Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

Tham khảo: Tuyến trùng hại thuốc lá

THAM KHẢO : Dịch từ IPM Images the source for the agirculture and the pest managemant pictures
Tuyến trùng ăn rễ cây thuốc lá và có thể là nguyên nhân làm còi cọc (stunk); màu sắc nhợt nhạt (pale colore); cây mọc không đồng đều; héo rủ thấy rõ vào ban ngày và đáp ứng không rõ ràng với phân bón.
Vấn đề là triệu chứng không giống nhau trong một cánh đồng. Một vài chỗ tổn thương nghiêm trọng (servere injury) trong khi chỗ khác dường như không bị tác động
Những triệu chứng tương tự có thể từ những nguyên nhân khác như tổn thương do phân bón; đất bó chặt hoặc côn trùng đục thân; rễ.
Một sự phân tích là cần thiết để chẩn đoán tuyên trùng

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

Bệnh hại do Tuyến trùng

Có hai dạng tuyến trùng gây hại cho cây thuốc lá; phổ biến là loại gây sưng rễ
1. Bệnh sưng rễ - Hoot knot . ( Melodogyne spp )Cây nhiễm tuyến trùng còi cọc, lá bị chuyển vàng, bệnh nặng lá héo rủ vào ban ngày hoặc cây có thể chết, nhổ cây lên thấy những nốt sần trên rể, rể biến dạng, sần sùi
Khi đất đã nhiễm tuyến trùng tốt nhất hãy chuyển qua trồng cây khác 3-5 năm.
Các biện pháp phòng trừ bằng hóa chất tốn kém, ít hiệu quả về mặt kinh tế.
1402033144004814360561402034
2. Tuyến trùng gây vết thương ( Lession Nematode )
Thường gây hại trên ruộng trồng, triệu chứng những bộ phận trên mặt đất giống như bệnh sưng rễ, rễ bị bệnh hư hại với nhiều cấp độ khác nhau với màu sắc từ vàng sám đến đen. Vết thương có thể lan kín chung quanh rễ làm mô vỏ bị bong ra chỉ còn lại bó mạch trung tâm. Tuyến trùng gây vết thương không gây ra các nốt sần.
1402035

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

QUẢN LÝ BỆNH HẠI CÂY THUỐC LÁ

Bệnh hại thuốc lá có thể chia thành 4 loại như sau :

1. Bệnh hại do tuyến trùng.
2. Bệnh hại do nấm.
3. Bệnh hại do vi khuẩn.
4. Bệnh hại do virus.
5. Bệnh không lây (bệnh sinh lý)
Có nhiều bệnh khác nhau gây hại thuốc lá ở mức độ từ nhẹ cho đến mất trắng. Một số bệnh xuất hiện không thường xuyên trong khi một số khác lại là vấn đề phải đối phó hàng năm ở một số vùng hoặc một số ruộng trồng cá biệt
Chìa khóa để quản lý các loại bệnh hại thuốc lá trong thời gian dài là phải có sự hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh của từng loại bệnh, bản chất của chúng, và mối quan hệ của chúng đối với cây thuốc lá. Hiểu được làm thế nào các tác nhân gây bệnh lan truyền từ nơi này sang nơi khác, bằng cách nào chúng lây nhiễm sang cây, chúng qua đông ở đâu, và chúng bị ảnh hưởng bởi các khâu kỹ thuật như thế nào đều rất cần thiết để thực hiện chương trình quản lý bệnh hại được thành công. Khi hiểu được các yếu tố đó, người trồng có thể đưa ra kế hoạch dài hạn để giảm bớt thiệt hại do các bệnh này gây ra và giữ ở mức tương đối thấp. Không hiểu được điều đó, kế hoạch dài hạn phòng trừ bệnh không thể có hiệu quả.

Sau đây là những nguyên lý cơ bản quản lý bệnh hại thuốc lá :

1. LUÂN CANH:

Luân canh là một biện pháp canh tác phải được coi trọng trong việc đặt kế hoạch cho chương trình quản lý bệnh hại. Mục tiêu của luân canh để quản lý bệnh hại thuốc lá, nói một cách đơn giản, là không để cho tác nhân gây bệnh có được cây trồng phù hợp để sống và sinh sôi càng lâu càng tốt. Các vi sinh vật gây bệnh thuốc lá đã quen sử dụng cây thuốc lá làm nguồn thức ăn của chúng. Không có thuốc lá hoặc ít nhất là một nguồn thức ăn thích hợp khác thì dân số của các loại dịch hại này sẽ có khuynh hướng suy giảm nhanh chóng. Mặc dù nhiều loại vi sinh vật gây bệnh thuốc lá cũng gây hại trên nhiều cây trồng khác, nhưng chúng cũng chỉ sử dụng một vài cây chuyên biệt làm nguồn thức ăn cơ bản. Khi loại thức ăn này không thích hợp thì dân số sẽ giảm nhanh.
Luân canh cần chú ý:
- Thời gian luân canh : 3 tháng; 6 tháng; 1 năm; 2 năm... tùy thuộc khả năng qua đông của từng loại sâu; bệnh. Nhìn chung thời gian giũa 2 vụ thuốc lá càng cách xa càng tốt
- Chọn cây trồng để luân canh: nguyên tắc không chọn những cây cùng họ hoặc những cây mà đối tượng phòng trừ có thể ký sinh để luân canh. Chẳng hạn luân canh với cây họ đậu tốt hơn với ớt; cà; bông... Luân canh một vụ lúa một vụ thuốc lá là rất tốt.

II. TIÊU HỦY RỄ VÀ THÂN CÂY TRỒNG VỤ TRƯỚC:
là một biện pháp canh tác phải được tuân thủ dù có hay không có bệnh xuất hiện trong vụ trồng thuốc lá. Để có hiệu quả, việc này phải được hồn tất càng sớm càng tốt ngay sau khi thu hoạch xong. Làm tốt công tác này sẽ giảm được dân số của nhiều loại dịch hại thuốc láù, gồm các bệnh sưng nốt rễ, đốm nâu, thối đen thân, héo rũ vi khuẩn và tắt mạch (veinbanding) cũng như nhiều loại côn trùng, và cỏ dại.

III. CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC :
1/ Vun luống cao và rộng : Vun luống cao và rộng trên ruộng trồng rất quan trọng để tạo điều kiện thích hợp cho rễ phát triển. Ngòai ra, tạo luống cao và rộng sẽ giúp thoát nước tốt trong các khu vực ruộng trồng có khả năng bị úng ngập. Hầu hết các tác nhân gây bệnh cho hệ thống ưa những nới úng ngập hoặc có ẩm độ cao. Tạo luống cao, rộng dễ thoát nước tạo thuận lợi cho cây thuốc lá tránh được lây nhiễm các tác nhân gây bệnh.

2/ Khoảng cách : Cây thuốc lá trồng quá dày thường bị bệnh gây hại lớn hơn so với trồng thưa. Điều này càng rõ đối với các bệnh hại các bộ phận trên không như bệnh đốm nâu và mốc xanh. Trồng dày làm cho các tán cây giao nhau , hơi nước bị giữ lại ớ các lá phía dưới làm cho bệnh dễ phát triển và lây lan. Trồng thưa giúp cho cây có đủ ánh sáng, thông thống hơn và tạo điều kiện lá khô ráo hơn. Bệnh khảm thuốc lá cũng có thể giảm nếu cây đưọc trồng với khoảng cách hợp lý.

3/ Bón phân cân đối : Các tác nhân gây bệnh thường thích hợp khi cây được bón phân không cân đối. Một số dịch hại như tuyến trùng gây sưng rễ thích hợp với điều kiện cây thiếu kali. Mặt khác, các tác nhân gây bệnh khác như nấm gây bệnh thối đen thân thì lại thích hợp với điều kiện cây thừa đạm. Cây trồng khoẻ mạnh thường nhờ ở sự bón phân cân đối, không thừa và không thiếu.

4/ Trật tự xới xáo khi có bệnh : Khi bệnh chỉ xuất hiện ở vài ruộng hoặc một vài nơi trong một ruộng thì nơi nào bị bệnh phải được xới xáo sau cùng để giảm cơ hội lây lan bệnh sang những nơi chưa bị nhiễm. Sau khi xói xáo, phải rửa sạch dụng cụ bằng bột giặt giống như khi giặt quần áo.

5/ Vun cao sớm : Có thể giảm được một số bệnh hại bằng cách xới xáo vun cao càng sớm càng tốt. Vi khuẩn gây bệnh héo rũ và nấm gây bệnh héo rũ Fusarium cần có các vết thương để xâm nhập vào rễ. Xới xáo có thể gây đứt rễ, qua đó tạo thành một con đường lý tưởng cho các loại vi sinh vật xâm nhập vào cây. Vun gốc sớm sẽ làm cho rễ ít bị thương tổn vì bộ rễ lúc này chưa vươn xa ra ngồi luống. Do đó cũng không có gì lạ khi thấy cây ít bị bệnh héo rũ vi khuẩn trên các ruộng vun cao sớm. Ngồi ra, nó còn ngăn ngừa được sự lây lan của virus gây bệnh khảm do máy móc. Do có rất nhiều ưu điểm nên việc vun cao sớm là công cụ rất hữu ích trong công tác quản lý bệnh.

IV. XỬ DỤNG HÓA CHẤT:
Hóa chất là biện pháp cuối cùng; chỉ xử dụng khi không còn cách nào khác và thật cần thiết để hạn chế những thiệt hại cho năng suất và chất lượng.Khi xử dụng hóa chất cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn về nồng độ;liều lượng; an toàn khi xử dụng và thời gian cách ly. Nên xử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG HẠI THUỐC LÁ VỤ ĐX 2010-2011

HƯỚNG DẪN XỬ DỤNG THUỐC PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG
VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011
( Áp dụng cho các vùng đầu tư trồng thuốc lá của C.T TL nguyên liệu Khatoco)

1. Thuốc trừ sâu sinh học: Agun; Dylan cùng có hoạt chất Emamectin Benzoate dùng phòng trừ các loại sâu ăn lá; sâu đục thân; nhện bọ trĩ
2. Thuốc hóa học:
- Actara : gốc hóa học Thiamethoxam; phòng trừ côn trùng chích hút như rầy rệp; bọ trĩ…
- Confidor: gốc hóa học Imidacloprid; phòng trừ côn trùng chích hút như rầy; rệp; bọ trĩ và các loại sâu ăn lá.
Việc xử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn xử dụng ghi trên nhãn; bao bì về nồng độ pha và liều lượng phun.
Để hạn chế khả năng quen thuốc của côn trùng nên xử dụng xen kẻ các loại thuốc có nguồn gốc hóa học khác nhau.
Chú ý: Tác động của các loại thuốc có nguồn gốc sinh học có thể chậm hơn so với thuốc có nguồn gốc hóa học.


CÁC CÔN TRÙNG CHÍNH GÂY HẠI THUỐC LÁ

Sâu xanh
(Tobacco budworm) Heliothis virescens (Fabricius)
(Corn earworm) Heliothis zea (Boddie)
Noctuidae, LEPIDOPTERA

Sâu xanh gây hại thuốc lá bằng cách ăn các lá chồi ngọn, làm rách, và biến dạng lá và có khi phá hủy hồn tồn chồi ngọn. Một khi chồi ngọn bị hủy hoại, cây sẽ lập tức phát triển các chồi bên. Từ đó cây bị lùn hẳn và gây khó khăn cho việc kiểm sốt chồi bên. Sâu xanh rất khó bị tiêu diệt khi chúng chui vào bên trong chồi ngọn. Muốn diệt được chúng thì thì bằng cách nào đó, thuốc trừ sâu phải được đưa vào bên trong chồi ngọn. Thời điểm tốt nhất để phun thuốc trừ sâu xanh là vào sáng sớm hay những lúc trời có nhiều mây khi đó sâu xanh sẽ chui ra nằm trên các lá non của chồi ngọn, rất dễ cho việc phun thuốc. Sâu xanh cũng thường đào hang dọc thân cây hoặc vào gân chính của các lá. Sau thời gian cây được bấm ngọn, sâu xanh ít khi gây thiệt hại đáng kể cho thuốc lá. Phải xử lý thuốc trừ sâu khi có 10% số cây điều tra có sâu xanh



Sâu sừng
(Tobacco hornworm) Manduca sexta (Linnaeus)
(Tomato horworm) Manduca quinquemaculata (Haworth)
Spingidae, LEPIDOPTERA

Cả hai loại sâu sừng khoai tây và sâu sừng thuốc lá đều ký sinh trên cây thuốc lá. Sâu sừng hại thuốc lá thường phổ biến và gây hại nhiều hơn sâu sừng khoai tây do đặc tính phàm ăn của chúng. Do kích thước lớn và giai đoạn sâu non của chúng kéo dài nên đôi khi chúng ăn trụi cả lá, chỉ chừa lại gân chính trên các cây lớn. Đồng ruộng phải được xử lý khi có 10% số cây điều tra bị nhiễm sâu sừng. Mãi cho đến thời gian gần đây, phòng trừ sâu sừng mới được dễ dàng hơn với nồng độ thuốc sử dụng thấp như acephate, endosulfan, và methomyl. Ngày nay người ta thường sử dụng các loại thuốc này hoặc dùng carbaryl, spinosad hay Bacillus thuringiensis cho kết quả phòng trừ khá tốt.

Rẽp muội (Tobacco aphid)
Myzus persicae (Sulzer)
Aphididae, HEMIPTERA

Rệp muội thuốc lá trong mấy năm gần đây đã trở thành một trong những côn trùng gây hại quan trong ở nhiều nơi trên thế giới. Rệp gây hại cây bằng cách chích hút nhựa cây ở mặt dưới các lá. Khi rệp muội sinh sản, hoặc tập trung nhiều trên lá chúng sẽ để lại các giọt mật trên bề mặt lá, nhất là các lá dưới. Lá trở nên bóng và dính. Các giọt mật này chứa lượng đường rất cao, kích thích các loại nấm phát triển gọi là mồ hóng. Mồ hóng gây giảm phẩm chất lá bởi các lá có chứa mồ hóng sẽ không già chín bình thường và rất khó sấy. Xử lý thuốc trừ rệp muội khi 10% số cây điều tra có từ 50 con/lá. Thực tế sản xuất cho thấy rệp muội có xu hướng kháng các loại thuốc trừ sâu được dùng trong thời gian trước đây. Nên xịt thật đều trên bề mặt lá bằng các loại thuốc được khuyến cáo dùng



Bọ cánh cứng đục lá ( Tobacco flea beetles)
Epitrix hirtipennis (Melsheimer)
Chrysomelidae, COLEOPTERA

Thành trùng gặm lá thành những vệt hay đục thủng lá thành các lổ hình tròn, thường là mặt dưới của lá. Âú trùng ăn rễ cây, để lại những vết cắn tạo điều kiện cho các loại bệnh trong đất phát triển. Sau trồng, chúng có thể làm cây suy yếu hoặc chết ngọn. Mặc dù thiệt hại thường chỉ nghiệm trọng trong giai đoạn cây non, nhưng chúng cũng có thể gây hại cho đến cuối vụ thu hoạch. Các lá già có nhiều lổ thủng sẽ có phẩm chất rất kém. Xử lý trong giai đoạn cây còn non khi 10% chồi của số cây điều tra có dấu hiệu bị hại. Khi cây đã lớn, xử lý khi lá có dấu hiệu bị rách hay tơi tả. Trong khi cả xử lý bằng nước tưới lẫn phun thuốc lên lá đều cho kết quả tốt nhưng người ta khuyên lúc cây đã lớn chỉ nên phun thuốc lên lá mà thôi
Sâu đục thân ( Tobacco splitworm, hay Potato tuberworm)
Phthorimaea operculella (Zeller)
Gelecheiidae, LEPIDOPTERA

Sâu đục thân thuốc lá, còn gọi là sâu đục thân khoai tây,có thể gây hại nghiệm trọng cả cây con mới trồng hoặc cây đã lớn vào gần cuối vụ (sau khi ngắt ngọn). Sâu ăn lá, đục thành đường hầm giữa mặt trên và dưới của lá làm cho lá khô trắng, hơi xám giống như tờ giấy thấm, sau đó chúng chuyển sang màu hơi nâu và trở nên giòn.

13890511339007
133901513390061339016
Phthorimaea_operculella
Trên thuốc lá mới trồng, chúng đào thành những đường hầm lên đến đỉnh sinh trưởng. Vào giai đoạn cuối vụ chúng thường tập trung gây hại các lá già phía bên dưới. Nếu không phòng trừ tốt, chúng sẽ tiếp tục di chuyển từ lá vị bộ thấp lên các lá cao. Không có thuốc trừ sâu đặc trị cho loại sâu này. Việc phòng trừ vào giai đoạn cuối vụ tùy thuộc vào bề mặt lá có được phun thuốc đều hay không. Nên sử dụng bét phun mịn tạo bề mặt lá ướt đẫm thuốc.


Bảng 1: Ngưỡng xử lý đối với các loại côn trùng gây hại lá. (Số cây điều tra : 100 cây)


CÔN TRÙNG NGƯỠNG XỬ LÝ
1. Rệp muội Xử lý khi 10% số cây điều tra có ít nhất 1 lá có từ 50 con trở lên.
2. Sâu xanh Xử lý khi 10% cây điều có sâu nó ký sinh
3. Sâu xám Xử lý khi 5% cây điều tra bị sâu cắn phá.
4. Bọ cánh cứng đục lá : Xử lý đối với cây còn nhỏ khi có 10% số cây điều tra có chồi ngọn bị cắn phá. Khi cây lớn, xử lý khi thấy có hiện tượng lá bị rách hay tưa lá
5. Sâu sừng: Xử lý khi 10% số cây điều tra có sâu non. Không kể các sâu đã kéo kén, hoặc xáx các kén còn vương lại trên lá. Trường hợp tính đến các sâu đã kéo kén thì 5 sâu có kén = 1 sâu non (Do sâu đã kéo kén ăn rất ít, không đáng kể)

CHỮ CHỮ VIẾT TẮT :
E hoặc EC = Elmulsifiable Concentratre : nồng độ nhũ dầu.
F : Flowable : có thể phun; L : Liquid : dạng lỏng;
LV : chất lỏng có thể hòa tan trong nước.
S hay SP : Soluble powder : bột tan được trong nước;
SC : Soluble Concentrate : nồng độ hòa tan.

Cẩn thận : Công nhân khi phun thuốc phải mặc quần áo bảo hộ lao động. Tuân thủ nghiêm nhặt thời gian cách ly từ khi phun thuốc đến khi trở lại đồng ruộng hay thu hoạch. Ngồi ra, phải để ý đến các ký hiệu ghi trên nhãn thuốc để biết độ độc hại của từng sản phẩm mà có kế hoạch đề phòng ngộ độc.

Các ký hiệu Ý nghĩa
Danger-Poison (Nguy hiểm-Thuốc độc) Rất độc, dễ gây ngộ độc cho người tiếp xúc.
Warning (Coi chừng ngộ độc) Độc trung bình, dễ gây ngộ độc nếu tiếp xúc lâu.
Caution (Cẩn thận) Ít độc hoặc rất ít độc.

Bảng 3 : Thời gian cách ly sau các lần phun thuốc.
1. Thời gian cách ly trở vào ruộng
- Thời gian cách ly trở vào ruộng 24 tiếng đối với các loại thuốc: Actara; Confidor
- Thời gian cách ly trở vào ruộng 8 tiếng đối với các loại thuốc: Agun; Dylan

2. Thời gian cách ly sau thu hoạch
- Thời gian cách ly sau thu hoạch từ 14 ngày trở lên với các loại thuốc: Actara; Confidor
-Thời gian cách ly sau thu hoạch từ 5 ngày trở lên với các loại thuốc: Agun; dylan

CHÚ THÍCH:
Thời gian cách ly trở vào ruộng : thời gian qui định từ lúc phun thuốc đến khi trở vào ruộng lần đầu tiên. Trong khoảng thời gian này nếu công nhân trở vào đồng ruộng sẽ dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu. Do đó cần tuân thủ thời gian qui định này.

Thời gian cách ly thu hoạch : cũng là thời gian qui định từ lần phun thuốc sau cùng đến lúc hái lá đem sấy. Do tình trạng các hố chất có thể lưu lại trên các lá thu hoạch (thường gọi là dư lượng thuốc trừ sâu) gây khó khăn cho công tác chế biến xuất khẩu và gây hại sức khỏe người tiêu dùng, do đó phải tuân thủ nghiêm nhặt thời gian quy định này.