Áp dụng chung cho tất cả các bậc : Phần trình bày có 100 điểm, trong đó:
- Nội dung : 40 điểm
- Kỷ năng trình bày : 40 điểm, gồm:
1. Tác phong : 10 điểm, chú ý cách đi đứng,cách ăn mặc,
2. Phương pháp trình bày: 10 điểm - Nên giới thiệu trước các ý chính và sau đó mới mở rộng từng ý; có thể ghi các ý chính lên bảng ( ngắn gọn )hoặc giấy khổ lớn do BTC cung cấp, xử dụng các biểu mẫu.
3. Phong cách giao tiếp: 10 điểm - cách nói,cách chào hỏi, giới thiệu về mình và vấn đề cần trình bày,chững chạc, tự tin, nói rõ ràng, người nghe hiểu mìmh nói gì, những điểm nào cần nhấn mạnh, nói lớn,
4. Xử dụng ngôn ngữ hình thể: 10 điểm. Đừng đứng yên một chổ khi nói, nên bước tới bước lui, xử dụng hai tay và biểu hiện khuôn mặt. Ví dụ khi mô tả sâu dài .. có thể dùng tay để diễn đạt kích thước, góc lá khi đúng độ chín dùng tay diễn đạt góc lá lớn hơn ....
- Phần Hội đồng thi hỏi 20 điểm : trả lời đúng nội dung 10 điểm, 10 điểm kỷ năng trình bày
Như vậy phần thi khó nhất trong đợt thi này không phải là phần lý thuyết ( chỉ cần đạt 50/100 )mà là phân trình bày ( phải đạt 70/100). Trong phần trình bày phần nội dung chiếm 50 điểm, phần kỷ năng chiếm 50 điểm.
Để vượt qua phần trình bày gợi ý anh em như sau:
1. Cần phải thực sự tự tin điều mình muốn nói, muốn vậy trước hết cần nắm thực vững các nội dung ôn tập ( phần lý thuyết )
2. Trong thời gian chuẩn bị ( 15-20 phút) nên vạch ra các ý chính lên giấy và khi nói hãy dựa trên những ý này để lần lượt trình bày
3. Hãy rèn luyện cách nói ( nói một mình) hoặc nói với bạn bè về một trong các nội dung có thể gặp khi thi và hãy nói to lên
4. Cố gắng đừng run khi bắt đầu, hãy hít vào một hơi dài, thở ra từ từ... rồi dõng dạc giói về minh: Kính thưa tôi tên là A, Nguyễn ... A, tôi đang làm việc tại .... Tôi xin trình bày nội dung sau ... đọc câu hỏi. Để trả lời chúng ta cần đi từng bước ....
Trên đây chỉ là những gợi ý để giúp các bạn vượt qua kỳ thi. Chúc các bạn tự tin, may mắn.
Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011
Hướng dẫn ôn tập bậc 4
Nội dung bậc 4 bao gồm các nội dung bâc 2, 3 và tập trung thêm vào kỹ thuật xây dựng lò sấy, các tình huống có thể gặp trong quá trình sấy, phương pháp phòng trừ IPM, điều tra sâu bệnh và xác định ngưỡng phòng trừ.
Câu : Trong quá trình sấy có thể xảy ra các hiện tượng sau đây:
- Tăng nhiệt không được hoăc quá chậm
- Nhiệt độ không đồng đều trong lò
- Độ ẩm trong lò quá cao ( tụ nước trên kính quan sát, lá thuốc trong lò đọng nước)
- Sống cọng
Nguyên nhân, hậu quả và cách xử lý.
Trả lời:
1. Tăng nhiệt không được hoăc quá chậm:
- Do độ dốc ống nhiệt chưa đủ( không hút), ống nhiệt bị nghẹt, do gió mạnh thổi thẳng vào ống khói, khí hậu trở lạnh ( về đêm )… (3 điểm)
- Hậu quả kéo dài thời gian sấy, không đảm bảo quy trình sấy, thuốc sau sấy bị nhiễm đen, nâu… hoăc không sấy được. (3 điểm)
- Xử lý: kiểm tra lại hệ thống đường ống nhiệt,tăng độ cao ống khói, che chắn gió cho ống khói nếu có gió mạnh, tăng mạnh lửa… (4 điểm)
2. Nhiệt độ không đồng đều trong lò:
- Cân ống nhiệt chưa đều, hướng gió, cửa hút – cửa thoát (3 điểm)
- Hậu quả: thuốc sau sấy thường có tình trạng không đồng đều ( chổ chết xanh, chổ nâu đen, chổ sống cọng…(3 điểm)
- Xử lý: nếu đang sấy điều chỉnh cửa hút – thoát để tạm cân bằng nhiệt, linh hoạt khi kết thúc giai đoạn ủ vàng , kéo dài giai đoạn trung hỏa cho đến khi các góc có nhiệt độ thấp khô phiến lá, chỉ kết thúc sấy khi kiểm tra các góc nhiệt độ thấp đã khô cọng
Sấy xong kiểm tra lại đường ống nhiệt
Nếu do gió cần tạo vách (di động) để che gió (4 điểm)
3. Độ ẩm trong lò quá cao:
- Kích thước hoặc vị trí cửa thoát hút chưa hợp lý, ép lò, bẻ thuốc khi trời mưa hoăc vừa tưới xong, điều chỉnh cửa thoát-hút không hợp lý (3 điểm)
- Hậu quả: nghiêm trọng - thuốc bị úng, sau sấy hóa đen, dễ nát vụn (3 điểm)
- Xử lý : cân đối hợp lý lượng thuốc lá tươi và công suất lò; nếu phải bẻ lúc trời mưa cần làm cho thuốc khô ráo trước khi vào lò hoặc xử lý giảm độ ẩm giai đoạn tiểu hỏa; điều chỉnh cửa thoát-hút hợp lý nếu cần phải mở tối đa cửa thoát hút để giảm lượng hơi nước trong lò (4 điểm)
4. Sống cọng:
- Thời gian đại hỏa chưa đủ, nhiệt phân bố trong lò không đều, ép lá thuốc quá chặt khi xỏ ghim, xếp sào thuốc quá dầy (3 điểm)
- Hậu quả: lá thuốc ( viền dọc theo gân lá bị biến màu ), xuống cấp; thuốc dễ bị cháy khi bảo quản (3 điểm)
- Xử lý: Cân đối lại ống nhiệt, kiểm tra các góc hay sống cọng trước khi dập lò, khi xỏ ghim đừng ép lá thuốc, vào lò vừa phải, khi ra lò kiểm tra những lá bị sống cọng để riêng sấy lại. (4 điểm)
Câu : Trong quá trình hướng dẫn người nông dân sấy, có thể gặp các tình huống sau:
- Thuốc lá sau sấy có tỷ lệ thuốc màu nâu, đen nhiều
- Thuốc lá sau sấy có tỷ lệ lá chết xanh nhiều
- Thuốc lá sau sấy có màu vằn vện ( nâu, đen, vàng lẫn lộn)
- Thuốc lá sau sấy có màu đỏ gạch ( nhất là các tầng dưới cùng)
Trả lời:
1. Thuốc lá sau sấy có tỷ lệ thuốc màu nâu, đen nhiều:
- Thuốc lá trên đồng ruộng dư đạm, lá quá độ chín, bảo quản lá tươi không tốt ( dập, héo…), từ bẻ lá đến vào lò quá lâu, để thuốc tươi chất đống quá lâu thuốc bị ủ sinh nhiệt …kéo dài giai đoạn ủ vàng quá mức, độ ẩm trong lò không thoát được, để tuột nhiệt trong quá trình sấy …(4 điểm)
- Hậu quả: thiệt hại về cả năng suất và chất lượng(2 điểm)
- Xử lý: Giảm lượng phân N bón cho cây, ngưng tưới nước, phun siêu kaly để cân đối, bẻ lá đúng độ chín, bảo quản lá tươi đúng kỹ thuật, vào lò kịp thời, chú ý độ ẩm trong lò, kết thúc giai đoạn ủ vàng đúng lúc, không để tuột nhiệt trong khi sấy…(4 điểm)
2. Thuốc lá sau sấy có tỷ lệ lá chết xanh nhiều: bẻ lá chưa chín (lá xanh), lá thuốc bị héo không thể chuyển màu, kết thúc giai đoạn ủ vàng sớm…
Hậu quả: công ty không mua thuốc có màu xanh, đen
Xử lý: bẻ lá đúng độ chín, lá thuốc bị héo trên đồng ruộng áp dụng biện pháp hồi ẩm, sấy đúng quy trình kỹ thuật chú ý giai đoạn ủ vàng.
3. Thuốc lá sau sấy có màu vằn vện ( nâu, đen, vàng, xanh lẫn lộn):lá bị bệnh, chất lượng lá thuốc bẻ về không đồng đều, xỏ lá – gác sào không đúng kỹ thuật ( vàng, xanh… ) không đúng vị trí. Xỏ lá ép ghim quá chặt, phân bố sào không hợp lý, nhiệt độ lò không đều…, nhiệt độ tăng giảm bất thường trong quá trình sấy.
Hậu quả: chất lượng thuốc kém
Xử lý: quản lý chặt khâu bẻ lá, xỏ lá, vào lò, kiểm tra độ đồng đều của nhiệt trong lò, sấy đúng quy trình
4. Thuốc lá sau sấy có màu đỏ gạch ( nhất là các tầng dưới cùng):
- Do nhiệt độ giai đoạn đại hỏa vượt quá 75 độ C, đôi khi xảy ra cục bộ ở những đám thuốc trồng trên đất gò mối (3 điểm)
- Chất lượng thuốc giảm, thuốc có mùi đường khét (3 điểm)
- Xử lý: không nâng nhiệt độ lên quá 70 độ C khi sấy (4 điểm)
Câu : Trong quá trình sấy có thể xảy ra các hiện tượng sau đây:
- Tăng nhiệt không được hoăc quá chậm
- Nhiệt độ không đồng đều trong lò
- Độ ẩm trong lò quá cao ( tụ nước trên kính quan sát, lá thuốc trong lò đọng nước)
- Sống cọng
Nguyên nhân, hậu quả và cách xử lý.
Trả lời:
1. Tăng nhiệt không được hoăc quá chậm:
- Do độ dốc ống nhiệt chưa đủ( không hút), ống nhiệt bị nghẹt, do gió mạnh thổi thẳng vào ống khói, khí hậu trở lạnh ( về đêm )… (3 điểm)
- Hậu quả kéo dài thời gian sấy, không đảm bảo quy trình sấy, thuốc sau sấy bị nhiễm đen, nâu… hoăc không sấy được. (3 điểm)
- Xử lý: kiểm tra lại hệ thống đường ống nhiệt,tăng độ cao ống khói, che chắn gió cho ống khói nếu có gió mạnh, tăng mạnh lửa… (4 điểm)
2. Nhiệt độ không đồng đều trong lò:
- Cân ống nhiệt chưa đều, hướng gió, cửa hút – cửa thoát (3 điểm)
- Hậu quả: thuốc sau sấy thường có tình trạng không đồng đều ( chổ chết xanh, chổ nâu đen, chổ sống cọng…(3 điểm)
- Xử lý: nếu đang sấy điều chỉnh cửa hút – thoát để tạm cân bằng nhiệt, linh hoạt khi kết thúc giai đoạn ủ vàng , kéo dài giai đoạn trung hỏa cho đến khi các góc có nhiệt độ thấp khô phiến lá, chỉ kết thúc sấy khi kiểm tra các góc nhiệt độ thấp đã khô cọng
Sấy xong kiểm tra lại đường ống nhiệt
Nếu do gió cần tạo vách (di động) để che gió (4 điểm)
3. Độ ẩm trong lò quá cao:
- Kích thước hoặc vị trí cửa thoát hút chưa hợp lý, ép lò, bẻ thuốc khi trời mưa hoăc vừa tưới xong, điều chỉnh cửa thoát-hút không hợp lý (3 điểm)
- Hậu quả: nghiêm trọng - thuốc bị úng, sau sấy hóa đen, dễ nát vụn (3 điểm)
- Xử lý : cân đối hợp lý lượng thuốc lá tươi và công suất lò; nếu phải bẻ lúc trời mưa cần làm cho thuốc khô ráo trước khi vào lò hoặc xử lý giảm độ ẩm giai đoạn tiểu hỏa; điều chỉnh cửa thoát-hút hợp lý nếu cần phải mở tối đa cửa thoát hút để giảm lượng hơi nước trong lò (4 điểm)
4. Sống cọng:
- Thời gian đại hỏa chưa đủ, nhiệt phân bố trong lò không đều, ép lá thuốc quá chặt khi xỏ ghim, xếp sào thuốc quá dầy (3 điểm)
- Hậu quả: lá thuốc ( viền dọc theo gân lá bị biến màu ), xuống cấp; thuốc dễ bị cháy khi bảo quản (3 điểm)
- Xử lý: Cân đối lại ống nhiệt, kiểm tra các góc hay sống cọng trước khi dập lò, khi xỏ ghim đừng ép lá thuốc, vào lò vừa phải, khi ra lò kiểm tra những lá bị sống cọng để riêng sấy lại. (4 điểm)
Câu : Trong quá trình hướng dẫn người nông dân sấy, có thể gặp các tình huống sau:
- Thuốc lá sau sấy có tỷ lệ thuốc màu nâu, đen nhiều
- Thuốc lá sau sấy có tỷ lệ lá chết xanh nhiều
- Thuốc lá sau sấy có màu vằn vện ( nâu, đen, vàng lẫn lộn)
- Thuốc lá sau sấy có màu đỏ gạch ( nhất là các tầng dưới cùng)
Trả lời:
1. Thuốc lá sau sấy có tỷ lệ thuốc màu nâu, đen nhiều:
- Thuốc lá trên đồng ruộng dư đạm, lá quá độ chín, bảo quản lá tươi không tốt ( dập, héo…), từ bẻ lá đến vào lò quá lâu, để thuốc tươi chất đống quá lâu thuốc bị ủ sinh nhiệt …kéo dài giai đoạn ủ vàng quá mức, độ ẩm trong lò không thoát được, để tuột nhiệt trong quá trình sấy …(4 điểm)
- Hậu quả: thiệt hại về cả năng suất và chất lượng(2 điểm)
- Xử lý: Giảm lượng phân N bón cho cây, ngưng tưới nước, phun siêu kaly để cân đối, bẻ lá đúng độ chín, bảo quản lá tươi đúng kỹ thuật, vào lò kịp thời, chú ý độ ẩm trong lò, kết thúc giai đoạn ủ vàng đúng lúc, không để tuột nhiệt trong khi sấy…(4 điểm)
2. Thuốc lá sau sấy có tỷ lệ lá chết xanh nhiều: bẻ lá chưa chín (lá xanh), lá thuốc bị héo không thể chuyển màu, kết thúc giai đoạn ủ vàng sớm…
Hậu quả: công ty không mua thuốc có màu xanh, đen
Xử lý: bẻ lá đúng độ chín, lá thuốc bị héo trên đồng ruộng áp dụng biện pháp hồi ẩm, sấy đúng quy trình kỹ thuật chú ý giai đoạn ủ vàng.
3. Thuốc lá sau sấy có màu vằn vện ( nâu, đen, vàng, xanh lẫn lộn):lá bị bệnh, chất lượng lá thuốc bẻ về không đồng đều, xỏ lá – gác sào không đúng kỹ thuật ( vàng, xanh… ) không đúng vị trí. Xỏ lá ép ghim quá chặt, phân bố sào không hợp lý, nhiệt độ lò không đều…, nhiệt độ tăng giảm bất thường trong quá trình sấy.
Hậu quả: chất lượng thuốc kém
Xử lý: quản lý chặt khâu bẻ lá, xỏ lá, vào lò, kiểm tra độ đồng đều của nhiệt trong lò, sấy đúng quy trình
4. Thuốc lá sau sấy có màu đỏ gạch ( nhất là các tầng dưới cùng):
- Do nhiệt độ giai đoạn đại hỏa vượt quá 75 độ C, đôi khi xảy ra cục bộ ở những đám thuốc trồng trên đất gò mối (3 điểm)
- Chất lượng thuốc giảm, thuốc có mùi đường khét (3 điểm)
- Xử lý: không nâng nhiệt độ lên quá 70 độ C khi sấy (4 điểm)
Hướng dẫn ôn tập bậc 3
Nội dung bậc 3 bao gồm tất cả các phần của bậc 2 và tập trung thêm các kiến thức phòng trừ sâu bệnh ( tất cả các loại sâu bệnh - kể cả các bệnh không lây nhiễm ) đã có trong đề cương ôn tập.
Có những câu tổng hợp, nội dung bao gồm luôn cả kinh nghiệm thực tế và xử lý tình huống như, anh em cần trả lời như sau:
Câu: Bạn được giao phụ trách làm ruộng thuốc lá trình diễn với yêu cầu năng suất và chất lượng phải cao hơn bình quân ruộng đại trà tại cùng khu vực, hãy trình bày các biện pháp để thực hiện.
Trả lời:
: Ruộng trình diễn phải đáp ứng mục tiêu là với những điều kiện như nhau việc áp dụng quy trình nghiêm ngặt, hợp lý, khoa học hơn sẽ cho kết quả tốt hơn; và kết quả này có tính thuyết phục ( 4 điểm )
. Vì vậy để làm tốt ruộng trình diễn cần :
- Chọn ruộng làm thử nghiệm: đất có tính chất nông hóa – thổ nhưỡng phù hợp, nguồn nước tưới đảm bảo ổn định, không bị ngập lụt. Đất vụ trước chắc chắn không có các bệnh viurut, héo rủ, bị tuyến trùng ….(3 điểm)
- Chọn hộ nông dân có đầy đủ nhân lực, vật lực, lao động cần cù, có ý thức hợp tác tốt. (3 điểm)
- Vườn ươm : cây giống khỏe mạnh, sạch bệnh và được phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước khi ra ruộng trồng 5-7 ngày; nên dùng cây giống cấy bầu (3 điểm)
- Ruộng trồng: đất phải được cầy sâu 25-30cm, tơi xốp, lên luống (3 điểm)
- Chăm sóc: thực hiện triệt để quy trình kỹ thuật và đúng thời điểm (3 điểm)
- Chú ý việc tưới nước, chống úng ngập, (3 điểm)
- Chú ý kiểm tra phòng trừ sâu bênh theo IPM và chỉ xử dụng các loại hóa chất được phép xử dụng (3 điểm)
- Chú ý biện pháp ngắt ngọn, bấm chồi, dùng Accotab (3 điểm)
- Lò sấy ( hoặc lán phơi) phải đáp ứng đủ diện tích trồng (3 điểm)
- Lò sấy nên có thêm lán gác thuốc (3 điểm)
- Lò sấy cần có ẩm kế hoặc nhiệt kế ướt và người nông dân hiểu rỏ cách xử dụng . (3 điểm)
- Thống kê chính xác sản lượng thuốc mỗi lần thu hoạch và giá trị sản phẩm. (3 điểm)
Câu: Trên đồng ruộng xuất hiện côn trùng gây hại, người nông dân đã phun thuốc công ty đầu tư nhưng kết quả sau phun tỷ lệ sâu, rầy giảm xuống không đáng kể? Nguyên nhân và biện pháp xử lý?
Trả lời:
Nếu sau phun thuốc mà côn trùng không chết, cần kiểm tra lại các vấn đề sau:
- Sau phun thuốc trời có mưa không? (3 điểm)
- Phun đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều lượng chưa? (3 điểm)
- Kiểm tra tuối sâu trên ruộng ( sâu già cần tăng nồng độ) (3 điểm)
- Phun thuốc kiểm chứng :Pha đúng nồng độ ( sâu già có thể tăng nồng độ), phun đúng liều lượng ( phun 1 bình 16 lít cho 350 m2 ). (3 điểm)
Hai mươi bốn tiếng sau kiểm tra lại ( chết hoặc lừ đừ ), sau 48 tiếng nếu quan sát thấy tỷ lệ côn trùng chết ( lừ đừ) không tăng lên vẫn tiếp tục gây hại ( do côn trùng đã kháng thuốc, hoặc thuốc có vấn đề) . Yêu cầu thay đổi thuốc(3 điểm)
Nếu sau 48 tiếng tỷ lệ sâu chết ( lừ đừ) tăng lên và không còn cắn phá, tiếp tục theo dõi sau 72 tiếng . Sau đó hướng dẫn người nông dân phun thuốc lại(3 điểm)
- Chú ý thuốc thay thể không cùng hoạt chất với thuốc bị thay và là loại thuốc chưa được xử dụng đại trà, thường xuyên tại vùng. (2 điểm)
Có những câu tổng hợp, nội dung bao gồm luôn cả kinh nghiệm thực tế và xử lý tình huống như, anh em cần trả lời như sau:
Câu: Bạn được giao phụ trách làm ruộng thuốc lá trình diễn với yêu cầu năng suất và chất lượng phải cao hơn bình quân ruộng đại trà tại cùng khu vực, hãy trình bày các biện pháp để thực hiện.
Trả lời:
: Ruộng trình diễn phải đáp ứng mục tiêu là với những điều kiện như nhau việc áp dụng quy trình nghiêm ngặt, hợp lý, khoa học hơn sẽ cho kết quả tốt hơn; và kết quả này có tính thuyết phục ( 4 điểm )
. Vì vậy để làm tốt ruộng trình diễn cần :
- Chọn ruộng làm thử nghiệm: đất có tính chất nông hóa – thổ nhưỡng phù hợp, nguồn nước tưới đảm bảo ổn định, không bị ngập lụt. Đất vụ trước chắc chắn không có các bệnh viurut, héo rủ, bị tuyến trùng ….(3 điểm)
- Chọn hộ nông dân có đầy đủ nhân lực, vật lực, lao động cần cù, có ý thức hợp tác tốt. (3 điểm)
- Vườn ươm : cây giống khỏe mạnh, sạch bệnh và được phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước khi ra ruộng trồng 5-7 ngày; nên dùng cây giống cấy bầu (3 điểm)
- Ruộng trồng: đất phải được cầy sâu 25-30cm, tơi xốp, lên luống (3 điểm)
- Chăm sóc: thực hiện triệt để quy trình kỹ thuật và đúng thời điểm (3 điểm)
- Chú ý việc tưới nước, chống úng ngập, (3 điểm)
- Chú ý kiểm tra phòng trừ sâu bênh theo IPM và chỉ xử dụng các loại hóa chất được phép xử dụng (3 điểm)
- Chú ý biện pháp ngắt ngọn, bấm chồi, dùng Accotab (3 điểm)
- Lò sấy ( hoặc lán phơi) phải đáp ứng đủ diện tích trồng (3 điểm)
- Lò sấy nên có thêm lán gác thuốc (3 điểm)
- Lò sấy cần có ẩm kế hoặc nhiệt kế ướt và người nông dân hiểu rỏ cách xử dụng . (3 điểm)
- Thống kê chính xác sản lượng thuốc mỗi lần thu hoạch và giá trị sản phẩm. (3 điểm)
Câu: Trên đồng ruộng xuất hiện côn trùng gây hại, người nông dân đã phun thuốc công ty đầu tư nhưng kết quả sau phun tỷ lệ sâu, rầy giảm xuống không đáng kể? Nguyên nhân và biện pháp xử lý?
Trả lời:
Nếu sau phun thuốc mà côn trùng không chết, cần kiểm tra lại các vấn đề sau:
- Sau phun thuốc trời có mưa không? (3 điểm)
- Phun đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều lượng chưa? (3 điểm)
- Kiểm tra tuối sâu trên ruộng ( sâu già cần tăng nồng độ) (3 điểm)
- Phun thuốc kiểm chứng :Pha đúng nồng độ ( sâu già có thể tăng nồng độ), phun đúng liều lượng ( phun 1 bình 16 lít cho 350 m2 ). (3 điểm)
Hai mươi bốn tiếng sau kiểm tra lại ( chết hoặc lừ đừ ), sau 48 tiếng nếu quan sát thấy tỷ lệ côn trùng chết ( lừ đừ) không tăng lên vẫn tiếp tục gây hại ( do côn trùng đã kháng thuốc, hoặc thuốc có vấn đề) . Yêu cầu thay đổi thuốc(3 điểm)
Nếu sau 48 tiếng tỷ lệ sâu chết ( lừ đừ) tăng lên và không còn cắn phá, tiếp tục theo dõi sau 72 tiếng . Sau đó hướng dẫn người nông dân phun thuốc lại(3 điểm)
- Chú ý thuốc thay thể không cùng hoạt chất với thuốc bị thay và là loại thuốc chưa được xử dụng đại trà, thường xuyên tại vùng. (2 điểm)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)