Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Câu 121-160



Câu 121. Đất thích hợp cho cây thuốc lá vàng sấy:
a. Đất cát pha thịt
b. Đất thịt pha cát
c. Cả a và b

Câu 122. Tầng đất canh tác thích hợp cho cây thuốc lá
a. Dưới 10 cm
b. Từ 10 – 20 cm
c. Trên 20 cm

Câu 123. Độ pH thích hợp cho cây thuốc lá
a. pH < 5,5 b. pH từ 5,5 đến 6,2 c. pH > 6,2

Câu 124. Để cải thiện độ pH đất bằng cách
a. Bón phân hóa học
b. Bón vôi
c. Bón phân hữu cơ

Câu 125. Cây thuốc lá thiếu đạm biểu hiện như thế nào?
a. Cây thuốc lá còi cọc, yếu ớt, cây có màu vàng úa và sinh trưởng chậm.
b. Cây có màu xanh tối, kích thước lá lớn, lá khô ráp, mặt lá xù xí và rất khó chuyển màu vàng trong khi sấy.
c. Cả a và b

Câu 126. Cây thuốc lá thừa đạm biểu hiện như thế nào?
a. Cây có màu xanh tối, kích thước lá lớn, lá khô ráp, mặt lá xù xí và rất khó chuyển màu vàng trong khi sấy.
b. Cây thuốc lá còi cọc, yếu ớt, cây có màu vàng úa và sinh trưởng chậm.
c. Cả a và b

Câu 127. Các loại phân bón có chứa đạm:
a. Phân K2SO4, phân Lân Ninh Bình
b. Phân KNO3, phân NA, phân DAP
c. Cả a và b

Câu 128. Phân KNO3 có chứa bao nhiêu % đạm
a. 13
b. 21
c. 46

Câu 129. Phân K2SO4 có chứa bao nhiêu % kali (K2O)
a. 40
b. 50
c. 60

Câu 130. Trong các loại phân sau đây những loại phân chứa hàm lượng đạm nitrar (NO3)
a. Phân KNO3, phân NA
b. Phân DAP, phân SA
c. Cả a và b

Câu 131. Trong các loại phân sau đây những loại phân chứa lượng đạm amon (NH4)
a. Phân DAP, phân SA
b. Phân KNO3, phân NA
c. Cả a và b

Câu 132. Nguyên tắc bón phân nào đúng
a. Bón ngay chót lá lớn nhất của cây.
b. Bón ngay gốc cây
c. Bón cách xa chót lá lớn nhất của cây 10 cm.

Câu 133. Công thức phân bón cho thuốc lá vàng sấy hiện nay chúng ta thường dùng là:
a. 60 kg N + 120 kg P2O5 + 180 kg K2O/ha
b. 90 kg N + 180 kg P2O5 + 210 kg K2O/ha
a. 120 kg N + 240 kg P2O5 + 360 kg K2O/ha

Câu 134. Bón phân thuốc lá vàng sấy 2 lần cho một vụ với tỷ lệ như sau:
a. Lần 1: 25% N + 100% P2O + 25% K2O; lần 2: 75%N + 75% K2O
b. Lần 1: 45% N + 100% P2O + 45% K2O; lần 2: 55%N + 55% K2O
c. Lần 1: 55% N + 100% P2O + 50% K2O; lần 2: 45%N + 50% K2O

Câu 135. Bón phân thuốc lá vàng sấy 3 lần cho một vụ với tỷ lệ như sau:
a. Lần 1: 25%N + 100%P2O + 25%K2O; lần 2: 25%N + 25%K2O; lần 3: 50%N + 50%K2O
b. Lần 1: 45%N + 100%P2O + 45%K2O; lần 2: 25%N + 25%K2O; lần 3: 30%N + 30%K2O
c. Lần 1: 55%N + 100%P2O + 55%K2O; lần 2: 25%N + 25%K2O; lần 3: 20%N + 20%K2O

Câu 136. Tác dụng vun gốc cây thuốc lá.
a. Chống đỗ ngã cho cây.
b. Đất giữ ẩm lâu hơn. Thuận lợi cho việc tưới và thoát nước.
c. Cả a và b

Câu 137: Khi bón phân loại đất nào thường dễ bị trực di:
a. Đất cát pha
b. Đất sét
c. Đất thịt nặng

Câu 138: Để có công thức phân 90 kgN + 180 kg P2O5 + 270 kg K2O/ha thì tương đương bao nhiêu lượng phân NPK10-10-26; Lân Ninh Bình và KNO3
a. Phân NPK10-10-26 : 300 kg; Lân Ninh Bình: 670 kg và KNO3: 200 kg
b. Phân NPK10-10-26 : 500 kg; Lân Ninh Bình: 870 kg và KNO3: 300 kg
c. Phân NPK10-10-26 : 700 kg; Lân Ninh Bình: 970 kg và KNO3: 400 kg

Câu 139: Để có công thức phân 90 kgN + 180 kg P2O5 + 270 kg K2O/ha thì tương đương bao nhiêu lượng phân NPK10-10-26; Lân Ninh Bình và K2SO4
a. Phân NPK10-10-26 : 500 kg; Lân Ninh Bình: 350 kg và K2SO4: 300 kg
b. Phân NPK10-10-26 : 700 kg; Lân Ninh Bình: 450 kg và K2SO4: 200 kg
c. Phân NPK10-10-26 : 900 kg; Lân Ninh Bình: 550 kg và K2SO4: 100 kg

Câu 140: Để có công thức phân 90 kgN + 180 kg P2O5 + 270 kg K2O/ha thì tương đương bao nhiêu lượng phân NPK12-12-17; Lân Ninh Bình; KNO3 và K2SO4
Phân NPK12-12-17: 300 kg; Lân Ninh Bình: 600 kg; KNO3: 200 kg và K2SO4: 50 kg
Phân NPK12-12-17: 500 kg; Lân Ninh Bình: 750 kg; KNO3: 225 kg và K2SO4: 50 kg
Phân NPK12-12-17: 700 kg; Lân Ninh Bình: 900 kg; KNO3: 250 kg và K2SO4: 50 kg

Câu 141: Để có công thức phân 90 kgN + 180 kg P2O5 + 270 kg K2O/ha thì tương đương bao nhiêu lượng phân NPK12-12-17; Lân Ninh Bình và K2SO4
Phân NPK12-12-17: 500 kg; Lân Ninh Bình: 350 kg và K2SO4: 300 kg
Phân NPK12-12-17: 750 kg; Lân Ninh Bình: 550 kg và K2SO4: 170 kg
Phân NPK12-12-17: 900 kg; Lân Ninh Bình: 750 kg và K2SO4: 100 kg

Câu 142: Để có công thức phân 90 kgN + 150 kg P2O5 + 270 kg K2O/ha thì tương đương bao nhiêu lượng phân NPK Yara; Lân Ninh Bình, KNO3 và K2SO4
a. Phân NPK Yara: 500 kg; Lân Ninh Bình: 500 kg; KNO3: 225kg và K2SO4: 150 kg
b. Phân NPK Yara: 750 kg; Lân Ninh Bình: 750 kg; KNO3: 250kg và K2SO4: 200 kg
c. Phân NPK Yara: 900 kg; Lân Ninh Bình: 950 kg; KNO3: 300kg và K2SO4: 250 kg

Câu 143: Lượng phân bón cho 0,6 ha thuốc lá vàng sấy, theo công thức 90 kgN + 180 kg P2O5 + 270 kg K2O/ha, tương ướng với:
a. Phân NPK10-10-26 : 200 kg; Lân Ninh Bình: 400 kg và KNO3: 150 kg
b. Phân NPK10-10-26 : 300 kg; Lân Ninh Bình: 500 kg và KNO3: 180 kg
c. Phân NPK10-10-26 : 400 kg; Lân Ninh Bình: 600 kg và KNO3: 200 kg

Câu 144: Trên các bao phân, ngoài ghi rõ các hàm lượng N, P2O5, K2O còn có thêm TE. TE nghĩa là gi?
a. Phân có chất lượng cao
b. Phân có bổ sung thêm vi lượng
c. Nhãn hiệu độc quyền của công ty.

Câu 145: Phương pháp nhận biết phân bón giả, kém chất lượng
a. Xem rõ bao bì có khác thường không
b. Màu sắc, kích thước hạt phân có khác thường không
c. Đem mẫu kiểm định những trung tâm có uy tín
d. cả a, b, c

Câu 146: Đất có khả năng giữ chất dinh dưỡng tốt nhất
Đất sét
Đất cát

Đất mùn
Câu 147: Hấp thụ của Vi sinh vật cố định đạm là hình thức hấp thụ:
a. Hấp thụ sinh học
b. Hấp thụ hóa học
c. Hấp thụ lý học

Câu 148: pH cao thì dung tích trao đổi ion của đất tăng lên
a. Đúng
b. Sai

Câu 149: Hấp thụ dinh dưỡng của cây:
a.Qua rễ
b.Qua lá
c.Cả a và b

Câu 150: Khi phun phân bón qua lá, sự hấp thu lên bề mặt của lá xảy ra:
a. Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào
b. Qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ
c. Cả 2 phương án trên

Câu 151: Hỗn hợp đất phủ mặt vườn ươm thuốc lá
Đất mịn + tro trấu đốt lâu năm
Đất cát + trấu chưa đốt
Đất thịt nặng, ướt

Câu 152: Đưa thêm vi sinh vật có ích vào trong đất nhằm:
a.Cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết
b.Phân giải các chất trong đất cây trồng có thể sử dụng được.
c.Đối kháng với các loại bệnh hại
d.Cả a và b đúng
e.Cả b và c đúng

Câu 153: Hiện nay về mặt kinh tế có nên dùng phân sinh hóa và phân vi sinh thay thế hoàn toàn phân hóa học được không?
a. Nên
b. Không nên

Câu 154: Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng là:
a. Cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp.
b. Thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể.
c. Cả a và b

Câu 155: bón phân hợp lý là thực hiện
a. Đúng loại phân; bón đúng lúc; bón đúng đối tượng; bón đúng cách.
b. Đúng loại phân; bón đúng lúc; bón đúng đối tượng; đúng thời tiết, mùa vụ; bón đúng cách.
c. Đúng loại phân; bón đúng lúc; bón đúng đối tượng; đúng thời tiết, mùa vụ; bón đúng cách; bón phân cân đối.

Câu 156: Bón phân cân đối có các tác dụng:
Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn.
Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác.
Tăng phẩm chất nông sản. Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Cả a, b và c

Câu 157: Có nên bón vôi cùng với phân Đạm không
a. Nên
b. Không nên

Câu 158: Có mấy cách ủ phân chuồng
a. Ủ nóng, Ủ nguội
b. Ủ hỗn hộp giữa nóng và ngụi
c. Ủ nóng, Ủ nguội, Ủ nóng trước nguội sau

Câu 159: Tác dụng của phân hữu cơ
a. Cung cấp dinh dưỡng cho cây
b. Cải tạo đất, nâng cao độ phì của đất
c. Cung cấp một số vi lượng cho cây trồng
d. Cả a, b và c

Câu 160. Bón phân chuồng hoai mục (trâu bò) cho cây thuốc lá vàng sấy
a. Lá thuốc khó sấy
b. Phát sinh nhiều sâu bệnh
c. Cải tạo đất, cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây trồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét