Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Câu hỏi trắc nghiệm từ 201-250

BẬC 2 ( Từ câu số 1 đến 300 )

Câu 201: Nhiệt độ ở giai đoạn ủ vàng :
a. 30 – 32 độ C
b. 32 – 38 độ C
c. 38 – 45 độ C

Câu 202: Độ ẩm ở giai đoạn ủ vàng :
a. 70 – 75%
b. 80 – 85%
c. 85 – 90%

Câu 203: Nhiệt độ lý tưởng để cố định màu:
a. 40 – 45 độ C
b. 45 – 60 độ C
c. 50 – 55 độ C
d. 55 – 65 độ C

Câu 204: Nhiệt độ lý tưởng để sấy khô cọng:
a. 55 – 60 độ C
b. 60 – 70 độ C
c. 70 – 75 độ C
d. >75 độ C

Câu 205: Thuốc lá Burley được phơi :
a. Trực tiếp ngoài nắng
b. Trong láng phơi cho đến khi khô
c. Ủ vàng, đem ra phơi trực tiếp ngoài nắng.

Câu 206: Theo tiêu chuẩn của Tổng Công Ty Khánh Việt thuốc lá Burley hiện nay được phân làm mấy cấp:
a. 2 cấp
b. 3 cấp
c. 4 cấp
Câu 207: Thuốc lá sau sấy, phơi được bó lại có trọng lượng:
a. ≤ 2 kg
b. ≥3 kg
c. ≥4 kg

Câu 208: Thời điểm ngắt nụ hoa hợp lý nhất:
a. Khi trên đồng có 30% số cây xuất hiện nụ hoa
b. Khi trên đồng có 50% số cây xuất hiện nụ hoa
c. Khi trên đồng có 70% số cây xuất hiện nụ hoa

Câu 209: Ghim thuốc lá theo nguyên tắc nào là đúng:
a. Lá xấp lá ngữa, Xanh theo xanh, vàng theo vàng
b. Bốc đến đâu, xâu đến đó

Câu 210: Nhiệt kế được đặt trong lò sấy để theo dõi nhiệt:
a. Tầng trên cùng của lò
b. Đặt nằm trên lưới phòng hỏa
c. Đuôi nhiệt kế nằm ¼ đuôi lá tầng dưới cùng


Câu 211: Cây thuốc lá sử dụng đạm trong không khí ở dạng
a. đạm nitrat
b. đạn amon

Câu 212: Để nhận biết phân nitrat, lấy mẫu phân bằng thìa đưa lên ngọn lửa đèn cồn hoặc lửa than:
a. Cháy thành ngọn lửa
b. Chảy nước bóc khói
c. Không thấy thay đổi

Câu 213: Để nhận biết phân amoni, lấy mẫu phân bằng thìa đưa lên ngọn lửa đèn cồn hoặc lửa than:
a. Cháy thành ngọn lửa
b. Chảy nước bóc khói
c. Không thấy thay đổi

Câu 214: Để nhận biết phân kali, lấy mẫu phân bằng thìa đưa lên ngọn lửa đèn cồn hoặc lửa than:
a. Cháy thành ngọn lửa
b. Chảy nước bóc khói
c. Không thấy thay đổi

Câu 215: Để nhận biết phân KNO3, đốt phân lên ngọn lửa
a. Ngọn lửa màu vàng
b. Ngọn lửa màu tím
c. Ngọn lửa màu xanh

Câu 216: Muốn mở một vùng trồng thuốc lá phải hội đủ các điều kiện như thế nào?
a. Khí hậu thích hợp.
b. Đất đai thích hợp.
c. Đủ nhân lực.
d. Cả 3 ý đều đúng

Câu 217: Vật liệu để làm bầu lò ống đất tốt nhất:
a. Gạch và xi măng
b. Gạch và đất
c. Gạch, đất, mật đường, vôi

Câu 218: Vật liệu để làm thành vỏ lò sấy:
a. Gạch và xi măng
b. Gỗ và đất trộn rơm
c. Cả 2 ý đều đúng

Câu 219: Giai đoạn ủ vàng nếu kéo dài sẽ có ảnh hưởng:
a. Giảm trọng lượng lá
b. Tăng trọng lượng lá

Câu 220: Thuốc lá thừa đạm khi sấy ra:
a. Lá dày màu vàng chanh
b. Lá dày màu vàng thẫm
c. Lá mỏng, màu nâu đen

Câu 221: Sâu ăn lá thuộc nhóm nào sau đây:
a. Chích hút.
b. Miệng nhai.
c. Giun tròn.

Câu 222: Rầy mền, bọ trĩ, bọ phấn thuộc nhóm nào sau đây:
a. Chích hút.
b. Miệng nhai.
c. Giun tròn.

Câu 223: Tuyến trùng gây sưng rễ thuộc nhóm nào sau đây:
a. Chích hút.
b. Miệng nhai.
c. Giun tròn.

Câu 224: Côn trùng hại thuốc lá được chia làm mấy nhóm:
a. 2 nhóm.
b. 3 nhóm.
c. 4 nhóm.

Câu 225: Bệnh hại thuốc lá được chia làm mấy nhóm:
a. 3 nhóm.
b. 4 nhóm.
c. 5 nhóm.

Câu 226: Vòng đời của sâu hại thuốc lá có mấy pha:
a. 2 pha.
b. 3 pha.
c. 4 pha.

Câu 227: Nguyên nhân gây bệnh chết rạp trong vườn ươm thuốc lá là do:
a. Nấm.
b. Côn trùng.
c. Vi rút.
Câu 228: Bệnh chết rạp trong vườn ươm thường tấn công cây con ở vị trí:
a. Trên lá.
b. Trên thân.
c. Gốc, rễ.

Câu 229: Bệnh lở cổ rễ thường tấn công cây thuốc lá ở vị trí:
a. Trên lá.
b. Trên thân
c. Cổ rễ nơi tiếp giáp với mặt đất.

Câu 230: Tỷ lệ bệnh chết rạp không liên quan đến mật độ cây con trên vườn ươm.
a. Đúng.
b. Sai.

Câu 231: Sâu hại vườn ươm thường làm:
a. Thối rễ.
b. Lá bị tổn thương.
c. Sưng rễ.

Câu 232: Sát trùng dụng cụ xén lá cây con vườn ươm nhằm mục đích gì:
a. Phòng tuyến trùng.
b. Phòng bệnh thối nhũng Ervinia.
c. Phòng côn trùng.

Câu 233: Sau khi xén lá, nếu xuất hiện vết thối nhũng ở vết cắt thì cần làm gì?
a. Phun thuốc Ridomim.
b. Phun thuốc Ditacin.
c. Cả hai cách trên đều đúng.

Câu 234: Ridomin là thuốc trừ:
a. Bệnh chết rạp cây con.
b. Bệnh thối đen thân.
c. Bệnh đốm lá
d. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 235: Actara là thuốc trừ:
a. Nấm.
b. Vi khuẩn.
c. Côn trùng miệng nhai.
d. Côn trùng chích hút.

Câu 236: Tác dụng chính của thuốc AnGun là trừ:
a. Nấm.
b. Vi khuẩn.
c. Côn trùng miệng nhai.
d. Côn trùng chích hút.

Câu 237: Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi:
a. Khi sâu mới xuất hiện.
b. Sâu vượt ngưỡng gây hại.
c. Cả 2 ý trên đều đúng.

Câu 238: Dùng thuốc Bảo vệ thực vật theo nguyên tắc:
a. Đúng loại thuốc; Đúng lúc; Đúng nồng độ; Đúng liều lượng.
b. Đúng loại thuốc; Đúng nồng độ; Đúng lúc; Đúng liều lượng.
c. Đúng loại thuốc; Đúng lúc; Đúng liều lượng; Đúng cách;

Câu 239: Khi phun thuốc Bảo vệ thực vật thì nên:
a. Mặc đồ bảo hộ lao động và đi ngược chiều gió.
b. Đi xuôi theo chiều gió và không cần mặc đồ bảo hộ lao động.
c. Mặc đồ bảo hộ lao động và đi xuôi chiều gió.

Câu 240: Thuốc trừ sâu nên phun vào buổi chiều mát, vì:
a. Lúc này sâu yếu nhất, nên dễ bị chết nhất.
b. Lúc này trời mát nên năng suất lao động cao hơn.
c. Lúc này sâu hoạt động mạnh nên khả năng sâu bị ngộ độc cao nhất.

Câu 241: Sâu ở tuổi nào mẫn cảm với thuốc bảo vệ thực vật nhất:
a. Tuổi 1, 2.
b. Tuổi 3.
c. Tuổi 4.

Câu 242: Rầy mềm hại thuốc lá là loài có cánh hay không có cánh?
a. Hoàn toàn không có cánh.
b. Có cánh.
c. Tùy thuộc vào lượng thức ăn.
Câu 243: Bọ trĩ là loài đa thực hay đơn thực?
a. Đa thực.
b. Đơn thực.
Câu 244: Trên lá thuốc xuất hiện vết màu nâu kích thước 6 mm, xung quanh có quầng xanh, tâm có màu trắng nhạt, là triệu chứng của bệnh gì?
a. Đốm mắt ếch.
b. Đốm nâu.
c. Đốm lá vi khuẩn.

Câu 245: Trên lá thuốc xuất hiện vết màu nâu kích thước 6 mm, xung quanh có quầng vàng, tâm có màu nâu, là triệu chứng của bệnh gì?
a. Đốm mắt ếch.
b. Đốm nâu.
c. Đốm lá vi khuẩn.

Câu 246: Trên lá thuốc xuất hiện vết màu nâu kích thước 6 mm, xung quanh có quầng vàng, tâm có màu nâu rất dễ rơi rụng, là triệu chứng của bệnh gì?
a. Đốm mắt ếch.
b. Đốm nâu.
c. Đốm lá vi khuẩn.

Câu 247: Đầu tiên là sự xuất hiện những vết đen rất nhỏ bằng đầu kim hoặc nhỏ hơn. Trong 3 ngày các đốm này chuyển sang màu nâu rồi trắng. Đây là triệu chứng bệnh gì?
a. Đốm mắt ếch.
b. Đốm nâu.
c. Đốm lá vi khuẩn.
d. Đốm sinh lý.

Câu 248: Nấm Phytopthora parasitica gây ra bệnh gì ?
a. Thối đen thân.
b. Lở cổ rễ.
c. Héo vàng.

Câu 249: Nấm Fusarium gây ra bệnh gì ?
a. Thối đen thân.
b. Lở cổ rễ.
c. Héo vàng.

Câu 250: Nấm Rhizoctonia solani gây ra bệnh gì ?
a. Thối đen thân.
b. Lở cổ rễ.
c. Héo vàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét