lâu hơn.
- Thuận lợi cho việc tưới và thoát nước, vì vậy sẻ hạn chế được một số tác nhân lay nhiễm bệnh
- Tăng cường phát triển rễ thân.
- Tạo cho bộ rễ chính nằm sâu trong đất tránh những tác động xấu của ngoại cảnh.

Câu 7: Phận biệt đất thịt nhẹ, trung bìng, thịt nặng:
Trả lời:
Tại thực địa, lấy 1 ít đất vừa đủ ẩm (có thể nặn thành hình, không khô hoặc không quá ướt), vê thành thỏi dài 9 cm có đường kính d=3mm, cuộn thành vòng tròn có d=3cm. phân biệt như sau:
- Nêú không vê được thành thỏi : là đất cát.
- Vê được thành đoạn, viên rời rạc : Đất cát pha.
- Vê được thành thỏi nhưng bị đứt gãy : Đất thịt nhẹ.
- Vê được thành thỏi nhưng khi khoanh tròn bị đứt quảng : Đất thịt trung bình.
- Vê được thành thỏi, nhưng bị rạn nẻ khi khoanh tròn : Đất thịt nặng.
- Vê được thành thỏi, không bị rạn nẻ khi khoanh tròn : Đất sét.

Biết:

Câu 1: Các loại lá thuốc sau khi sấy theo tiêu chuẩn TC02-1999 của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.Trả lời: như câu Biết 3-bậc 2

Câu 2: Sử dụng các nhóm thuốc để phòng trừ các nhóm sâu bệnh gây hại cây thuốc lá.
Trả lời: Các nhóm thuốc BVTV thường dùng hiện nay để phòng trừ sâu, bệnh hại cây thuốc lá:
- Thuốc trừ sâu:
+ Nhóm lân hữu cơ và cacbamat: Dùng để trừ tuyến trùng như: Furadan, Basudin, Mocap…
+ Nhóm thuốc trừ sâu thế hệ mới: Dùng để trừ côn trùng miệng nhai và chích hút như: Thuốc có hoạt chất Emamectin, hoạt chất Ambamectin, Prevathon, Actara, Confidor….
+ Nhóm thuốc trừ sâu sinh học: Chủ yếu tiếp xúc, vị độc trừ nhóm miệng nhai như: Xentari, BT Met, Bt,…
+ Nhóm thuốc thảo mộc: Chủ yếu mang tính xua đổi như dịch nước ép lá và quả cây nem.
- Thuốc trừ bệnh:
+ Nhóm thuốc tổng hợp có tính lưu dẫn, nội hấp, tiếp xúc: Dùng để từ bệnh do nấm hại rễ và lá như: Ridomil, Topsin M, Mancozeb, Aliette, Score…..)
+ Nhóm gốc đồng: Dùng để trừ nấm và khuẩn, rêu như: CuSO4, Boocđô, đồng đỏ, Oxytchlorua đồng…
+ Nhóm thuốc kháng sinh: Chuyên dùng để phòng trừ các bệnh do vi khuẩn gây ra như: Validacin, Kasumin, hoạt chất Ninangmycin, Phytoxin….

Câu 3: Trình bày kỹ thuật lên luống trồng cây thuốc lá. Trả lời: như câu Hiểu 3-bậc 2

Câu 4: Trình bày quá trình chăm sóc cây thuốc lá ở ruộng sản xuất.
Trả lời:
Sau khi trồng xong, tiến hành các công tác chăm sóc trên đồng ruộng:
- Trồng dặm:
Sau khi trồng 03 ngày, trồng dặm những cây bị chết.
- Bón phân, xới xáo, làm cỏ, vun luống:
Các thao tác này thường được kết hợp với nhau và thực hiện trong các lần bón phân. Tùy vào tính chất đất mà có thể áp dụng 2 lần hoặc 3 lần bón:
* Hai lần bón:
- Lần 1: Từ 7 – 10 ngày sau trồng: 25% N – 100% P2O5 – 25% K2O, bón cách gốc 10cm, sâu 10cm về phía rãnh. Kết hợp xới nhẹ quanh gốc, làm cỏ và vun gốc vừa đủ lấp cổ thân, vét luống tưới nước vừa đủ ẩm.
- Lần 2: từ 25 – 30 ngày sau trồng: 75%N – 75%K2O, bón dưới đuôi tán lá, sâu 15 cm về phía hàng. Kết hợp xới xáo làm cỏ và vun gốc hoàn thành phải đủ cao và rộng, vét luống tưới nước đủ ẩm để tan phân cho cây hấp thụ.

* Ba lần bón:
- Lần 1:Bón lót trước khi trồng (hoặc sau trồng 7-10 ngày): 25% N – 100% P2O5 – 25% K2O. Kết hợp xới nhẹ quanh gốc, làm cỏ và vun gốc vừa đủ lấp cổ thân, vét luống tưới nước vừa đủ ẩm.
- Lần 2: từ 15 – 20 ngày sau trồng: 25% N – 25% K2O. Bón cách gốc 10 – 12cm, sâu 10 cm về phía rãnh. Có thể kết hợp xới nhẹ quanh gốc, làm cỏ và vun gốc, vét luống tưới nước vừa đủ ẩm.
- Lần 3: Từ 30 – 35 ngày sau trồng: 50% N – 50% K2O. Bón dưới đuôi tán lá, sâu 15 cm về phía hàng. Kết hợp xới xáo làm cỏ và vun gốc hoàn thành phải đủ cao và rộng, vét luống tưới nước đủ ẩm để tan phân cho cây hấp thụ.
*- Cách phân chia: Trộn đều các loại phân cần bón, chia nhỏ lượng phân theo lô - hàng từ đó tiếp tục chia theo số cây trên hàng. Trong quá trình bón, luôn trộn đảo phân. Các loại phân trộn với nhau thì nên bón dứt điểm trong ngày để tránh bị vón cục.
*- Các loại phân đạm có gốc N-NH4 bón trước, gốc N-NO3 thì bón sau.
*- Sau khi có mua to, xới phá lớp váng bề mặt luống cho đất thoáng khí.
*- Quá trình xới xáo cần phải sát trùng dụng cụ, tay chân trước khi vào ruộng. Nếu ruộng có khu vực bệnh thì phải thực hiện trật tự xới xáo, khỏe trước – bệnh sau.
- Tưới nước:
Từ khi trồng đến 30 ngày, ngoài các lần tưới khi bón phân thì không cần tưới nước trừ khi thời tiết quá nắng nóng. Chỉ cần duy trì độ ẩm đất khoảng 60% để cây phát triển hệ thống rễ xuống tầng sâu. Giai đoạn từ 30 – 50 ngày, là giai đoạn cây phát triển thân lá mạnh mẽ, cây rất cần nước nên phải thường xuyên tưới nước để duy trì độ ẩm đất khoảng 80 – 90%. Trong giai đoạn thu hoạch, nhu cầu nước giảm, chỉ cần tứơi duy trì ẩm ngay sau mỗi lần thu hoạch bằng phương pháp tưới cách hàng (Tưới một rãnh bỏ một rãnh).

- Tỉa bỏ lá cát, lá gốc:
+ Sau khi trồng 25 – 30 ngày thì có thể tiến hành dọn bỏ những lá cát trước khi vun gốc hoàn thành.
+ Nếu có nhu cầu về chất lượng nguyên liệu không thu những lá gốc (vị bộ P) thì ta tiến hành loại bỏ từ 2 – 3 lá chân vào thời điểm 45 – 50 ngày sau trồng, là lúc các lá này đã hoàn thành vai trò quang hợp của nó.
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Phòng trừ sâu: Chú ý các đối tượng: Sâu xám, dế nhũi, bọ trĩ, bọ phấn, sâu khoang, sâu xanh, rầy mềm (Rệp đào)… dùng các thuốc hóa học phù hợp cho từng loại đối tượng trên để phun trừ khi đến ngưỡng gây hại. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Chú ý khống chế nhóm côn trùng chích hút ngay từ đầu vì là đối tượng làm lây lan bệnh vi rút nguy hiểm cho thuóc lá.
+ Phòng trừ bệnh: Tốt nhất nên cần nắm rõ các điều kiện thòi tiết và áp lực bệnh của từng giai đoạn sinh trưởng mà phun phòng định kỳ các loại thuốc phù hợp để phòng trừ các bệnh có thể xuất hiện trên đồng ruộng như: Nhóm bệnh hại thân rễ, nhóm bệnh hại trên lá. Vì là phun phòng định kỳ nên cần lưu ý đến qui định về dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm nông nghiệp. Ưu tiên sử dụng các nhóm thuốc sinh học.
- Ngắt ngọn, hãm chồi:
Đây là biện pháp bắt buộc trong sản xuất thuốc lá để kéo dài thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng nhằm nâng cao năng suất chất lượng lá.
Khi trên đồng có 50% số cây xuất hiện nụ hoa thì tiến hành ngắt nụ hoa và ngọn chừa lại lá có chiều dài khoảng 20cm. Ngắt xong dùng Accotab 330 EC để hãm chồi. 1 chai Accotab 330 EC (100ml) pha với 10 lít nước, cho vào chai nhựa (chai nước khoáng, chai nước rữa chén… )trên nắp gắn một van ruột xe đạp làm vòi chảy. Đặt vòi của bình thuốc tại đỉnh ngọn vừa ngắt, bóp nhẹ cho nước thuốc chảy xuống đến khoảng 1/2 thân cây thì ngưng, sau đó nước thuốc sẻ tiếp tục chảy xuống đến gốc. 10 lít nước dung dịch thuốc sẻ xử lý được 1000cây, 1 ha cần dùng 20 chai Accotab 330EC.
Một tuần sau tiến hành kiểm tra và loại bỏ những chồi còn sót. (do sơ sót trong quá trình dùng thuốc hãm chồi).

Câu 5: Ảnh hưởng của quá trình ra hoa, kết trái đến chất lượng lá của cây thuốc lá.
Trả lời:
- Cây trồng luôn có ưu thế ngọn. Khi xuất hiện nụ hoa cây thuốc lá bắt đầu lấy dinh dưỡng và vật chất từ các lá để nuôi hoa và trái. Vì vậy sẻ làm cho vật chất trong lá bị hao hụt nghiêm trọng nên không những chất lượng lá sau khi sấy giảm mà còn làm cho năng suất cũng giảm đáng kể.
- Khi không loại bỏ nụ hoa và chồi nách sẽ làm cho tốc độ lá thuốc chín nhanh hơn bình thường. Đây cũng là một lý do làm bị dội lò (thừa lá thuốc) trong khâu sấy, khi đó lò sấy sẻ bị vượt công suất, vì vậy cũng làm giảm chất lượng thuốc lá sau khi sấy.
- Nếu trên ruộng thuốc lá xuất hiện hoa sẻ hấp dẫn côn trùng đến đẻ trứng, phát triển và gây hại nhất là sâu xanh, sâu khoang điều này cũng sẻ làm giảm năng suất và chất lượng lá nguyên liệu.
Câu 6: Chọn đất trồng thuốc lá vàng sấy, Burley Trả lời: như câu 5-bậc 1. Riêng đối thuốc Burley, độ mùn của đất > 1,5%.

Làm được: (Mô tả)
Câu 1: Bấm ngọn, tỉa chồi và dùng thuốc hãm chồi cây thuốc lá. Như câu Làm được 1-bậc 2
Câu 2: Phòng trừ sâu bệnh cho vườn ươm. Như câu Làm được 3-bậc 2
Câu 3: Tưới rãnh ruộng trồng cây thuốc lá (cách tưới, thời gian tưới trong ngày)
Trả lời:
Việc tưới nước vô cùng quan trọng trong sản suất thuốc lá. Cần thực hiện các vấn đề sau:
- Chất lượng nước tưới: Nguồn nước tưới không được nhiễm bệnh, nhiễm Chlo, nhiễm phèn sắt – nhôm, nhiễm mặn, nhiễm thuốc BVTV. Nguồn nước có thể sử dụng được là nước sông, suối, giếng đào. Trong điều kiện bất khả kháng phải tưới nước ở ao, vịnh thị lấy nước ở tầng mặt và cần quan tâm đến hàm lượng đạm trong nước.
- Việc tưới rãnh cần phải có hệ thống dẫn nước đầu nguồn (Thiết kế mương hoặc ống tưới) và các nhánh dẫn nước vào các lô, thữa. Nước được dẫn trực tiếp vào ngập 2/3 từng rãnh cho ngấm đều vào hai bên mép rãnh trong thời gian từ 15 – 20 phút tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây thuốc lá.
- Giai đoạn tưới:
+ Mới trồng: tưới ngập 2/3 luống, lượng nước này giúp cây nhanh phục hồi sinh trưởng.
+ Tưới lần 2 khi bón thúc lần 1 vào lúc 7 – 10 ngày sau trồng, tưới ngập 2/3 luống trong 15 phút. Sau đó ngưng tưới cho tới khi cây có biểu hiện héo (Điểm héo) thì mới tưới tưới lại nhưng chỉ ngập 1/2 luống. Mục đích tập tính chịu hạn cho cây và phát triển rễ xuống tầng sâu.
+ Giai đoạn từ 30 – 50 ngày tuổi, cần tưới liên tục, ngập 2/3 luống trong 20 phút, để duy trì A0 đất tương đối cao (85 – 90%). Mục đích giúp cho cây phát triển thân lá, tăng cường quang hợp tích lũy vật chất.
+ Giai đoạn thu hoạch, nhu cầu nước giảm dần, nên giảm lượng nước tưới để thuận lợi cho quá trình chín và sấy lá cho chất lượng cao, nhưng cũng phải đảm bảo A0 đất từ 55 – 60%. Tưới ngập 1/2 luống hoặc tưới cách luống (Tưới 1 luống – bỏ 1 luống) cho đén khi thu xong lá trung châu. Trong giai đoạn thu lá nách trên và lá ngọn, do tán lá đã thưa, thời tiết bắt đầu nắng nóng thì cần tưới nhiều nước hơn ngập 2/3 luống trong thời gian lâu hơn.
* Một số lưu ý:
- Không tưới vào thời điểm nóng nhất trong ngày, vì cây đang háo nước nhất và cây sẻ bị héo do hút nước thái quá làm vỡ tế bào.
- Trong điều kiện thời tiết bình thường, khoảng thời gian từ 9 – 10 giờ mà cây bị héo là cây đang rất tthiếu nước, cần cung cấp nước cho cây ngay. Nếu tình trạng này kéo dài thì cây sẻ ngừng sinh trưởng và giảm năng suất chất lượng.
- Cây thuốc lá là cây ưa ẩm nhưng rất sợ úng. Vì vậy cần hết sức tránh tình trạng ngập úng cho cây.
Câu 4: Thiết kế ruộng trồng thuốc lá cho hộ nông dân. Như câu 3-bậc 2, chú ý:
- Nếu đất có độ dốc, thiết kế luống theo đường đồng mức
- Luống trồng nên cùng chiều với hướng gió
- Luống trồng theo hướng Đông – Tây
- Nếu mặt bằng ruộng không đồng đều cắt luống thành từng ô để dể tưới tiêu
- Mương dẫn nước tưới và mương tiêu nước
BẬC 4:
Hiểu:
Câu 1: Nói rõ các nhóm sâu, bệnh thường hại cây thuốc lá. Trả lời: như câu Hiểu 3-bậc 3
Câu 2: Thời kỳ bẻ lá gốc và vun gốc cây thuốc lá Trả lời: như câu Hiểu 5-bậc 3

Câu 3: Biểu hiện của cây thuốc lá bị thừa đạm, thiếu lân cách xử lý.
Trả lời:
- Đạm: Là cơ sở sống của thực vật. Để xúc tiến mạnh cho sự sinh trưởng, cây trồng khi được cung cấp đầy đủ Đạm sẽ mọc nhanh, thân lá phát triển, quá trình đồng hóa các vật chất dinh dưỡng mạnh và làm tăng năng suất cây trồng.
Thừa đạm thường xuất hiện do bón nhiều đạm, bón đạm muộn, đang thu hoạch gặp mưa giông, trồng thuốc lá trên đất có hàm lượng mùn cao.
Thừa đạm làm cho cây thuốc lá có màu xanh tối, kích thước lá lớn, lá khô ráp, mặt lá xù xì và rất khó chuyển màu vàng trong khi sấy. Sau sấy lá thường có màu nâu đỏ hoặc nâu tối, lá giòn nát, gân thô. Thừa đạm cây thuốc lá dễ nhiễm bệnh. Thời gian sinh trưởng kéo dài, quá trình chín kỹ thuật chậm ảnh hưởng đến hàm lượng nicotine trong lá thuốc đó cũng là biểu hiện thừa đạm.
Cách xử lý:
+ Ngoài đồng ruộng, thường xuyên tưới nhiều nước hơn so với bình thường. Với áp lực nước lớn sẽ kéo bớt một phần đạm thừa trong đất xuống tầng sâu vượt khỏi tầm rễ của cây làm giảm khả năng hút đạm của cây (đối với đất cơ giới nhẹ)
+ Ngắt nụ hoa chậm hơn bình thường: Chỉ ngắt nụ hoa khi đã có 100% số cây đã nở hoa. Biện pháp này cũng làm tiêu tốn đáng kể lượng đạm thừa trong lá.
+ Trong lò sấy: Vào lò thưa hơn bình thường, giết màu sớm hơn; ủ vàng ở nhiệt độ thấp từ 320C nâng chậm dần lên 380C, trong quá trình ủ cần mở cửa thoát ẩm sớm, kéo dài thời gian ủ vàng hơn bình thường. Khi lá đã bắt đầu héo và 2/3 lá đã chuyễn vàng thì có thể chuyển giai đoạn (phải chấp nhận có một số lá có màu vàng xanh)

- Lân: Là thành phần thiết yếu của cây, kích thích cho sự phát triển của rễ, tăng năng suất, xúc tiến việc chín sớm và cải thiện phẩm chất. Lân giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa Hydrat cacbon trong cây, có tác dụng tốt đến kết cấu lý học của lá thuốc cũng như lá có màu vàng sáng. Cây thiếu lân tường khó nhận biết trên đồng ruộng, chỉ đến khi thiếu lân trầm trọng mới có thể thấy lá có màu xanh đậm, kích thước lá nhỏ, lá đứng thẳng. Thiếu lân thể hiện qua việc giảm năng suất và chất lượng thuốc lá. Vì vậy cần xác định vùng đất thiếu lân để cung cấp ngay từ đầu bằng các loại lân dễ tiêu như Super lân, DAP, Lân kép (Triple superphosphate). Việc phun qua lá các chế phẩm Siêu lân cũng chỉ mang tính tạm thời và hiệu quả không được cao .

Câu 4: Biểu hiện của cây thuốc lá bị hạn (thiếu nước).
Trả lời:
- Quan sát thấy tốc độ sinh trưởng của cây thuốc lá chậm lại.
- Cây cằn cỏi, kích thước lá nhỏ, chiều ngang lá hẹp lại và dày lên, màu xanh tối, tế bào lá chặt khít làm cho bề mặt lá sần sùi, rìa lá hóe rũ xuống. Lá có vẻ dựng đứng lên.
- Lá chín không đồng đều và khó chuyển vàng trong giai đoạn ủ. Sau khi sấy lá có màu tối, các vật chất có lợi cho tính chất hút kém.
- Biểu hiện này thường gặp vào cuối thời kỳ thu hoạch, còn lại 4 – 5 lá trên ngọn.
- Vào khoảng 9-10 giờ sáng lá cây héo rủ và cong xuống.


Câu 5: Giải thích nguyên lý thẩm thấu tế bào và suy ra cách bón phân hóa học khoa học cho cây thuốc lá.
Trả lời:
Để hiểu về tính thẩm thấu của tế bào cần nắm một số khái niệm sau:
• Khuếch tán.
Khuếch tán là hiện tượng các phân tử của chất phân tán di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn. Sự chuyển động này sẽ dừng lại khi hệ thống cân bằng (cân bằng nồng độ). Nước là một dung môi để hòa tan ( khuếch tán ) các muối ( phân bón) thành các ion
• Sự thẩm thấu tế bào
Tế bào chịu một áp suất của các chất hòa tan trong dịch tế bào gọi là áp suất thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu đó thay đổi theo nồng độ của dịch tế bào: nồng độ càng cao thì áp suất thẩm thấu càng lớn và chính áp suất thẩm thấu có vai trò quan trọng trong việc hút nước của tế bào, áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào nồng độ phân tử, nhiệt độ, sự điện ly của dung dịch. Khi tế bào hút nước các ion hòa tan trong nước sẽ theo vào tế bào là chất dinh dưỡng nuôi cây. Các ion có điện ly càng thấp thì chúng chui vào càng nhanh. Các ion hóa trị 1 (Na+, K+ ) chui vào tế bào nhanh hơn các ion có hóa trị 2 (Ca++, Mg++ ), Cl-, I- vào tế bào dễ hơn SO4-- . Nếu cùng độ điện ly, chất nào có ion màng hydrate lớn khó thẩm thấu hơn chất có kích thước ion lớn. Những ion cần cho đời sống của cây như P, K có thể đi vào tế bào rất nhanh và tập trung ở trong đó mặc dù nồng độ đã cao hơn rất nhiều lần so với nồng độ của nó ở môi trường.
*/ Dựa vào tính thẩm thấu của tế bào để đưa ra cách bón và phương pháp bón phân cho cây trồng:
- Bón phân phải tưới đủ nước để cho phân bón phân ly thành những ion tạo điều kiện cho tế bào lông hút hấp thụ.
- Chia phân bón làm nhiều lần bón cho phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây đồng thời tránh hiện tượng nồng độ các muối khoáng quá cao tại vùng rễ, gây ra hiện tượng co nguyên sinh kéo dài làm cho tế bào lông hút bị mất nước dẫn đến khô rễ và cây bị chết.
- Tính toán khoảng cách bón hợp lý (không quá xa hoặc không quá gần) vừa tạo điều kiện cho phân bón phát huy tác dụng vừa tránh hiện tượng co nguyên sinh như ở trên. Cũng trên cơ sở khuếch tán phân tử, để khắc phục hiện tượng cây trồng bị ngộ độc phân bón bằng cách tưới nhiều nước để các phân tử phân bón khuếch tán ra môi trường, giảm nồng độ muối khoáng ở vùng rễ, giúp cây dần hồi phục.

Câu 6: Mô tả lá thuốc đúng độ chín kỹ thuật.
Trả lời:
1. Những biểu hiện của lá khi đạt độ chín kỹ thuật : Các biểu hiện hình thái như sau :
• Thịt lá chuyển sang xanh vàng, rồi vàng xanh, xung quanh rìa và đuôi lá màu vàng nhạt.
• Phần thịt lá nằm giữa các gân dúm lên, mặt lá trở nên gồ ghề. Có độ dính cao.
• Góc đóng lá với thân chính lớn hơn, có khuynh hướng rũ xuống, lông trên phiến lá dễ rụng.
• Các gân phụ và gân chính chuyển sang màu trắng sữa, lá dễ bị gãy, khi bẻ nghe tiếng gãy giòn không dính theo biểu bì thân.
Trong điều kiện bình thường chín kỹ nghệ trùng với chín hình thái. Tuy nhiên có một số trường hợp do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác làm cho độ chín kỹ nghệ không trùng với chín hình thái.
2. Những ảnh hưởng của điều kiện trồng trọt và ngoại cảnh đến độ chín :
• Yếu tố làm lá chín chậm:
+ Bón thừa đạm, hoặc bón đạm trễ quá.
+ Đặc tính của giống.
+ Thời tiết nắng hạn. Tưới thiếu nước.
+ Ngắt ngọn sâu.
• Yếu tố làm lá chín nhanh (chín ép):
+ Đất bị thừa nước do tưới nước quá nhiều hoặc do mưa gây úng ngập.
+ Lớp đất canh tác mỏng, đất bị hốc.
+ Không ngắt ngọn, diệt chồi.
+ Bộ rễ bị hại do tổn thương cơ giới hoặc do bệnh tấn công.
+ Nhiệt độ không khí cao.
+ Cây bị thiếu đạm

Câu 7: Phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM
Trả lời:
IPM là sự kết hợp một cách đúng đắn các biện pháp phòng trừ khác nhau trong suốt quá trình trồng trọt nhằm duy trì mật độ dịch hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
Các nhóm biện pháp phòng trừ sâu bệnh:
1. Sử dụng giống kháng bệnh, sạch bệnh.
2. Biện pháp canh tác:
a) Luân canh, xen canh: Luân canh hiệu quả phòng trừ cần:
- Điều tra thành phần sâu bệnh;
- Xác định thời gian tồn tại của nguồn bệnh;
- Xác định phổ ký chủ của nguồn bệnh;
- Xác định điều kiện trồng trọt vụ trước, cơ cấu cây trồng;
- Xác định kế hoạch luân canh.
b) Kỹ thuật làm đất;
f) Mật độ gieo trồng;
c) Phân bón;
h) Trồng cây dẫn dụ
d) Thời vụ;
e) Nước tưới;
g) Vệ sinh đồng ruộng.
3. Biện pháp sinh học:
- Sử dụng ký sinh, thiên địch..
- Chế phẩm sinh học BT, NPV…
- Các chất kháng sinh đối kháng: Viladacin (trừ bệnh khô vằn, lở cổ rễ…), Kusamin (trừ bệnh phấn trắng, đạo ôn và đốm sọc vi khuẩn hại lúa..).
4. Biện pháp cơ giới, vật lý:
- Sử dụng nhân lực bắt sâu, tổ chức bẫy bả
- Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ, tia X, chất hóa học
5. Biện pháp hóa học:
Khái niệm: Biện pháp hóa học BVTV là dùng các chất độc hóa học đề ngăn ngừa dịch hại, bảo vệ cây trồng, nông sản, hạn chế tác hại của chúng gây ra. Ưu tiên dùng thuốc sinh học.
Nguyên tắc sử dụng thuốc: Theo nguyên tắc 4 đúng
- Một là, dùng đúng thuốc;
- Hai là, dùng đúng lúc:
+ Vào giai đoạn sâu bệnh mẫn cảm với thuốc nhất;
+ Thời điểm phun an toàn, hiệu quả nhất;
+ Thuốc nội hấp phun buổi sáng vì cây dễ hấp phụ.
- Ba là, dùng đúng liều lượng và nồng độ
- Bốn là, dùng đúng cách

Câu 8: Thế nào là dư lượng hóa chất trong sản phẩm nông nghiệp? Ảnh hưởng của dư lượng hóa chất đến chất lượng sản phẩm như thế nào?
Trả lời:
- Theo qui định của Food and Agriculture Organization (FAO - Tổ chức Lương Nông Thế giới) thì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là những chất đặc thù tồn lưu trong lương thực và thực phẩm, trong sản phẩm nông nghiệp và trong thức ăn vật nuôi do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây nên. Những chất đặc thù này bao gồm hoạt chất và các phụ gia ở dạng hợp chất ban đầu, các sản phẩm chuyển hóa trung gian và sản phẩm phân giải ở dạng tự do hoặc liên kết với các chất trong thực vật có hại tới sức khỏe con người và động vật máu nóng (gọi chung là chất độc). Những chất độc này có thể tồn lưu ở lớp biểu bì (gọi là dư lượng biểu bì) ở trong lớp biểu bì (dư lượng nội bì) hoặc ở phía ngoài lớp biểu bì (dư lượng ngoại bì). Dư lượng này được tính bằng mg (miligam) hoặc μg (microgam) trong 1 kg nông sản. Từng loại thuốc đối với từng loại nông sản đều được qui định mức dư lượng tối đa cho phép mà không gây hại đến cơ thể người và vật nuôi khi ăn nông sản đó.
- Sản phẩm nông nghiệp làm ra là để người tiêu dùng sử dụng bằng cách ăn, uống, hút …Khi các sản phẩm này nhiễm các hóa chất BVTV vượt mức cho phép sẻ xảy ra theo hai hướng: Một là các hóa chất này tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Hai là các hóa chất này kết hợp với các chất khác có trong sản phẩm hoặc các chất là thành phần của sản phẩm tạo ra các chất có độc tính cao hơn. Cả hai hướng này có thể gây ra các bệnh mãn tính hay cấp tính cho người tiêu dùng. Như vậy các sản phẩm bị nhiễm các hóa chất vượt mức cho phép của Tổ chức y tế thế giới (WHO) có thể được xem là sản phẩm có chất lượng cực kém, không nên sử dụng.

Biết:
Câu 1: Sử dụng các nhóm thuốc để phòng trừ các nhóm sâu bệnh theo các loại cây thuốc lá.
Trả lời: như câu Biết 2 bậc 3
Câu 2: Trình bày quá trình chăm sóc cây thuốc lá ở ruộng sản xuất
Trả lời: như câu Biết 4-bậc 3
Câu 3: Ảnh hưởng của quá trình ra hoa, kết trái đến chất lượng lá của cây thuốc lá.
Trả lời: như câu Biết 5 -bậc 3
Câu 4: Hướng dẫn kỹ thuật xây lò sấy cho nông dân.
Trả lời:
Việc xây lò sấy là của các thợ hồ, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Kích thước lò phải phù hợp với diện tích trồng thuốc lá.
Để xác định diện tích lò phù hợp với diện tích trồng, có thể tính toán theo công thức sau:
S: diện tích lò, T: số tầng để gác thuốc, N : số sào ruộng trồng (1000m2);
ví dụ diện tích ruộng trồng 1,6 ha ( 16 sào ), lò xây có 6 tầng gác thuốc; diện tích lò cần:
S = 10 x N / T = 10 x16 / 6 = 26,6 # 27 m2 6
Như vậy có thể xây lò có kích thước ( 5x5,5)m hoặc (5x6)m
- Lò không quá xa nơi sản xuất để tránh vận chuyển nhiều, dập nát lá
- Lò phải khuất gió.
- Hướng bầu đốt: Đối với bầu đốt bằng vỏ trấu thì cần tránh hướng gió.
- Cửa hút gió phải phân bố đều ở các tường lò và thấp hơn hệ thống dẫn nhiệt. Tốt nhất là hệ thống hút ngầm.
- Cửa thoát ẩm cũng phân bố, phía trên của tầng xà gồ trên cùng và có diện tích lớn hơn cửa hút gió 1,5 lần. Cửa thoát trần sẻ thoát ẩm tốt hơn cửa thoát bên.
- Cứ mỗi 2 tầng cần bố trí 1 của kiểm tra thuốc.
- Nếu lợp bằng mái tol kẽm thì phía dưới mái tol cần có lớp cách nhiệt bằng cót ép hoặc bằng bao đay để tránh hiện tượng đọng nước và nhiểu xuống lá thuốc.
- Bố trí cửa kiểm tra nhiệt kế sao cho khi đặt nhiệt kế thì bầu của nhiệt kế ở vị trí 1/4 đuôi lá. Đồng thời phải tránh vị trí ngay trên cửa hút.
- Các tầng xà gồ cần được liên kết với nhau bằng những thanh đối, để tránh xà gồ bị võng xuống rất dễ bị rớt sào thuốc trong khi sấy.
- Lò phải đảm bảo công tác PCCC.

Câu 5: Vai trò phân vi lượng Bo, Mg, S...đối với cây thuốc lá.
Trả lời:

1. Calcium (Ca):
Calcium là thành phần vách tế bào. Canxi tham gia vào quá trình phân chia tế bào. Canxi có vai trò trong việc làm màng tế bào vững chắc và duy trì cấu trúc của nhiễm sắc thể. Canxi có tác dụng hoạt hóa một số enzim, đặc biệt là ATP. Calcium là chất giải độc cho cây thông qua quá trình trung hòa các axit hữu cơ.
Dù nhu cầu calcium tương đối cao, ít khi người ta quan tâm đến nguyên tố này trong công thức phân bón thuốc lá bởi hiếm khi thấy triệu chứng thiếu hụt của chúng ở ruộng trồng nếu áp dụng quy trình trồng trọt và bón phân bình thường. Phân bón dùng cho thuốc lá thường có chứa lượng calcium lớn như superphosphate và vôi, thường đáp ứng được nhu cầu của cây trồng. Tuy nhiên, sử dụng các loại phân bón nồng độ dưỡng chất cao và các nguyên vật liệu chứa ít vôi thì cần phải lưu ý bổ sung vôi cho chúng.
Thiếu Ca làm tăng amino axit tự do và hạn chế tổng hợp protein trong cây thuốc lá.
Thiếu calcium thường thể hiện bằng triệu chứng chót lá ngọn có hình móc câu cong xuống dưới. Trường hợp thiếu nặng, đỉnh sinh trưởng có thể chết hoặc vỏ hạt không hình thành được. Nếu đỉnh sinh trưởng không hư hại hoặc chết và sau đó cây phát triển lại, thì phần chót lá và mép lá sẽ biến mất, làm cho lá trồng giống hình vỏ sò. Thực chất, triệu chứng thiếu canxi xảy ra trên các lá ngọn cho thấy trong khoảng thời gian cây bị thiếu calci được vận chuyển từ các mô già về đỉnh sinh trưởng. Thiếu calci cũng có thể làm cho lá của vị bộ phía trên có màu xanh sẫm và dầy hơn. Các tình trạng này có thể kết hợp với nhau làm cho lá thuốc có chất lượng rất xấu.
Thiếu calci thường xảy ra khi có lượng mưa đầy đủ và nhiệt độ ấm áp một thời gian ngắn sau khi vun cao. Những giống không thể hút và vận chuyển đủ calci tới nụ hoa và những lá phía trên trong thời kỳ tăng trưởng nhanh thì dễ bị ảnh hưởng nhất. Có giả thiết cho rằng sự sinh trưởng của bộ rễ của một số giống không thể bắt kịp sự sinh trưởng của lá và thân khi gặp điều kiện tăng trưởng lý tưởng. Khi tốc độ tăng trưởng trở nên bình thường hơn, cây thuốc lá sẽ vượt qua sự thiếu hụt calci “tạm thời” và ra lá bình thường trong giai đoạn sau.
Calcium thường được bón dưới dạng vôi bột Ca(OH)2, đá vôi nghiền (CaCO3), đá dolomit MgCa(CO3)2. Việc cung cấp calcium đối với đất axit thường kết hợp với trung hòa lượng axit dư trong đất.
Đối với đất cát nghèo calci và chua chúng ta phải bón vôi theo cách sau :
- Bón bằng bột vôi (Ca[OH]2) : khi pH đất < 5,5, theo lượng yêu cầu của chỉ tiêu độ bón vôi của bảng phân tích đất để đưa pH lên khoảng 5,8. Không được thừa vôi.
- Bón bằng đá vôi nghiền (CaCO3), đá dolomit nghiền (MgCa[CO3]2) với hàm lượng từ 200 – 500 kg/ha khi pH đất > 5,5 và đất thiếu vôi.
Bón vôi theo cách bón vãi và trước khi trồng ít nhất 7 – 10 ngày.

2. Magnesium (Mg):
Ma-nhê là thành phần diệp lục trong lá cây. Ma-nhê thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân, giúp di chuyển tinh bột đường trong cây. Vì thế mất màu xanh là triệu chứng đầu tiên của thiếu ma-nhê, sự hủy hoại các lục tố khởi đầu từ các lá bên dưới; và trên mỗi là nó bắt đầu tại chót lá và mép lá kéo dài về phiến lá và vùng trung tâm. Các gân lá vẫn giữ màu xanh trong khi mô phiến lá chuyển vàng. Trường hợp quá nặng lá có thể trở nên trắng hoàn toàn, cho thấy các sắc tố vàng cũng bị hủy hoại theo. Hiếm khi lá phát triển các đốm chết. Triệu chứng thiếu ma-nhê có thể xuất hiện hầu như ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào, nhưng đa số thường xảy ra sau khi cây đạt kích cỡ đáng kể, có lẽ vào thời điểm ra hoa và thường gặp nhất là trong giai đoạn tăng trưởng nhanh và có nhiều cơn mưa lớn. Thiếu ma-nhê thường xảy ra trên các loại đất cát pha thịt hoặc đất cát.

Lá thiếu ma-nhê khi sấy có màu nâu đục, nâu tối và nâu nhẹ và mỏng một cách không bình thường, không có độ dẻo và kết cấu như tờ giấy. Có thể quan sát được sự khác biệt giữa các giống trong thể hiện thiếu ma-nhê.
Cây biểu hiện thiếu ma-nhê có tỷ lệ ma-nhê ở lá phía dưới thấp hơn những lá phía trên, trái lại những cây bình thường có tỷ lệ ma-nhê trong lá dưới thấp cao nhất. Ma-nhê có thể gây tác động trái ngược lên sự hấp thu các ion khác giống như một số ion thường gặp. Tăng lượng kali và calci trong dung dịch nuôi cấy, hàm lượng của các nguyên tố trong cây thuốc lần lượt tăng lên nhưng trái lại ma-nhê lại giảm. Trong loại đất có lượng ma-nhê hữu hiệu thấp, lượng ma-nhê trong lá sẽ càng thiếu trầm trọng khi cây được bón thừa kali.
Có thể làm giảm triệu chứng thiếu ma-nhê trong cây bằng cách phun phân bón lá, nhưng các vùng bị mất màu xanh trên lá vẫn không thể phục hồi được trong giai đoạn sau xử lý. Xử lý bằng một lượng tương đương 20,1 kg ma-nhê hữu hiệu cho mỗi ha là thích hợp nhất. Trong trường hợp có mưa và có khả năng xảy ra trực di thì tốt nhất là nên bón bổ sung ma-nhê.
Thường người ta sử dụng 2 nguồn ma-nhê để bón cho thuốc lá. Dùng đá vôi dolomit để cung cấp lượng ma-nhê khá lớn. Hoặc trong các phân bón hỗn hợp người ta thường cho một lượng ma-nhê bằng khoảng ½ lượng N trong công thức. Hai nguồn này có thể đủ cung cấp số lượng yêu cầu ngoại trừ trong những trường hợp ở nơi đất hay bị thấm lậu. Bón ma-nhê bằng phân bón tổng hợp có chứa ma-nhê hoặc MgSO4, MgO.
Khi dùng riêng lẻ MgSO4 hoặc MgO thì nên bón vào giai đoạn đầu khi bón vôi.

Các nguyên tố vi lượng:
1. Bor (B):
B Có vai trò trong hoạt động của một số enzim. B làm tăng khả năng thẩm thấu của tế bào, qua đó làm tăng vận chuyển hydrat cacbon. Bo là nguyên tố thiết yếu đối với quá trình tổng hợp protein. Bo có tác động chính đến quá trình phân chia tế bào và sử dụng canxi. Bo có tác dụng làm tối ưu hóa tỷ lệ K/Ca trong cây.
B tham gia vào quá trình hình thành lignin và sự phát triển của mô phân sinh ngọn cây thuốc lá. Do vậy triệu chứng thiếu B thường xuất hiện ở đỉnh sinh trưởng của cây.

Hiện tượng thiếu B trong cây thuốc lá ít khi xảy ra trong điều kiện đồng ruộng khi tuân thủ các biện pháp trồng trọt thông thường. Khi có xảy ra, thì thường trên những loại đất có độ pH từ 6,2 hoặc cao hơn. Triệu chứng thiếu B dễ xảy ra khi cây ở giai đoạn tăng trưởng nhanh.
Thiếu bor ở đầu thời kỳ sinh trưởng các lá ngọn ở trên trở nên giòn bất thường và gân chính của lá bị vỡ ở nhiều điểm. Hiện tượng này dễ xảy ra khi bón nhiều đạm, khi cây tăng trưởng nhanh, và độ ẩm cao.
Thuốc lá vàng sấy chỉ cần một lượng nhỏ B, và chỉ hơi thừa một ít sẽ có tác động xấu đến cây. Trong điều kiện đất quá khô hạn có độ pH = 7, bón 0,34kg B/ ha đủ để khắc phục tình trạng thiếu trầm trọng nói trên, và trong một số trường hợp, bón 1,0 kg B/ ha sẽ gây ngộ độc cho cây non.
Đối với các đất trồng thuốc lá vàng sấy ở phía Nam, nếu ruộng chưa có biểu hiện trước đây thì chỉ cần bón 3 kg borax trên 1 ha. Nếu ruộng trước đây đã có biểu hiện thiếu bor thì phải bón khoảng 9 kg borax/ha. Thời điểm bón thường trộn đều trong các lần bón phân.

2. Mangan (Mn):
Chức năng chủ yếu Mn là họat hóa hệ thống enzym. Các enzym này liên quan mật thiết với quá trình quang hợp và sự hình thành lục lạp của cây thuốc lá.
Thiếu mangan chỉ thấy rải rác ở ruộng trồng thuốc lá vàng sấy trên các loại đất vốn đã thiếu mangan. Điều này thường xảy ra trên những đất kém thoát nước, ít khi dùng để trồng thuốc lá. Ở những loại đất thiếu Mn, triệu chứng thiếu ban đầu thấy rất rõ là các lá non bị úa vàng. Mô nằm giữa các mạch biến thành màu xanh nhạt đến gần như trắng. Trong giai đoạn sinh trưởng mạnh, hiện tượng vàng úa kèm theo các đốm hoại tử và các mô bị nhiễm có thể bong khỏi lá. Sự hình thành đốm bệnh thường kèm theo hiện tượng cây bị còi cọc từ vừa đến nặng.
Thiếu Mn ở cây thuốc lá thường thấy trên những loại đất bón quá nhiều vôi. Độ pH đất cao làm cho những phân tử Mn trong đất biến thành các dạng không hòa tan, giảm lượng Mn hữu hiệu cung cấp cho rễ thuốc lá. Đất có pH đất lớn hơn 6,2 gây ra triệu chứng thiếu mangan dẫn đến hình thành đốm bệnh ở các lá chân rất khó phân biệt với bệnh đốm lá thời tiết do nồng độ ozone cao một cách bất thường trong khí quyển. Triệu chứng thường thấy có ở các lá phía dưới và giai đoạn đầu bộ rễ phát triển trong lớp đất chứa nhiều vôi nên mangan đã bị cố định, giai đoạn tăng trưởng về sau có vẻ bình thường bởi bộ rễ đã xuyên qua độ sâu hơn, nơi đây đất có độ chua khá lớn, cung cấp đủ lượng mangan cần thiết.
Thời gian thừa độ ẩm quá lâu, hoặc lớp đất cứng làm rễ kém phát triển xuống lớp sâu hơn, nơi có độ pH thấp hơn và chứa đủ lượng mangan hữu dụng. Vì vậy, cuối cùng triệu chứng thiếu mangan cũng xuất hiện ở các lá phía trên.
Sunphát mangan là một nguồn mangan tương đối dễ hòa tan và rẻ tiền có thể dùng để phun lên lá hoặc bón vào đất. Các nguồn mangan chế biến đắt tiền hơn thường thích hợp cho phun trên lá, nhưng không hiệu quả cao so với sunphát mangan bón vào đất. Khi xử lý nên trộn mangan với các loại phân bón có tính acid để làm tăng hiệu quả, và bón theo dãy.
Bón mangan trên lá có thể là cách bón có hiệu quả để khắc phục tình trạng thiếu mangan bởi mức sử dụng mangan khi phun lên lá tuy thấp nhưng cho kết quả tương tự như khi bón vào đất với lượng cao hơn. Một số nhà trồng thuốc lá đạt được kết quả tốt khi phun lên lá từ 0,56 – 1,12 kg/ha mangan chế biến.
Hình như thuốc lá là cây háo mangan, vì thế hay xảy ra ngộ độc nếu mức hữu dụng của mangan trong đất cao và pH đất thấp. Tình trạng này ít xảy ra, vì vậy ngộ độc mangan không phải là vấn đề bận tâm trong sản xuất thuốc lá vàng sấy.

3. Sulfur (S):
Sulfur Là thành phần của protein. Sulfur có vai trò trong các hoạt động trao đổi chất của các Vitamin và Côenzim A. Sulfur có tác động tăng cường quá trình phát triển của rễ cây và thúc đẩy sự hình thành các nốt sần vi khuẩn tên rễ cây.
Hiện tượng thiếu Sulfur ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi một số phân bón ngày nay chỉ chứa ít hoặc không có sulfur. Hàm lượng sulfur trong phân bón thuốc lá thường giảm khi hàm lượng đạm, lân và kali tăng. Một yếu tố khác góp phần làm tăng nguy cơ thiếu sulfur trong đất cát là khi sử dụng các dưỡng chất khác với lượng cao hơn, đặc biệt là đạm, để tăng năng suất. Đạm và sulfur đều tham gia vào việc tạo protein và do không bón đủ sulfur để giữ mức cân bằng đạm nên dẫn đến giảm năng suất cây. Một đặc tính cơ bản của cây trồng thiếu sulfur là biểu hiện kém hiệu quả của lượng đạm bón bổ sung.

Thiếu sulfur có thể được điều chỉnh dần bằng cách bón thúc nhiều loại phân có chứa sulfur nếu hiện tượng này xảy ra từ đầu vụ. Trong số đó phải kể sulfate kali, sulfate ma-nhê và sulfate potash-magnesia.
Sulfur có tính dễ trực di và đa số sulfur hữu dụng trong đất được cung cấp từ vật chất hữu cơ có nhiều trong các loại đất thấp. Do đó, thiếu sulfur gần như chỉ xảy ra ở các loại đất cát có ít hữu cơ. Do trực di nên các loại đất này thường xảy ra tình trạng thiếu sulfur sau những trận mưa.
Các triệu chứng thiếu sulfur rất giống, và thường dễ nhầm lẫn, với triệu chứng thiếu đạm. Dễ thiếu sulfur nhất là khi cây đang ở đầu thời kỳ sinh trưởng. Khi cây thiếu đạm thì các lá bên dưới có màu nhạt hơn các lá bên trên và chúng sẽ bị cháy sau đó. Tuy nhiên, cây thiếu sulfur thì lá bị nhạt màu từ ngọn xuống gốc và các lá dưới thấp không bị cháy. Bón thêm đạm liều cao cho cây bị thiếu sulfur, nếu nghi cây bị thiếu đạm, thì chỉ gây hại chất lượng lá mà thôi. Do đó, chẩn đoán chính xác nguyên nhân của các triệu chứng thiếu dinh dưỡng rất quan trọng.

4. Kẽm (Zn):
Zn Có vai trò trong thúc đẩy quá trình sử dụng P và N trong cây. Là thành phần quan trọng của một số enzim, đặc biệt là enzym cacbonhydraza, xúc tác quá trình phân ly H2CO3 thành CO2 và H2O.
Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp axit nucleic, protein và diệp lục. Kẽm thúc đẩy quá trình thụ phấn và phát triển của phôi.
Zn có mặt trong một số enzym của cây thuốc lá. Chức năng của Zn có liên quan họat động của hormon sinh trưởng auxin. Tình trạng thiếu Zn của cây thuốc lá ít xảy ra trên đồng ruộng. Trường hợp cây thuốc lá thiếu Zn, triệu chứng được mô tả là các đốm họai tử tương tự đốm vi khuẩn xuất hiện trên các lá già.

5. Cu (Cu):
Đồng xúc tiến quá trình hình thành vitamin A trong cây. Cu có khả năng thay đổi hóa trị, cho nên tham gia vào nhiều phản ứng oxy hóa – khử oxy trong cây.
Đồng thúc đẩy quá trình hô hấp cũng như trao đổi hydrat cacbon và protein. Đồng có tác dụng làm tăng diệp lục, thúc đẩy quá trình quang hợp. Đồng làm tăng khả năng chống bệnh nấm và vi khuẩn cho cây. Cu là chất chuyên chở điện tử. Cu có mặt trong hệ thống enzym liên quan đến quá trình quang hợp của cây thuốc lá. Hiếm khi quan sát triệu chứng thiếu đồng trên cây thuốc lá trong thực tế sản xuất. Akehurst (1981) cho biết cây thuốc lá thiếu Cu có bộ lá mềm yếu nhất là các lá non.
6. Sắt (Fe):
Sắt Cần thiết cho quá trình tổng hợp và duy trì hoạt động của diệp lục. Sắt là thành phần chủ yếu của nhiều loại enzim, đặc biệt là enzim oxy hóa khử oxy nhờ (hệ Fe2+ và Fe3+ ). Sắt có vai trò trong chuyển hóa ARN.

6. Molipden (Mo):
Molipden Là thành phần của enzim khử nitrat. Mo thúc đẩy quá trình sử dụng N và quá trình cố định N của vi khuẩn nốt sần rễ cây.
Mo ảnh hưởng đáng kể đến việc trao đổi đạm và hydratcarbon trong quá trình sinh trưởng và hóa sinh trong khi sơ chế, lên men thuốc lá. Thời gian và phương pháp bón đồng và Molipden rất quan trọng. Epdacova cho rằng bón thúc bằng lifi (Li) cho thuốc lá sẽ giúp cho nó chống chịu điều kiện khô hạn và nắng gắt.


Làm được:
Câu1: Thiết kế đồng ruộng để tưới nước theo rãnh và cách tưới rãnh ruộng trồng cây thuốc lá (cách tưới, thời gian tưới trong ngày) như câu Hiểu 3- bậc 2 và Làm được câu 3- bậc 3

Câu2: Kỹ thuật thu hoạch lá đến vào lò và sấy xong 1 mẻ thuốc.
Trả lời: THU HOẠCH & SẤY THUỐC LÁ
I/ THU HOẠCH VÀ CHUẨN BỊ LÁ TRƯỚC KHI SẤY :
Khi lá tăng trưởng và tích luỹ vật chất đầy đủ sẻ chuyển sang giai đoạn già chín. Việc xác định độ chín kỹ thuật của lá là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến qui trình sấy và chất lượng lá sau khi sấy.
2. Những biểu hiện của lá khi đạt độ chín kỹ nghệ : Các biểu hiện hình thái như sau :
• Thịt lá chuyển sang xanh vàng, rồi vàng xanh, xung quanh rìa và đuôi lá chuyển màu vàng nhạt.
• Phần thịt lá nằm giữa các gân dúm lên, mặt lá trở nên gồ ghề. Có độ dính cao.
• Góc đóng lá với thân chính lớn hơn, có khuynh hướng rũ xuống, lông trên phiến lá dễ rụng.
• Các gân phụ và gân chính chuyển sang màu trắng sữa, lá dễ bị gãy, khi bẻ nghe tiếng gãy giòn.
Trong điều kiện bình thường chín kỹ nghệ trùng với chín hình thái. Tuy nhiên có một số trường hợp do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác làm cho độ chín kỹ nghệ không trùng với chín hình thái.
2. Những ảnh hưởng của điều kiện trồng trọt và ngoại cảnh đến độ chín :
• Yếu tố làm lá chín chậm:
+ Bón thừa đạm, hoặc bón đạm trễ quá.
+ Đặc tính của giống.
+ Thời tiết nắng hạn. Tưới thiếu nước.
+ Ngắt ngọn sâu.
• Yếu tố làm lá chín nhanh (chín ép):
+ Đất bị thừa nước do tưới nước quá nhiều hoặc do mưa gây úng ngập.
+ Lớp đất canh tác mỏng, đất bị hốc.
+ Không ngắt ngọn, diệt chồi.
+ Bộ rễ bị hại do tổn thương cơ giới hoặc do bệnh tấn công.
+ Nhiệt độ không khí cao.
+ Cây bị thiếu đạm
3. Thu hái, bảo quản :
• Thu hái: Lá chín theo từng đợt, mỗi lần chín từ 2 – 3 lá, vì vậy mỗi lần thu chỉ nên hái từ 2 – 3 lá để đảm bảo sự đồng đều của khối lá trong một lò sấy, dễ sấy hơn. Thời điểm thu hái, nếu chủ động công lao động thì tốt nhất là vào buổi chiều mát là thời điểm cây tích luỹ vật chất cao nhất trong ngày. Nếu thu hái vào buổi sáng thì hái vào lúc lá đã khô mù sương. Đối với vị bộ lá P, X nên thu hái lúc đầu của giai đoạn chín kỹ thuật, lá C, B thu hái lúc chín đúng, lá T thu hái vào lúc cuối giai đoạn chín kỹ thuật.
• Bảo quản: Lá thu hái xong phải để nơi thoáng mát. Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào lá nhất là buổi trưa. Khi vận chuyển lá về lán trại, cần phải xếp lá thẳng đứng, đuôi lá hướng lên trên. Tuyệt đối không xếp lá thành đống lộn xộn để tránh khối lá bị nóng và dễ thao tác khi xâu ghim
• Ghim và xếp lá vào lò:
• Ghim thuốc:
- Trước khi tiến hành ghim, cần phân loại lá theo độ chín, ghim các lá có cùng độ chín cùng một ghim để đảm bảo sự đồng đều của ghim thuốc.
- Ghim theo nguyên tắc, lá mặt đối mặt, lưng đối lưng. Không thúc ép các lá quá chặt, để đảm bảo sự thông thoáng giữa các lá trong một ghim thuốc. Nếu ghim quá chặt sẻ ngăn cản sự lưu thông của không khí trong lò thì sẻ dẫn đến tình trạng lá bị lem, phỏng nước, cọng lá bị ẩm lâu khô, làm cho thời gian sấy kéo dài dẫn đến tỷ lệ lá không sử dụng được sau khi sấy sẻ cao.
• Xếp thuốc vào lò sấy:
Xếp thuốc vào lò sấy phải dựa theo nguyên tắc sau:
- Vào lò theo độ chín giảm dần từ dưới lên, nghĩa là ở dưới chín quá, giữa chín đúng, trên mới vừa chín.
- Lá ở vị bộ dưới thì xếp dưới, vị bộ trên xếp trên.
- Xếp thuốc tầng trên dày, xuống dưới thưa dần và phải luôn đảm bảo sao cho các mép lá vừa giao nhau mà không đan xen nhau. Các ghim xung quanh tường của mỗi tầng, phải có một khoảng hở nhỏ giữa lá với tường.
II/ CHUẨN BỊ KHÂU LÒ SẤY :
Sau khi vào lò xong, tiến hành các công việc sau:
- Kiểm tra và làm kín các khớp nối của hệ thống nhiệt, bầu đốt.
- Thu dọn sạch sẽ các tàn dư lá thuốc rơi vãi trên nền lò.
- Kiểm tra vị trí treo nhiệt kế có đúng không. (Đuôi nhiệt kế nằm ở vị trí 1/4 của đuôi lá thuốc tầng cuối cùng. Và tránh đặt ở vị trí trên của hút). Mắc lưới phòng hoả.
- Đóng kín các của lò, chuẩn bị nhóm lửa bầu lò.
- Chuẩn bị đầy đủ chất đốt ( than đá, củi, vỏ trấu.v.v…)
III/ QUI TRÌNH CƠ BẢN MỘT MẺ SẤY THUỐC LÁ VÀNG:
Mục tiêu của sấy thuốc lá, là sấy ra các lá khô đạt những tính chất hút (tính vật lý và thành phần hoá học) phù hợp với yêu cầu chế biến của các nhà máy thuốc lá điếu. Vì vậy sấy là một khâu kỹ thuật quan trọng trong việc chế biến thuốc lá lá sau thu hoạch, đòi hỏi người sản xuất thuốc lá vàng sấy phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong qui trình kỹ thuật sấy.
▼ Các điều kiện để sấy thuốc thành công:
Nhiệm vụ chính yếu của sấy thuốc lá là làm cho lá thoát ẩm tương đối nhanh sau khi lá đã vàng đồng loạt với sự tác động hài hoà giữa nhiệt độ và sự thông gió trong lò thông qua kỹ thuật chụm lò nâng nhiệt và điều khiển các cửa thông gió phù hợp cho từng mẻ sấy. Việc sấy thành công một mẻ sấy phụ thuộc vào các yếu tố chính sau:
• Thu hái lá phải đúng độ chín kỹ nghệ. Lá quá chín làm mất trọng lượng, sấy ra có màu nâu sẫm, ít dầu thơm. Ngược lại lá còn xanh sẻ bị kéo dài thời gian ủ vàng, tốn thêm thời gian và nhiên liêu đốt, lá sấy ra thường có màu xanh hoặc xám, hương vị kém khi hút.
• Lá sấy cần đồng nhất về giống, độ chín, kích thước, vị bộ. Nếu có sự sai khác thì phải sắp xếp hợp lý theo qui định.
• Lượng lá đưa vào lò cần đúng theo công suất của lò.
• Lò sấy phải được xây dựng đúng các thông số kỹ thuật về khả năng giữ nhiệt và chế độ thông gió. Hệ thống ống dẫn nhiệt vận chuyển hơi nóng tốt.
• Phải tuân thủ và vận dụng hợp lý qui trình sấy.
▼ Các giai đoạn trong qui trình sấy:
1. Giai đoạn ủ vàng :
Đây là giai đoạn rất quan trọng, nếu quá trình chuyển vàng xảy ra hoàn hảo sẻ là tiền đề để mẻ sấy thành công, cho ra nguyên liệu có cấp loại cao. Mục đích chính của giai đoạn này là làm cho lá chuyển từ màu xanh vàng hoặc vàng xanh sang màu vàng đều và thúc đẩy quá trình chuyển hoá sinh học diễn ra trong tế bào sống của lá theo hướng có lợi cho phẩm chất lá sấy. Đồng thời lá phải mất đi khoảng 30% lượng nước (lá phải héo).
• Yêu cầu về nhiệt độ: Bắt đầu chụm lửa nhỏ để duy trì nhiệt độ từ 32 – 34 độ C trong thời gian 4 – 6 giờ để khối lá trong lò ấm dần lên, sau đó tiếp tục tăng dần đều trung bình mỗi giờ 1 độ C cho đến 38 độ C (hoặc 36 độ C). Kéo dài ở 38 độ C đối với vị bộ lá chân và nách dưới (lá mỏng) hoặc ở 36 độ C đối với các vị bộ lá trên, cho đến khi lá tầng dưới cùng chuyển vàng đều và lá có biểu hiện héo rũ xuống thì tăng dần nhiệt độ lên 43 độ C, chấm dứt giai đoạn ủ vàng. ( Chú ý: giai đoạn này t0 < 40 độ C để tránh lá bị khô quá nhanh, chết sinh lý do các men bị phá huỷ ngay từ đầu ).
• Chế độ thông gió: Từ khi nhóm lò, làm ấm khối lá trong lò đến khi nhiệt độ đạt 38 độ C thì các cửa thông gió cần đóng kín 100%. Quan sát thấy lá bắt đầu chuyển vàng thì cần giảm bớt ẩm độ trong lò xuống còn 82 – 84%, do đó cần mở dần cửa thông gió. ( Nhìn vào hygrometer có sự chênh lệch giữa nhiệt kế khô và ướt (Δt = to khô – to ướt) khoảng từ 1 độ C ở đầu giai đoạn đến 3 độ C ở cuối giai đoạn. Cửa thoát và hút mở khoảng 25% ). Một lưu ý là khi lá mất đi khoảng 20% độ ẩm thì tốc độ chuyển vàng diễn ra nhanh nhất.
Khi quan sát thấy lá tầng dưới cùng vàng đều khoảng hơn 3/4 diện diện tích lá và lá có biểu hiện héo rũ, đuôi lá uốn cong lên thì có thể chấm dứt ủ vàng để chuyển sang giai đoạn cố định màu.
2. Giai đoạn cố định màu và sấy khô phiến lá:
Mục đích của giai đoạn này là: Giữ lại màu vàng đã được tạo thành và tiếp tục làm cho một số lá chưa chuyển vàng hết tiếp tục chuyển vàng . Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình sấy.
• Yêu cầu về nhiệt độ:
- Tăng nhiệt độ từ 39 – 40 độ C dần dần lên 43 – 45 độ C .Kéo dài ở nhiệt độ này cho đến khi các lá của các tầng trên vàng đều,chỉ tiếp tục tăng dần nhiệt độ lên nếu khi nhiệt kế khô ở 45 độ C, nhiệt kế ướt bằng hoặc thấp hơn 38 độ C ( nếu nhiệt kế ướt cao hơn 38 độ C nghĩa là ẩm độ trong lò cao hơn mức cho phép, chưa được tiếp tục tăng nhiệt ). Tăng dần nhiệt kế khô từ 45 độ C lên 50 độ C ( mỗi giờ chỉ tăng 1 độ C), dừng ở 50 độ C kiểm tra nhiệt kế ướt nếu bằng hoặc thấp hơn 39 độ C thì tăng tiếp lên 52 – 54 độ C mỗi gìơ 1 độ C,nhiệt kế ướt đạt 41 độ C
- Kéo dài ở nhiệt độ 54 độ C cho đến khi lá tầng dưới khô phiến hoàn toàn. Kết thúc giai đoạn cố định màu.
• Chế độ thông gió:
Thoát ẩm nhanh là yêu cầu cơ bản nhất của giai đoạn này. Do đó cần mở cửa hút và thoát để thoát ẩm càng nhanh càng tốt. Sự thông gió đầy đủ lúc này có tính quyết định đến màu sắc lá ( Nếu thóat nhanh lá giữ được màu vàng, chậm hơn lá có màu cam tối, chậm quá lá sẻ có màu nâu đến nâu đen ). Ẩm độ giai đoạn này giảm từ 84% xuống còn 42% ở vào cuối giai đoạn. Để điều chỉnh sự thông gió được chính xác theo yêu cầu của qui trình cần theo các thông số của Nhiệt - Ẩm kế, chênh lệch nhiệt kế khô và ướt đầu giai đoạn này là 3-4 độ C cuối giai đoạn đạt đến 13 - 14 độ C
Đây là giai đoạn nhạy cảm không được để tăng giảm nhiêt thât thường


* Chú ý: Đây là giai đoạn quyết định màu sắc sau cùng và chất lượng lá sấy vì vậy cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Phải tăng nhiệt độ từ từ, vì cần có đủ thời gian cho nước thoát hết ra ngoài, đồng thời số lá chưa chuyển vàng hết có thể tiếp tục chuyển vàng.
- Khi lá đã chuyển vàng đều rồi mà ẩm độ còn cao thì sẻ xuất hiện các vết nâu đỏ sậm trên bề mặt lá (Polyphenol).
- Khi ẩm độ trong lò còn quá cao mà tăng nhiệt độ nhanh quá thì trên phiến lá sẻ xuất hiện các vết bỏng màu xanh đen.
3. Giai đoạn sấy khô phiến: Là giai đoạn chủ yếu thoát ẩm của phiến lá.
• Nâng dần nhiệt độ từ 54 độ C lên 58 – 60 độ C , mỗi giờ tăng 1 độ C. Kéo dài ở 60 độ C cho đến khi lá ở các tầng trên khô phiến hoàn toàn.
dộ• Mở 100% của hút và thoát để tống lượng nước trong phiến lá ra ngoài.
• Ẩm độ trong lò giảm xuống <35%
• Chênh lệch nhiệt kế khô và ướt đạt Δt = 14 → 20 độ C .
• Đến cuối giai đoạn này cần khép dần các cửa hút và thoát để tiết kiệm chất đốt.
Khi thấy gân chính lá tầng dưói khô được 2/3 - 3/4 thì chuyển sang giai đoạn sấy khô cọng
4. Giai đoạn sấy khô cọng:
• Tăng nhiệt độ lên 63 – 65 – 70 và duy trì ở 65 – 70 cho đến khi toàn bộ lá trong lò khô hoàn toàn.
• Cửa hút có thể đóng hoàn toàn, cửa thoát đóng 50%.
• Đến cuối giai đoạn này có thể đóng 100% cửa hút và thoát lại giữ một thời gian sau đó hé mở cửa thoát cho hơi nước tống hết ra ngoài.
• Kiểm tra lá đã khô hoàn toàn thì tắt lửa, mở toàn bộ các cửa để lá hồi ẩm tự nhiên.
Chú ý: Không sấy ở t0>70C trong thời gian dài, do sẻ làm đường trong lá bị cháy, lá khó hồi ẩm hơn.


Những lưu ý chung:
• Khi tăng nhiệt thì nên tăng 1oC/giờ. Tăng nhiệt nhanh sẻ ảnh hưởng đến chất lượng của lá
• Đây là những chỉ dẫn chung việc đóng mở cửa trong điều kiện bình thường.Tuỳ tình hình thực tế mà điều chỉnh các cửa sao cho đảm bảo sự thông gió và thoát ẩm cho lò sấy.

Phương pháp kiểm soát nhiệt kế bầu ướt (t0 ướt)

Các giai đoạn sấy
1. GĐ ủ vàng:
Nếu thấp hơn khuyến cáo: Kiểm tra hệ thống ống nhiệt và các khe hở. Lò không kín. Giảm thoát hơi nước
Nếu cao hơn khuyến cáo: Lò quá tải. Tăng cường thoát hơi
2. GĐ Cố định màu:
Nếu thấp hơn khuyến cáo: Giảm thoát hơi nước
Nếu cao hơn khuyến cáo: Tăng cường thoát hơi nước
3. GĐ khô phiến - khô cọng:
Nếu thấp hơn khuyến cáo: Giảm thoát hơi nước
Nếu cao hơn khuyến cáo: Tăng cường thoát hơi nước



Câu 3: Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất cây thuốc lá cho hộ nông dân trên cơ sở QTKT của công ty.
Trả lời:
Xây dựng QTKT sản xuất của một hộ nông dân là việc làm không thể thiếu trong chỉ đạo sản xuất. Mỗi hộ nông dân có thể gieo ươm, trồng, sấy không cùng ngày với nhau, vì vậy để cụ thể hóa QTKT của công ty cho từng hộ nông dân để người nông dân nắm bắt được công việc gieo trồng, chăm sóc đúng thời điểm ruộng trồng của mình và cũng để người CBKT chủ động hợp lý trong việc quản lý kỹ thuật, sắp xếp lịch kiểm tra đồng ruộng.
Việc xây dựng QTKT cho hộ nông dân thể hiện trong Lịch theo dõi trồng-thu hoạch.
ví dụ yêu cầu xây dựng QTKT cho hộ nông dân dự kiến gieo giống vào ngày 1/11/2011 và cập nhật vào Lịch theo dõi ruộng trồng.

Bảng Theo dõi quy trình sản suất:
Thời gian Công việc Yêu cầu công việc

VƯỜN ƯƠM
Trước gieo
25 – 30 ngày

Cày ải – Bón vôi - Bón 10 – 15kg vôi / 100m2
- Cày sâu 25cm, cày 2 lượt vuông gốc nhau.
Trước gieo
7 – 10 ngày

- Cày san phẳng – Lên luống
- Chuẩn bị cung tre – Cọc
- Xử lý đất - Nhặt sạch cỏ - Luống kích thước: 0,2m x 1m x 10m
- Cung tre dài 2,4 m. Cọc
- Đất, xử lý CuSO4 1%. Tưới nước nhử cỏ.
Trước gieo
3 ngày
- Xử lý hạt giống
- Ngâm ủ hạt
- Bón lót, Phun phòng bệnh. - Phơi hạt ở nắng nhẹ. Xử lý = CuSO4 1% - 15phút
- Ngâm, ủ hạt cho nứt nanh trắng > 85%.
- Cào vùi phân. Làm ẩm mặt luống, tưới thuốc phòng bệnh
Gieo
- Gieo – xử lý kiến
- Hỗn hợp phủ mặt
- Làm giàn che - Làm ẩm mặt luống, gieo hạt phân bố đều.
- Phun thuốc phòng kiến + bệnh. - Phủ mặt dày 0,5 – 1cm.
- Giàn che đạt độ cao 60cm, phủ kín khắp luống.
Các ngày Tiếp theo:
- Tưới giữ ẩm và Luôn giữ ẩm mặt luống bằng vòi búp sen mịn cho đến khi cây đạt lá chữ thập thì giảm dần lượng nước tưới.
Gieo+ 5 ngày
- Kiểm tra độ ẩm
- Điều khiển mái che
- Duy trì độ ẩm vừa phải.
- Cây cần ánh sáng trực xạ. Chỉ che vào lúc nắng nóng và khi có mưa.
Gieo + 10 ngày
- Làm cỏ, tỉa cây, cấy dặm
- Phòng trừ sâu bệnh

- Vườn ươm sạch cỏ, cây phân bố đều, không bị thiệt hại do sâu bệnh.

Gieo + 15 ngày


Chuẩn bị đất trồng
- Làm cỏ, tỉa cây, cấy dặm
- Phòng trừ sâu bệnh, ốc sên
- Đây là thời điểm có thể nhổ cây cấy bầu.
- Cày ải, bón vôi đất trồng - Tưới ẩm mặt luống trước khi nhổ cỏ, tỉa cây.
- Vườn ươm sạch cỏ, cây phân bố đều, không bị thiệt hại do sâu bệnh.
- Bón 1000 – 1500 kg vôi/ ha.
- Cày sâu 25 – 30cm, cày 2 lượt vuông gốc nhau.
Gieo + 20 ngày
- Tưới giữ ẩm
- Kiểm tra sâu bệnh
- Duy trì độ ẩm vừa phải để thuận lợi cho rễ phát triên.
- Vườn ươm sạch sâu bệnh. (Không tưới vào buổi chiều)
Gieo + 25 ngày
- Phun phòng bệnh, chích hút
- Nếu còi cộc, bón thúc.
- Phun đúng nồng độ, đưa nước thuốc xuống được ở gốc.
- Tưới dung dịch KNO3 1 – 1,5%, tưới lại nước lã
Gieo + 35 ngày
- Xén lá lần 1 Cách đỉnh sinh trưởng 3cm, sát trùng kéo, dọn tàn dư. Tỉa các lá lớn, mặt luống thông thoáng.
- Phun phòng bệnh lở cổ rễ.
- Tạo trees nước.
- San phẳng, thiết kế luống - Cách đỉnh sinh trưởng 3cm, sát trùng kéo, dọn tàn dư. Tỉa các lá lớn, mặt luống thông thoáng.
- Phun đúng nồng độ, đưa nước thuốc xuống được ở gốc.
- Sạch tàn dư, luống đạt yêu cầu, phân lô hợp lý
Gieo + 45 ngày
- Thiết kế đông ruộng
- Kiểm tra, xén lá lần 2 chuẩn bị xuất vườn.
- Phun phòng bệnh + chích hút
- Rễ nhiều, trắng, có 5 – 6 lá thật, đuờng kính thân 7 - 8mm, cao cây 8 – 12cm.
- Xén cách đỉnh sinh trưởng 3cm, tỉa bỏ lá già.
- Phun đúng nồng độ, đưa nước thuốc xuống được ở gốc.

RUỘNG TRỒNG
Trồng
- Nhổ cây con
- Dẫn nước vào rãnh.(Cuốc hóc)
- Cấy cây con. (trồng hóc)
- Phun phòng sâu đất + tuyến trùng.
- Tưới ẩm luống ươm. Loại bỏ cây không đạt tiêu chuẩn.
- Nước ngập 2/3 luống. (hóc – hóc : 50cm)
- Cây con được cấy ở vị trí mép nước. (Hóc được tưới 2 lít nước, cây con được trồng vào hóc, được ém nhẹ đất khô).
- Phun thuốc xung quanh cây bằng tia nước lớn.
Trồng + 3 ngày
- Trồng dặm những cây bị chết
Trồng + 7 ngày
- Bón phân lần 1
- Xới xáo, làm cỏ, vun gốc
- Kiểm tra bệnh, côn trùng hại thân rễ.
- Tưới nước - Bón đủ, đều, đúng vị trí.
- Đất tơi xốp, sạch cỏ dại, cổ thân được lấp, đỉnh sinh trưởng sạch sẻ, rãnh có thể tưới nước thuận lợi.
- Phun trừ khi sâu, bệnh vượt ngưỡng.
- Đất vừa đủ ẩm, tránh bị đóng ván xung quanh gốc.
Trồng + 14ngày
- Kiểm tra sâu bệnh
- Tưới nước - Phun trừ khi sâu, bệnh vượt ngưỡng.
- Đất vừa đủ ẩm, tránh bị đóng ván xung quanh gốc.
Trồng + 21ngày
- Kiểm tra sâu bệnh
- Tưới nước - Phun trừ khi sâu, bệnh vượt ngưỡng.
- Tưới nước nếu cây gần tới điểm héo.
Trồng + 28ngày
- Bón phân lần 2
- Xới xáo, làm cỏ, vun gốc
- Kiểm tra sâu bệnh
- Tưới nước - Bón đủ, đều, đúng vị trí.
- Đất tơi xốp, sạch cỏ dại, luống cao rộng thuận lợi tưới
- Phun trừ khi sâu, bệnh vượt ngưỡng.
- Tưới ngập 2/3 luống trong 20 phút.
Trồng + 35ngày
- Thu dọn lá cát
- Xới lần 3 nếu cây, rễ kém phát triển
- Tưới nước
- Kiểm tra sâu bệnh - Gốc cây thông thoáng, luông sạch sẻ không có tàn dư.
- Cày xả luống phơi nắng 2 ngày sau vun gốc lại.

- Tưới ngập 2/3 luống trong 20 phút.
- Phun trừ khi sâu, bệnh vượt ngưỡng.
Trồng + 42ngày
- Kiểm tra sâu bệnh
- Tưới nước
- Bẻ bỏ lá gốc nếu có yêu cầu - Phun trừ khi sâu, bệnh vượt ngưỡng.
- Tưới ngập 2/3 luống trong 20 phút.
- Bẻ 2 – 3lá gốc, thu dọn khỏi ruộng trồng.
Trồng + 49ngày
- Tưới nước
- Kiểm tra sâu bệnh - Tưới ngập 2/3 luống trong 20 phút.
- Phun trừ khi sâu, bệnh vượt ngưỡng.
Trồng + 56ngày
- Ngắt ngọn, hãm chồi

- Thu hoạch lần 1 - Ngắt nụ hoa và 3 – 4lá tiếp theo. Xử lý hóa chất hãm chồi trước khi chồi > 1cm.
- Thu hái 2 – 3lá nếu lá bắt đầu chín kỹ thuật.
Trồng + 63ngày
- Thu hoạch lần 2
- Tưới nước - Thu hái 2 – 3lá khi lá bắt đầu chín kỹ thuật
- Tưới duy trì sao cho đất vừa đủ ẩm.
Trồng + 70ngày
- Thu hoạch lần 3
- Tưới nước - Thu lá đã chín kỹ thuật
- Tưới duy trì ẩm nếu đất khô.
Trồng + 77ngày
- Thu hoạch lần 4
- Tưới nước - Thu lá đã chín kỹ thuật
- Tưới duy trì ẩm nếu đất khô.
Trồng + 84ngày
- Thu hoạch lần 5
- Tưới nước - Thu lá đã chín kỹ thuật
- Tưới duy trì ẩm nếu đất khô.
Trồng + 91ngày
- Thu hoạch lần 6
- Tưới nước - Thu lá đã chín kỹ thuật
- Tưới duy trì ẩm nếu đất khô.
Trồng + 99ngày
- Thu hoạch lần 7
- Tưới nước - Thu lá ở cuối giai đoạn chín kỹ thuật
- Tưới duy trì ẩm nếu đất khô.
Trồng + 106ngày
- Thu hoạch lần 8 (nếu còn) - Thu lá ở cuối giai đoạn chín kỹ thuật

* Đối với thuốc Burley thì bảng theo dõi tương tự như trên, nhưng số lá thu hoạch/ lần nhiều hơn.
Mẫu BIỂU THEO DÕI SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRÊN THUỐC LÁ GIAI ĐOẠN RUỘNG TRỒNG ( gồm 9 cột )
Tên nông dân: Diên tích: Địa chỉ:
Ngày trồng: CBKT phụ trách:

Lần phun Ngày phun Tuổicây Sâu bệnh hại Ngưỡng chẩn đoán

Tên thuốc Liều lượng ml/ha Hiệu quả sau phun Ghi chú





Câu 4: Phương pháp điều tra sâu bệnh trên đồng ruộng, xác định ngưỡng phòng trừ.
Trả lời:
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SÂU BỆNH HẠI THUỐC LÁ
1. Mục đích:
- Xác định được các loài sâu bệnh hại chính và thứ yếu, và quy luật diễn biến của sâu hại trong từng giai đoạn phát triển của cây trồng.
- Xác định các loài thiên địch và quy luật phát sinh đối với từng loại dịch hại trên các giai đoạn phát triển của cây.
2. Yêu cầu:
- Điều tra phải đảm bảo đầy đủ, không xót các loài dịch hại chủ yếu, các đối tượng quan trọng, theo dõi sát diễn biến và các yếu tố ngoại cảnh.
- Nắm vững đặc điểm kháng, nhiễm của từng giống, diện tích, thời tiết, đất đai…Đánh giá, nhận định xu hướng phát triển của dịch hại trong thời gian tới.
3. Phương pháp điều tra sâu bệnh hại thuốc lá:
- Thời gian điều tra: Điều tra định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần.
- Chọn khu vực điều tra: Chọn ruộng, khu đồng đại diện cho cả vùng trồng về giống, thời vụ, đất đai…
- Phương pháp điều tra: Điều tra điểm ngẫu nhiên không lặp lại, mỗi điểm điều tra 10 cây. Tuỳ theo diện tích mà số điểm điều tra thích hợp.
* Điều tra dịch hại/ vùng trồng
Diện tích Điểm điều tra Ghi chú
< 30 ha ≥ 10 điểm
30 - 60 ha ≥ 15 điểm
60 - 100 ha ≥ 20 điểm
> 100 ha ≥ 30 điểm
* Điều tra dịch hại/ thửa, đám
Diện tích Điểm điều tra Ghi chú
0,5 – 1 ha ≥ 8 điểm Mỗi điểm 5 cây/ hàng
> 1,5 – 3 ha ≥ 10 điểm
> 3 – 4,5 ha ≥ 12 điểm
- Các điểm điều tra có thể xác định trước trên sơ đồ hoặc đi bộ bao nhiêu bước dừng lại điều tra một lần.
- Các điểm điều tra cách bờ ít nhất 1 m.
- Quan sát từ xa cách điểm điều tra 1m, ghi chép các loại sâu, bệnh nhìn thấy được. Đến gần điểm điều tra, quan sát cả sâu và bệnh, tính mật sâu, tỷ lệ sâu xuất hiện, tỷ lệ bệnh, cấp bệnh hoặc mức độ hại.
4. Các chỉ tiêu tính toán


* Mật độ sâu:
Mật độ sâu(con/cây) = Số sâu sống bắt /được Tổng số cây điều tra

* Tỷ lệ % cây xuất hiện sâu:
TL hại % = Số cây xuất hiện sâu / Tổng số cây điều tra x 100

* Tỷ lệ bệnh :
TL bệnh % = Số cây bị bệnh / Tổng số cây điều tra x 100


* Mức bệnh: phân theo cấp bệnh
- Nhẹ: Cấp (+): Cây chớm bị bệnh trên lá, tỷ lệ diện tích lá bị bệnh < 5%.
- Trung bình: Cấp (++): Tỷ lệ diện tích lá bị bệnh từ 5% – < 30%
- Nặng: Cấp (+++): Tỷ lệ diện tích lá bị bệnh từ 30% – < 50%
- Rất nặng: Cấp (++++): Tỷ lệ diện tích lá bị bệnh > 50%
5. Phương pháp điều tra từng loại sâu hại thuốc lá:
5.1 Sâu hại:
• Sâu xám: Quan sát cây con mới trồng bị héo, cắn đứt gốc… trên ruộng, đếm số cây bị hại trên 100 cây.
• Sâu xanh: Quan sát búp và lá non thấy vết hại, đếm số cây bị hại, số sâu xuất hiện trên 10 cây.
• Rệp: Kiểm tra mặt lá phía dưới của 3 lá trên cùng của 10 cây (toàn bộ cây khi cây nhỏ). Đếm số cây xuất hiện rệp và đánh giá mật độ < 50, >50 con/lá (tính mật độ theo ước lượng không cần thiết chính xác như đếm với từng con sâu riêng biệt).
• Bọ xít: Quan sát ngọn, lá non bị héo, tìm thấy bọ xít phía dưới mặt lá hoặc nách lá. Đếm số cây bị hại và số bọ xít xuất hiện trong 10 cây.
• Sâu khoang: Quan sát các lá tầng lá dưới, nếu sâu mới nở gây hại thường để lại lớp biểu bì phía trên và quàn tụ quanh ổ trứng, sâu tuổi 3 trở đi ăn thịt lá và để lại cuộng lá.
5.2. Điều tra đối với bệnh:
- Bệnh gây hại toàn thân (Virus, vi khuẩn, bệnh hại thân..): Đếm những cây bị hại trong 10 cây.
- Bệnh hại lá (bệnh đốm lá): Đếm số cây bị bệnh, đánh giá mức độ gây hại trong 10 cây.

NGƯỠNG PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI:
1. Sâu hại: (Theo Chương trình IPM trên thuốc lá của AOI Thailand)
Stt Đối tượng Ngưỡng gây hại – phòng trừ
1 Sâu xanh 10% số cây điều tra có sâu ở mọi tuổi trước khi cây có hoa
2 Sâu khoang (>10con/cây) 10% số cây điều tra có sâu
3 Sâu xám, dế nhũi, ốc sên 5% số cây con điều tra bị chết hay tổn thương
4 Rệp (>50con/cây) 10% số cây điều tra có rệp trước thời kỳ ngắt ngọn
5 Bọ trĩ 10% số cây điều tra có bọ trĩ
6 Bọ phấn 10% số cây điều tra có bọ phấn
7 Bọ xít hôi 10% số cây điều tra có bọ xít
8 Xén tóc 10% số cây điều tra có chết hay tổn thương
9 Cào cào 5% số cây điều tra có vết thương do cào cào

2. Bệnh hại: ( Theo TOBACCO CROP)
Stt Bệnh hại Ngưỡng gây hại - phòng trừ
1 Bệnh chết rạp Bệnh bắt đầu xuất hiện tiến hành nhổ, tỉa cây bị bệnh, bộ phận bị bệnh, hạn chế tưới nước hoặc thời tiết âm u, mưa phùn kéo dài cần phun phòng trừ bệnh.
2 Triệu chứng do lạnh, rét hại Phủ nilon hoặc cỏ tế, sáng sớm tưới nước rửa lá. Kết hợp bón bổ xung lân và kali.
3 Bệnh đốm lá thời tiết Sử dụng các giống kháng bệnh, vệ sinh đồng ruộng….
4 Đốm mắt cua Bệnh bắt đầu xuất hiện, kết hợp thời tiết âm u, mưa nhiều, độ ẩm cao thì tiến hành phun phòng trừ bệnh.
5 Đốm nâu
6 Bệnh thối gốc
7 Đen thân Bệnh bắt đầu xuất hiện tiến hành nhổ, tiêu huỷ cây bệnh, hạn chế tưới tràn nước trên ruộng, kết hợp mưa nhiều, độ ẩm cao phun phòng trừ bệnh.
8 Thối hạch
9 Virus TLCV Bệnh bắt đầu xuất hiện tiến hành nhổ, tiêu huỷ cây bệnh, phun phòng trừ bọ phấn.
10 Virus CMV Bệnh bắt đầu xuất hiện nhổ tiêu huỷ cây bệnh, không tiếp xúc cây bệnh và cây khỏe. Nếu rệp xuất hiện phun thuốc phòng trừ rệp.
11 Virus TMV Bệnh bắt đầu xuất hiện cần tiêu huỷ cây bệnh triệt để, không tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khoẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét