Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

QUẢN LÝ BỆNH HẠI CÂY THUỐC LÁ

Bệnh hại thuốc lá có thể chia thành 4 loại như sau :

1. Bệnh hại do tuyến trùng.
2. Bệnh hại do nấm.
3. Bệnh hại do vi khuẩn.
4. Bệnh hại do virus.
5. Bệnh không lây (bệnh sinh lý)
Có nhiều bệnh khác nhau gây hại thuốc lá ở mức độ từ nhẹ cho đến mất trắng. Một số bệnh xuất hiện không thường xuyên trong khi một số khác lại là vấn đề phải đối phó hàng năm ở một số vùng hoặc một số ruộng trồng cá biệt
Chìa khóa để quản lý các loại bệnh hại thuốc lá trong thời gian dài là phải có sự hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh của từng loại bệnh, bản chất của chúng, và mối quan hệ của chúng đối với cây thuốc lá. Hiểu được làm thế nào các tác nhân gây bệnh lan truyền từ nơi này sang nơi khác, bằng cách nào chúng lây nhiễm sang cây, chúng qua đông ở đâu, và chúng bị ảnh hưởng bởi các khâu kỹ thuật như thế nào đều rất cần thiết để thực hiện chương trình quản lý bệnh hại được thành công. Khi hiểu được các yếu tố đó, người trồng có thể đưa ra kế hoạch dài hạn để giảm bớt thiệt hại do các bệnh này gây ra và giữ ở mức tương đối thấp. Không hiểu được điều đó, kế hoạch dài hạn phòng trừ bệnh không thể có hiệu quả.

Sau đây là những nguyên lý cơ bản quản lý bệnh hại thuốc lá :

1. LUÂN CANH:

Luân canh là một biện pháp canh tác phải được coi trọng trong việc đặt kế hoạch cho chương trình quản lý bệnh hại. Mục tiêu của luân canh để quản lý bệnh hại thuốc lá, nói một cách đơn giản, là không để cho tác nhân gây bệnh có được cây trồng phù hợp để sống và sinh sôi càng lâu càng tốt. Các vi sinh vật gây bệnh thuốc lá đã quen sử dụng cây thuốc lá làm nguồn thức ăn của chúng. Không có thuốc lá hoặc ít nhất là một nguồn thức ăn thích hợp khác thì dân số của các loại dịch hại này sẽ có khuynh hướng suy giảm nhanh chóng. Mặc dù nhiều loại vi sinh vật gây bệnh thuốc lá cũng gây hại trên nhiều cây trồng khác, nhưng chúng cũng chỉ sử dụng một vài cây chuyên biệt làm nguồn thức ăn cơ bản. Khi loại thức ăn này không thích hợp thì dân số sẽ giảm nhanh.
Luân canh cần chú ý:
- Thời gian luân canh : 3 tháng; 6 tháng; 1 năm; 2 năm... tùy thuộc khả năng qua đông của từng loại sâu; bệnh. Nhìn chung thời gian giũa 2 vụ thuốc lá càng cách xa càng tốt
- Chọn cây trồng để luân canh: nguyên tắc không chọn những cây cùng họ hoặc những cây mà đối tượng phòng trừ có thể ký sinh để luân canh. Chẳng hạn luân canh với cây họ đậu tốt hơn với ớt; cà; bông... Luân canh một vụ lúa một vụ thuốc lá là rất tốt.

II. TIÊU HỦY RỄ VÀ THÂN CÂY TRỒNG VỤ TRƯỚC:
là một biện pháp canh tác phải được tuân thủ dù có hay không có bệnh xuất hiện trong vụ trồng thuốc lá. Để có hiệu quả, việc này phải được hồn tất càng sớm càng tốt ngay sau khi thu hoạch xong. Làm tốt công tác này sẽ giảm được dân số của nhiều loại dịch hại thuốc láù, gồm các bệnh sưng nốt rễ, đốm nâu, thối đen thân, héo rũ vi khuẩn và tắt mạch (veinbanding) cũng như nhiều loại côn trùng, và cỏ dại.

III. CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC :
1/ Vun luống cao và rộng : Vun luống cao và rộng trên ruộng trồng rất quan trọng để tạo điều kiện thích hợp cho rễ phát triển. Ngòai ra, tạo luống cao và rộng sẽ giúp thoát nước tốt trong các khu vực ruộng trồng có khả năng bị úng ngập. Hầu hết các tác nhân gây bệnh cho hệ thống ưa những nới úng ngập hoặc có ẩm độ cao. Tạo luống cao, rộng dễ thoát nước tạo thuận lợi cho cây thuốc lá tránh được lây nhiễm các tác nhân gây bệnh.

2/ Khoảng cách : Cây thuốc lá trồng quá dày thường bị bệnh gây hại lớn hơn so với trồng thưa. Điều này càng rõ đối với các bệnh hại các bộ phận trên không như bệnh đốm nâu và mốc xanh. Trồng dày làm cho các tán cây giao nhau , hơi nước bị giữ lại ớ các lá phía dưới làm cho bệnh dễ phát triển và lây lan. Trồng thưa giúp cho cây có đủ ánh sáng, thông thống hơn và tạo điều kiện lá khô ráo hơn. Bệnh khảm thuốc lá cũng có thể giảm nếu cây đưọc trồng với khoảng cách hợp lý.

3/ Bón phân cân đối : Các tác nhân gây bệnh thường thích hợp khi cây được bón phân không cân đối. Một số dịch hại như tuyến trùng gây sưng rễ thích hợp với điều kiện cây thiếu kali. Mặt khác, các tác nhân gây bệnh khác như nấm gây bệnh thối đen thân thì lại thích hợp với điều kiện cây thừa đạm. Cây trồng khoẻ mạnh thường nhờ ở sự bón phân cân đối, không thừa và không thiếu.

4/ Trật tự xới xáo khi có bệnh : Khi bệnh chỉ xuất hiện ở vài ruộng hoặc một vài nơi trong một ruộng thì nơi nào bị bệnh phải được xới xáo sau cùng để giảm cơ hội lây lan bệnh sang những nơi chưa bị nhiễm. Sau khi xói xáo, phải rửa sạch dụng cụ bằng bột giặt giống như khi giặt quần áo.

5/ Vun cao sớm : Có thể giảm được một số bệnh hại bằng cách xới xáo vun cao càng sớm càng tốt. Vi khuẩn gây bệnh héo rũ và nấm gây bệnh héo rũ Fusarium cần có các vết thương để xâm nhập vào rễ. Xới xáo có thể gây đứt rễ, qua đó tạo thành một con đường lý tưởng cho các loại vi sinh vật xâm nhập vào cây. Vun gốc sớm sẽ làm cho rễ ít bị thương tổn vì bộ rễ lúc này chưa vươn xa ra ngồi luống. Do đó cũng không có gì lạ khi thấy cây ít bị bệnh héo rũ vi khuẩn trên các ruộng vun cao sớm. Ngồi ra, nó còn ngăn ngừa được sự lây lan của virus gây bệnh khảm do máy móc. Do có rất nhiều ưu điểm nên việc vun cao sớm là công cụ rất hữu ích trong công tác quản lý bệnh.

IV. XỬ DỤNG HÓA CHẤT:
Hóa chất là biện pháp cuối cùng; chỉ xử dụng khi không còn cách nào khác và thật cần thiết để hạn chế những thiệt hại cho năng suất và chất lượng.Khi xử dụng hóa chất cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn về nồng độ;liều lượng; an toàn khi xử dụng và thời gian cách ly. Nên xử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét