Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Thi nâng - giữ bậc nghề 2014: Thực hành trên đồng ruộng

CÂU HỎI THỰC HÀNH

Đề 1: Anh (Chị) hãy tạo ra 1 khung gỗ (1m x 1m) dùng để gieo giống. (thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Dao, cưa, thước, búa
- Gỗ, Đinh
b. Yêu cầu: Đóng 1 khung gỗ hoàn chỉnh dùng để gieo giống thuốc lá, kích thước 1m x 1m x 0,1m; có độ cao so với mặt đất 0,5m.
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Tính và cưa gỗ Tính lượng gỗ cần dùng cho 1m2 khung gỗ
Trụ cách đất 0,5 m: 4 trụ
Đáy khung gổ: 1m2 10
2 Thao tác đóng Dùng đinh đóng để tạo thành khung gổ có kích thước 1m x 1m x 0,1m có chiều cao cách mặt đất 0,5 m. 12
3 Đánh giá thẩm mỹ, tác phong, cách trình bày. Khung gỗ đúng kích thước, chắt chắn, đáy có khe nhỏ thoát nước. 3
4 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4.
Anh (Chị) hãy mô tả (triệu chứng, tác nhân gây hại, cách phòng trừ) một loại bệnh trong giai đoạn cây con mà Anh (Chị) thấy nguy hiểm và phổ biến nhất nơi đơn vị Anh (Chị) công tác.
Đáp án (bệnh chết rạp) - Triệu chứng: Mặt luống chết thành vòng tròn. Đoạn thân giáp mặt đất bị thối đen, rễ có thể đen hoặc còn trắng, lá vẫn có vẻ còn tươi, hơi vàng.
- Tác nhân gây bệnh: Do nấm Pythium gây ra. Gồm có 3 loại: P.Ultimum; P.Debryanum; P.Aphnidermatum.Tồn tại trong đất và tàn dư thực vật.
- Điều kiện ngoại cảnh gây bệnh: Nhiệt độ:4 – 28 – 37 0C; Ẩm độ đất và không khí cao. Môi giới làm bệnh lây lan nhanh như: ốc sên, giun đất, bọ bữa củi và con người.
- Cách phòng trừ:
+ Chọn đất và khử trùng đất.
+ Giữ vườn ươm thông thoáng.
+ Không bón thừa đạm.
+ Có nhiều loại thuốc để trừ bệnh như: Ridomil, Score, Booc-đô, Aliett v.v..


















Đề 2: Anh (Chị) hãy phối trộn giá thể để gieo 1m2 khung gổ và gieo giống trên khung gỗ.
(thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Khung gỗ: đã có ở đề 1
- Phân chuồng hoai, đất thịt nhẹ
- Chế phẩm Humic – Trichderma
- Tro trấu lâu năm
- Phân NPK10-10-26
- Giống thuốc lá
- Thâu, chậu
b. Yêu cầu: Tạo ra giá thể đủ dinh dưỡng, tơi xốp và cách gieo hoàn thiện cho 1m2 khung gỗ.
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Tính lượng giá thể Phân chuồng: 0,05 m3
Đất thịt nhẹ: 0,1m3
Phân NPK10-10-26: 100 gr
Tro trấu: 0,1 m3 5
2 Phối trộn giá thể Phối trộn hỗn hợp trên theo tỷ lệ đã tính có sử dụng chế phẩm Humic – Trichderma (0,03 kg) 5
3 Cho vào khay gổ Cho giá thể vào khay gỗ 8 – 10 cm, tưới nước cho đủ ẩm 3
4 Gieo giống Tính và chia lượng hạt giống để gieo cho 1 m2 khung gỗ.
Hạt giống được trộn đều đất mịn, rãi đều trên mặt giá thể khung gỗ. 5
5 Phủ đất mặt, tưới nước Dùng hỗn hợp phủ lên mặt một lớp 2-3mm; dùng bình nước có tia nước nhỏ phun đều ướt trên mặt cho đủ ẩm. 4
6 Đánh giá thẩm mỹ, tác phong, cách trình bày. Giá thể tơi xốp, đủ dinh dưỡng, bờ mặt bằng phẳng, đất đủ ẩm, khả năng mọc 85%. 3
7 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4.
Anh (Chị) hãy mô tả (triệu chứng, tác nhân gây hại, cách phòng trừ) một loại bệnh trong giai đoạn cây con mà Anh (Chị) thấy nguy hiểm và phổ biến nhất nơi đơn vị Anh (Chị) công tác.
Đáp án (bệnh lỡ cổ rễ) - Triệu chứng: Cổ rễ có vết loét, rễ hoàn toàn không bị bệnh, lá vẫn còn tươi xanh. Khi vết loét bao trùm chu vi thân thì lá héo và cây con ngã đổ.
- Tác nhân gây hại: Do nấm Rhizoctonia- solani gây ra. Tồn tại ở tàn dư thực vật và trong đất.
- Điều kiện phát sinh bệnh: Nhiệt độ: 28 – 30 0C; Đất ẩm, vườn ưom kém thoáng khí. Cửa ngõ xâm nhập là vết thương cơ giới.
- Cách phòng trừ:
+ Chọn đất và khử trùng đất.
+ Giữ vườn ươm thông thoáng.
+ Không bón thừa đạm.
Trừ bệnh bằng: Monceren, Validacin, TiltSuper .v.v..







Đề 3: Anh (Chị) hãy làm đất, vô bầu, cấy cây con trồng cho 1ha thuốc lá (tỷ lệ thực hiện 0,2%)
(thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Cuốc, cào cỏ
- Phân chuồng
- Phân DAP
- Bầu đường kính 7 cm, cao 8 cm, không đáy.
- Cây con cây bầu
b. Yêu cầu: Tính lượng đất vô bầu, số lượng bầu; xử lý đất, bón phân lót, cấy cây con, tưới nước đủ ẩm (tỷ lệ thực hiện 0,2%).
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Chọn đất vào bầu Đất được cày, đất khô ráo, tơi xốp, sạch cỏ dại. 2
2 Tính lượng đất, phân chuồng, phân hóa học Lượng đất: 0,3 m3; phân chuồng hoai: 1 kg; phân DAP hoặc NPK: 25 gr 3
3 Trộn hỗn hợp Đất, phân chuồng, phân DAP trộn lẫn vào nhau. 3
4 Làm dụng cụ vào bầu Ống nhựa hoặc lon có kích thước vừa bầu 2
5 Cho đất vào bầu - Số lượng bầu: ≈ 50 bầu
- Thao tác vào bầu nhanh, gọn, sắp xếp thẳng hàng.
- Đất trong bầu vừa phải, không ém chặt quá. 3
6 Tạo độ ẩm cho bầu Tưới nước đủ ẩm 2
7 Cây cây con vào bầu - Chọn cây khỏe, sạch bệnh
- Dùng que tạo lổ giữa bầu, đặt cây ngay ngắn giữa lổ, vị trí bộ rễ vừa phải không bị ngập quá sâu hoặc gấp lên trên, ém nhẹ tay vào gốc. 3
8 Tưới nước Cấy xong phải tưới nước cho cây: dùng bình phun có tia nước mịn để phun rửa lại đất dính trên lá. 2
9 Phủ bạc, che mát Dùng bạc phủ mát 2
10 Đánh giá thẩm mỹ, tác phong, cách trình bày Đất vào bầu tơi xốp, không cỏ, rác, có đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng. sắp xếp bầu thẳng hàng, cây trong bầu đứng vững, khả năng sống 90%. 3
11 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4.
Anh (Chị) hãy mô tả (triệu chứng, tác nhân gây hại, cách phòng trừ) một loại bệnh trong giai đoạn cây con mà Anh (Chị) thấy nguy hiểm và phổ biến nhất nơi đơn vị Anh (Chị) công tác.
Đáp án (Bệnh héo rũ vi khuẩn) - Triệu chứng: Vết bệnh nhầy nhụa, vết bệnh màu nâu có thể kéo dài lên đến các lá làm nách lá, gân lá cũng bị thối đen.Bộ rễ có một vài rễ bị thối đen.Vết bệnh có thể xuất hiện ở vết cắt trên lá và lan dần xuống thân theo gân lá.
- Tác nhân gây hại: Do vikhuẩn Pseudomonas- solanacearum gây ra.
- Điều kiện phát sinh bệnh: Thích hợp ở 30 – 35 0C; Ẩm độ đất cao, mưa nhiều; Cửa ngõ xâm nhập là vết thương cơ giới như: vết sướt ở rễ hay vết cắt do xén lá.
Tuyến trùng có liên quan mật thiết với bệnh này.
- Cách phòng trừ:
+ Khử trùng đất
+ Trừ tuyến trùng ngây từ đầu
+ Không xén lá khi trời âm u, lá ẩm ướt.
- Trừ bệnh bằng: Kasuran, COC 85, Ditacin v.v..



Đề 4: Anh (Chị) hãy làm đất và nhổ cây cấy chuyền, diện tích trồng 1ha (tỷ lệ thực hiện 10%)
(thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Phân chuồng, Phân DAP
- Cuốc, cào cỏ, doa tưới nước, cung, bạc phủ
- Cây con giống
b. Yêu cầu: tính diện tích cần làm; đúng kỹ thuật; đất làm tơi xốp; sạch cỏ dại, cấy cây, tưới nước đủ ẩm, cây có khả năng sống 90%.
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Cuốc đất Làm đất – lên luống Dùng cuốc, đất lật sâu 20 – 25 cm, đất tơi xốp, cào sạch cỏ 3
2 Xác định hướng luống Nếu có độ dốc thì theo đường đồng mức, nếu bằng phẳng thì theo hướng Đông tây (tận dụng ánh sáng) 2
3 Cuốc lên luống Độ sâu của rãnh 25 cm, rộng 30 cm 2
4 Bề mặt luống Rộng 1,0 m; dài 10m (tỷ lệ thực hiện 10%); mặt luống bằng phẳng; đất tơi xốp, cào sạch cỏ dại. 3
5 Bón phân lót/ địa phương không bón lót? Tính lượng phân lót thực hiện cho 10% (5 kg phân chuồng hoai; 250gr phân DAP hoặc NPK).
Rải trên mặt luống cào trộn lẫn vào nhau 5
6 Nhổ cây cấy chuyền - Đất đủ ẩm. Chọn cây khỏe, sạch bệnh.
- Dùng que tạo lổ khoảng cách 3 - 5 cm2, đặt cây ngay vào lổ, vị trí bộ rễ vừa phải không bị ngập quá sâu hoặc gấp lên trên, ém nhẹ tay vào gốc.
Thực hiện 1% tương đương 1m2 mặt luống cấy chuyền. 3
7 Tưới nước Cấy xong phải tưới nước cho cây: dùng bình phun có tia nước mịn để phun rửa lại đất dính trên lá. 2
8 Che phủ mát Làm cung, dùng bạt che phủ mát. 2
9 Đánh giá thẩm mỹ, tác phong, cách trình bày - Mặt luống bằng phẳng, thẳng hàng, đất đủ dinh dưỡng, đất tơi xốp, sạch cỏ, rác.
- Cây trồng thẳng đứng, không có dấu hiệu héo hoặc chết. 3
10 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4.
Anh (Chị) hãy mô tả đặc điểm thực vật của rễ thuốc lá và tác dụng của rễ? (10 điểm)
Đáp án Rễ thuốc lá là một hệ thống bao gồm: rễ cái (rễ trụ), rễ nhánh (rễ bên) và rễ hấp thu. Ngoài ra, thuốc lá còn có rễ bất định mọc ở cổ rễ, phần thân cây sát mặt đất.
- Rễ cái (rễ trụ): được hình thành từ phôi rễ trong hạt thuốc lá và thường ăn sâu xuống đất.
- Rễ nhánh: phát sinh từ trục của rễ cái, thường có độ xiên 30 - 400
- Rễ hấp thu: phát triển trên các rễ nhánh, có nhiệm vụ cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây.
- Thân cây thuốc lá có nhiều rễ bất định, nhưng rễ bất định ở sát gốc dễ phát sinh thành rễ hút khi độ ẩm không khí cao. Vì vậy, biện pháp vun gốc là tạo điều kiện cho rễ bất định phát triển tốt, tăng cường tính chống đổ cho cây.
Rễ thuốc lá tập trung ở lớp đất 0 – 30cm, chúng phát triển theo các hướng, tỏa rộng hơn và càng tập trung ở phía trên gần mặt đất hơn vì rễ thuốc lá rất háo khí, ưa ẩm, nhưng sợ ngập nước. Do vậy khi trồng cần tạo điều kiện cho rễ ăn sâu để chống hạn và gặp mưa phải đảm bảo thoát nước tốt.
Cây thuốc lá có khả năng tái sinh rễ nhánh rất nhanh. Vì thế, việc làm tơi đất, xới xáo theo quy trình kỹ thuật, vun gốc, bón các loại phân hữu cơ đều có tác động tích cực đến bộ rễ. Thuốc lá được xếp vào loại cây ưa xới xáo và biện pháp này cũng góp phần vào việc tăng năng suất và chất lượng.
Rễ thuốc lá là cơ quan sinh tổng hợp nicotine. Khi hạt nảy mầm, bộ rễ được hình thành và tăng trưởng, đồng thời diễn ra quá trình sinh tổng hợp nicotine. Nicotine được vận chuyển từ rễ lên và tích lũy trong thân, lá.

Đề 5: Anh (Chị) hãy lên luống, bón phân lót trồng thuốc lá, theo phương thức tại đơn vị Anh (Chị) đang dùng, ở nền phân 100 kg N. Thực hiện 0,5% cho 1 ha đất trồng. (thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Cuốc, cào cỏ
- Đất trồng được cày tơi xốp
- Phân bón
- Cân, xô nhỏ
b. Yêu cầu: Đất lên luống, thẳng hàng, tơi xốp, sạch cỏ dại, có phân chia lô, thiết kế mương tưới tiêu; tính lượng phân bón lót theo công thức phân nơi đơn vị Anh (Chị) đang dùng.
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Cuốc đất Dùng cuốc, cuốc đất sâu 20 – 25 cm, đất tơi xốp, cào sạch cỏ 3
2 Xác định hướng luống Nếu có độ dốc thì theo đường đồng mức, nếu bằng phẳng thì theo hướng Đông tây (tận dụng ánh sáng) 3
3 Cuốc lên luống Độ sâu của rãnh 25 cm, rộng 30 cm 4
4 Khoảng cách luống 0,9 – 1,0 m 2
5 Thiết kế lô, mương tưới tiêu Thiết kế lô nhỏ, mương tưới ở trên, mương tiêu ở dưới. 2
6 Tính lượng phân lót Phân Lân: 100%
Phân DAP:
Phân NPK:
Tính lượng phân cho 1 cây: 5
7 Bón hốc Cuốc hốc 50 x 50 cm; trộn và chia ra bỏ phân cho từng hốc. 3
8 Đánh giá thẩm mỹ, tác phong, cách trình bày Thẳng hàng, trên luống đất tơi xốp, các luống đều với nhau, sạch cỏ, rác… 3
9 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4. (10 điểm)
Vai trò của đạm, đối với cây thuốc lá sử dụng ở dạng đạm nào? Trong các loại phân bón hiện nay tại đơn vị Anh (Chị) sử dụng phân đạm nào và tỷ lệ bao nhiêu?
Đáp án Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây thuốc lá.
Hàm lượng Đạm trong lá thuốc tương quan thuận với hàm lượng nicotine và tương quan nghịch với hàm lượng đường.
Đạm được coi là nguyên tố ảnh hưởng lớn nhất đến vị của sản phẩm. Hàm lượng đạm tổng số trong lá thuốc quá cao thì khi hút có vị sốc, ngược lại hút có vị nhạt khi hàm lượng đạm tổng số quá thấp. Thực tế, vị của sản phẩm thuốc lá liên quan đến sự cân bằng thành phần đường và protein trong lá. 5
Theo “Những nguyên tắc sản xuất thuốc lá vàng sấy” dạng đạm sử dụng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguyên liệu thuốc lá. Sử dụng đạm NO3 sẽ cho chất lượng cao hơn đạm NH4, đạm NH4 thúc đẩy cây con phát triển mạnh hơn đạm NO3.
Hàm lượng NH4+ cao trong mô tế bào làm hạn chế sinh trưởng, tăng Cl trong cây thuốc lá. Đất acid thì thích hợp cho việc hút NO3-, hạn chế hút NH4+. Vì vậy cần sử dụng hai dạng đạm trên cho từng giai đoạn cho phù hợp.
Theo tài liệu của Viện KT KT thuốc lá Việt Nam, việc bón vôi làm giảm ảnh hưởng của Cl. Bón đạm nitrat (NO3-) ngăn chặn triệu chứng ngộ độc Cl.
Theo giáo trình cây thuốc lá cho thấy: cây thuốc lá thích hợp với dạng đạm NO3 hơn NH4. Cây thuốc lá non hút NH4 nhanh hơn NO3, khi tỷ lệ NH4/NO3>1/2 thì cây thuốc lá sẽ có biểu hiện ngộ độc do tích lũy quá nhiều amon. 5

Đề 6: Anh (Chị) hãy lên luống, bón phân lót trồng thuốc lá, theo phương thức tại đơn vị Anh (Chị) đang dùng, ở nền phân 100 kg N. Thực hiện 0,5% cho 1 ha đất trồng. (thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Cuốc, cào cỏ
- Đất trồng được cày tơi xốp
- Phân bón
- Cân, xô nhỏ
b. Yêu cầu: Đất lên luống, thẳng hàng, tơi xốp, sạch cỏ dại, có phân chia lô, thiết kế mương tưới tiêu; tính lượng phân bón lót theo công thức phân nơi đơn vị Anh (Chi) đang dùng.
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Cuốc đất Dùng cuốc, cuốc đất sâu 20 – 25 cm, đất tơi xốp, cào sạch cỏ 3
2 Xác định hướng luống Nếu có độ dốc thì theo đường đồng mức, nếu bằng phẳng thì theo hướng Đông tây (tận dụng ánh sáng) 3
3 Cuốc lên luống Độ sâu của rãnh 25 cm, rộng 30 cm 4
4 Khoảng cách luống 0,9 – 1,0 m 2
5 Thiết kế lô, mương tưới tiêu Thiết kế lô nhỏ, mương tưới ở trên, mương tiêu ở dưới. 2
6 Tính lượng phân lót Phân Lân: 100%
Phân DAP:
Phân NPK:
Tính lượng phân cho 1 cây: 5
7 Bón hốc Cuốc hốc 50 x 50 cm; trộn và chia ra bỏ phân cho từng hốc. 3
8 Đánh giá thẩm mỹ, tác phong, cách trình bày Thẳng hàng, trên luống đất tơi xốp, các luống đều với nhau, sạch cỏ, rác… 3
9 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4. (10 điểm)
Biểu hiện của cây thuốc lá thiếu kali? Nguyên nhân, cách sử lý? Trong các loại phân bón hiện nay tại đơn vị Anh (Chị) sử dụng có lượng phân kali nguyên chất và tỷ lệ bao nhiêu?
Đáp án Kali ảnh hưởng chủ yếu đến phẩm chất của lá thuốc. Thiếu kali phiến lá bị nhăn nhúm, gợn sóng, mép lá cong xuống, ngọn và mép lá biến vàng và khô. Sau khi sấy lá có màu vàng nâu, độ dẻo giảm, dễ bị rách nát, độ cháy giảm. Đủ kali làm tăng hàm lượng hydratcarbon và nâng cao chất lượng chấy của lá thuốc.
Thiếu K thường xảy ra khi trồng thuốc lá trên đất cát (đất nghèo K, dinh dưỡng dễ bị rữa trôi). Đất bón nhiều đạm NH4+ (do đối kháng ion).
Cách xử lý: Bổ sung kaly trước mắt bằng biện pháp phun KNO3 2% qua lá vào buổi sáng, đồng thời bón bổ sung 100 – 150 kg K2SO4/ ha.
Phân NPKyara có 18% K2O (Chi nhánh Gia Lai)
Phân NPK12-12-17 có 17% K2O (Chi nhánh Gia Lai)
Phân NPK10-10-26 có 26% K2O (Tổ Đaklak)
Phân KNO3 có 46% K2O
Phân K2SO4 có 50% K2O








Đề 7: Anh (Chị) hãy lên luống, bỏ phân lót theo phương thức tại đơn vị Anh (Chị) đang dùng cho cây thuốc lá ở nền phân 110 kg N. Thực hiện 0,5% cho 1 ha đất trồng. (thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Cuốc, cào cỏ
- Đất trồng
- Phân bón
- Cân, xô, chậu
b. Yêu cầu: Đất lên luống, thẳng hàng, tơi xốp, sạch cỏ dại, có phân chia lô, thiết kế mương tưới tiêu; tính lượng phân bón lót theo công thức phân nơi đơn vị Anh (Chị) đang dùng.
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Cuốc đất Dùng cuốc, cuốc đất sâu 20 – 25 cm, đất tơi xốp, cào sạch cỏ 3
2 Xác định hướng luống Nếu có độ dốc thì theo đường đồng mức, nếu bằng phẳng thì theo hướng Đông tây (tận dụng ánh sáng) 3
3 Cuốc lên luống Độ sâu của rãnh 25 cm, rộng 30 cm 4
4 Khoảng cách luống 0,9 – 1,0 m 2
5 Thiết kế lô, mương tưới tiêu Thiết kế lô nhỏ, mương tưới ở trên, mương tiêu ở dưới. 2
6 Tính lượng phân lót Phân Lân: 100%
Phân DAP:
Phân NPK:
Tính lượng phân cho 1 cây: 5
7 Bón hốc Cuốc hốc 50 x 50 cm; trộn và chia ra bỏ phân cho từng hốc. 3
8 Đánh giá thẩm mỹ, tác phong, cách trình bày Thẳng hàng, trên luống đất tơi xốp, các luống đều với nhau, sạch cỏ, rác… 3
9 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4.
Vai trò của Lân đối với cây thuốc lá
Lân thường có trong lá thuốc từ 0,4 – 0,9%, ít hơn nhiều so với N và K2O. Trong đất dùng để trồng thuốc lá vàng sấy thường có lượng lân từ trung bình đến khá trừ những ruộng ít khi được trồng. Lân là nguyên tố dinh dưỡng rất ít bị rửa trôi, mà ngược lại dễ bị cố định trong đất, pH < 5 lân bị các nguyên tố sắt, nhôm cố định, pH > 7 lân sẽ kết tủa bởi Ca. Do đó mặc dù thực chất cây cần lân ít nhưng người ta phải bón gấp nhiều lần hơn. 4
Sự thiếu lân thường khó nhận thấy ngoài thực tế. Hiện tượng này thường là cây lớn rất chậm, thân nhỏ, lá màu xanh đen, ra hoa trễ, chín chậm. Trường hợp thiếu lân nghiêm trọng những lá dưới có đốm trắng. Những lá sấy của những cây thiếu lân có ánh xanh hoặc nâu tối, chất lượng kém. 3
Sự thừa lân không ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng lá thuốc, mà chỉ làm tăng chi phí. Ảnh hưởng của lân thường ứng dụng là việc cung cấp đủ đến thừa lân để lá thuốc chín sớm. Quá thừa lân sẽ dẫn đến thiếu Fe và Zn. 3










Đề 8: Anh (Chị) hãy lên luống, bỏ phân lót theo phương thức tại đơn vị Anh (Chị) đang dùng cho cây thuốc lá ở nền phân 110 kg N. Thực hiện 0,5% cho 1 ha đất trồng. (thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Cuốc, cào cỏ
- Đất trồng
- Phân bón
- Cân, xô, chậu
b. Yêu cầu: Đất lên luống, thẳng hàng, tơi xốp, sạch cỏ dại, có phân chia lô, thiết kế mương tưới tiêu; tính lượng phân bón lót theo công thức phân nơi đơn vị Anh (Chị) đang dùng.
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Cuốc đất Dùng cuốc, cuốc đất sâu 20 – 25 cm, đất tơi xốp, cào sạch cỏ 3
2 Xác định hướng luống Nếu có độ dốc thì theo đường đồng mức, nếu bằng phẳng thì theo hướng Đông tây (tận dụng ánh sáng) 3
3 Cuốc lên luống Độ sâu của rãnh 25 cm, rộng 30 cm 4
4 Khoảng cách luống 0,9 – 1,0 m 2
5 Thiết kế lô, mương tưới tiêu Thiết kế lô nhỏ, mương tưới ở trên, mương tiêu ở dưới. 2
6 Tính lượng phân lót Phân Lân: 100%
Phân DAP:
Phân NPK:
Tính lượng phân cho 1 cây: 5
7 Bón hốc Cuốc hốc 50 x 50 cm; trộn và chia ra bỏ phân cho từng hốc. 3
8 Đánh giá thẩm mỹ, tác phong, cách trình bày Thẳng hàng, trên luống đất tơi xốp, các luống đều với nhau, sạch cỏ, rác… 3
9 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4.
Vai trò của Canxi đối với cây thuốc lá, biểu hiện của sự thiếu Canxi.
Đáp án Calcium là thành phần vách tế bào. Canxi tham gia vào quá trình phân chia tế bào. Canxi có vai trò trong việc làm màng tế bào vững chắc và duy trì cấu trúc của nhiễm sắc thể. Canxi có tác dụng hoạt hóa một số enzim, đặc biệt là ATP. Calcium là chất giải độc cho cây thông qua quá trình trung hòa các axit hữu cơ.
Thiếu Ca làm tăng amino axit tự do và hạn chế tổng hợp protein trong cây thuốc lá.
Thiếu calcium thường thể hiện bằng triệu chứng chót lá ngọn có hình móc câu cong xuống dưới. Trường hợp thiếu nặng, đỉnh sinh trưởng có thể chết hoặc vỏ hạt không hình thành được. Nếu đỉnh sinh trưởng không hư hại hoặc chết và sau đó cây phát triển lại, thì phần chót lá và mép lá sẽ biến mất, làm cho lá trồng giống hình vỏ sò. Thực chất, triệu chứng thiếu canxi xảy ra trên các lá ngọn cho thấy trong khoảng thời gian cây bị thiếu canxi được vận chuyển từ các mô già về đỉnh sinh trưởng. Thiếu canxi cũng có thể làm cho lá của vị bộ phía trên có màu xanh sẫm và dầy hơn. Các tình trạng này có thể kết hợp với nhau làm cho lá thuốc có chất lượng rất xấu.
Đối với đất cát nghèo calci và chua chúng ta phải bón vôi theo cách sau :
- Bón bằng bột vôi (Ca[OH]2) : khi pH đất < 5,5, theo lượng yêu cầu của chỉ tiêu độ bón vôi của bảng phân tích đất để đưa pH lên khoảng 5,8. Không được thừa vôi. - Bón bằng đá vôi nghiền (CaCO3), đá dolomit nghiền (MgCa[CO3]2) với hàm lượng từ 200 – 500 kg/ha khi pH đất > 5,5 và đất thiếu vôi.
Bón vôi theo cách bón vãi và trước khi trồng ít nhất 7 – 10 ngày.
Trong phân Lân Ninh Bình có 28 – 34 % CaO.

Đề 9: Anh (Chị) hãy trồng thuốc lá (cho cây con khay xốp) cho 1ha (tỷ lệ thực hiện 1%):
(thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Luống được lên hoàn chỉnh (đề 5 và đề 6)
- Cuốc
- Bay (dao) để trồng
- Nước tưới
- Cây con giống khay xốp.
b. Yêu cầu: trồng và tưới hoàn chỉnh.
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Xác định cây con xuất vườn đủ tiêu chuẩn Cây giống phải đạt: cao 10-12 cm, khỏe, không sâu bệnh, rễ nhiều, đường kính thân 6-8 mm, cây được 6-8 lá thật. 3
2 Cuốc hốc, bón phân lót Độ sâu hố 10 cm, khoảng cách hốc từ 0,4- 0,5m, nằm một bên mép luống, lượng phân bón 31gr/ hốc. 5
3 Tưới nước vào hốc Tùy theo độ ẩm (2-3 lít nước /hốc) 2
4 Cách trồng Dùng bay (dao) xới hốc. Cây trong được tưới nước vừa đủ ẩm, dùng tay nhẹ nhàng đẩy cây ra khay, đặt cây vào hốc. Trồng ngập rễ 3-5cm, dùng tay ém chặt quanh gốc và khỏa nhẹ lớp đất khô quanh gốc tạo cho cây đứng vững. 5
5 Thu dọn tàn dư Khay xốp, vật dụng 3
6 Tưới nước Tưới nước vào luống, 4
7 Đánh giá thẩm mỹ Thẳng hàng, cây không bị ngã, cây được ém chặt gốc 3
8 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4.
Khi ruộng trồng lá thuốc bị hạn, trước khi sấy, bạn xử lý như thế nào để hạn chế thiếu độ ẩm khi sấy?
Đáp án - Vào lò dày hơn.
- Làm ẩm nền lò bằng cách tưới nước vào nền lò hoặc rãi bao bố ẩm trên nền lò. Cuối giai đoạn ủ vàng lấy bao bố ra.
- Ủ vàng ở nhiệt độ thấp (32 – 330C).
- Kèo dài thời gian ủ vàng bằng cách tăng nhiệt độ từ từ và chậm lại.


















Đề 10: Anh (Chị) hãy trồng thuốc lá (cho cây trồng thẳng): (thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Luống được lên hoàn chỉnh (đề 7 và đề 8)
- Cuốc
- Cây nhọn
- Nước tưới
- Cây con giống
b. Yêu cầu: trồng và tưới hoàn chỉnh.
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Xác định cây con xuất vườn đủ tiêu chuẩn Cây giống phải đạt: cao 10-12 cm, khỏe, không sâu bệnh, rễ nhiều, đường kính thân 4 - 6 mm, cây được 6-8 lá thật, thân cây uốn dẻo được. 3
2 Tưới nước, trồng thẳng Tưới nước vào ngập 2/3 luống, dùng cây nhọn chọt lỗ sâu 10 cm theo mép nước, trồng ngập rễ 3-5cm, trồng một bên mép luống. 15
3 Khoảng cách cây 0,4 - 0,5m 2
4 Đánh giá thẩm mỹ Thẳng hàng, đúng khoảng cách, cây không bị ngã, cây được ém chặt gốc. 5
5 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4.
Khi ruộng trồng quá độ ẩm cho phép, bạn xử lý như thế nào trước khi sấy?
Đáp án - Cẩn thận trong khâu vận chuyển, vì lá rất dễ bị dập nát.
- Ghim xong nên treo lên giàn ở lán trại cho ráo nước. Vào lò thưa hơn.
- Ủ không đóng cửa, nâng nhanh nhiệt độ lên 380C và kéo dài cho đến khi lá bớt căng nước thì đóng cửa sấy như bình thường.
- Nếu lá chuyển vàng đều thì chuyển qua giai đoạn cố định màu, kéo dài nhiệt độ ở 43 – 450C.




















Đề 11: Anh (Chị) hãy tính lượng phân và bón phân lần 1 cho 1 ha cây thuốc lá vàng sấy. Áp dụng cho nền phân (100kgN/ha), với loại phân tại đơn vị bạn đang sử dụng. Thực hiện tỷ lệ 1% diện tích.
(thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Phân bón (thực tế tại đơn vị)
- Cuốc
- Cân
- Muỗng (canh) để xúc phân
b. Yêu cầu: Xác định được lượng phân cần bón cho tỷ lệ thực hiện 1% diện tích; bón đúng kỹ thuật (phân cách cây, lấp phân, xới xáo, làm cỏ…)
c. Phương pháp làm: (đáp án đối với công thức phân vùng Đaklak)
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Xác định lượng phân bón cho 1 cây Lượng phân NPK10-10-26: 2kg.
Số cây bón: 200 – 220 cây.
Sau đó dùng muỗng canh để lường. 10
2 Cuốc hốc Độ sâu 10 cm cách cây 10cm 3
3 Bón phân ≈ 10 gr/cây bón vào hốc, mép luống 2
4 Lắp phân Xới nhẹ, lắp phân, kết hợp làm cỏ, vun gốc. Luống hoàn chỉnh 1/3, tạo được rãnh luống để dễ dàng tưới tiêu nước. 5
5 Đánh giá thẩm mỹ Cây được vun gốc, phân được lắp kỹ, luống thuốc sạch cỏ, luống hoàn chỉnh 1/3, tạo được rãnh luống. 5
6 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4.
Một hộ dân bón thúc phân hóa học cho cây thuốc để xảy ra hiện tượng cây bị héo sau khi bón phân, bạn xử lý như thế nào? Nguyên nhân.
Đáp án Ngay sau khi bón phân cây bị héo là do bón phân chạm vào rễ làm cho nồng độ muối khoáng tại vùng tế bào lông hút của rễ quá cao gây ra hiện tượng co nguyên sinh (Tế bào lông hút bị mất nước do nước trong tế bào đi ra môi trường ưu trương). Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho rễ bị khô và cây sẽ bị héo do mất nước, nếu tếp tục kéo dài cây sẽ chết.
Khi xác định cây bị héo do ngộ độc phân bón thì phải tiến hành tưới nước ngay. Lượng nước tưới phải đủ nhiều để các phân tử muối khoáng khuếch tán ra khỏi vùng rễ, làm giảm nồng độ tại vùng rễ thì tế bào rễ sẽ dần dần hồi phục lại. Chú ý tránh làm cho cây bị ngập úng.













Đề 12: Anh (Chị) hãy tính lượng phân và bón phân lần 1 cho 1 ha cây thuốc lá vàng sấy. Áp dụng cho nền phân (100kgN/ha), với loại phân tại đơn vị bạn đang sử dụng. Thực hiện tỷ lệ 1% diện tích.
(thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Phân bón (thực tế tại đơn vị)
- Cuốc
- Cân
- Muỗng (canh) để xúc phân
b. Yêu cầu: Xác định được lượng phân cần bón cho tỷ lệ thực hiện 1% diện tích; bón đúng kỹ thuật (phân cách cây, lấp phân, xới xáo, làm cỏ…)
c. Phương pháp làm: (đáp án đối với công thức phân vùng GiaLai)
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Xác định lượng phân bón cho 1 cây Lượng phân NPKyara: 1,5kg. Lân: 5 kg. Trộn hai loại phân lại rồi bón. Số cây bón: 200 – 220 cây.
Sau đó dùng muỗng canh để lường. 10
2 Cuốc hốc Độ sâu 10 cm cách cây 10cm 3
3 Bón phân ≈ 32 gr/cây bón vào hốc, mép luống 2
4 Lắp phân Xới nhẹ, lắp phân, kết hợp làm cỏ, vun gốc. Luống hoàn chỉnh 1/3, tạo được rãnh luống để dễ dàng tưới tiêu nước. 5
5 Đánh giá thẩm mỹ Cây được vun gốc, phân được lắp kỹ, luống thuốc sạch cỏ, luống hoàn chỉnh 1/3, tạo được rãnh luống. 5
6 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4
Một hộ dân bón thúc phân hóa học cho cây thuốc để xảy ra hiện tượng cây bị héo sau khi bón phân, bạn xử lý như thế nào? Nguyên nhân.
Đáp án Ngay sau khi bón phân cây bị héo là do bón phân chạm vào rễ làm cho nồng độ muối khoáng tại vùng tế bào lông hút của rễ quá cao gây ra hiện tượng co nguyên sinh (Tế bào lông hút bị mất nước do nước trong tế bào đi ra môi trường ưu trương). Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho rễ bị khô và cây sẽ bị héo do mất nước, nếu tếp tục kéo dài cây sẽ chết.
Khi xác định cây bị héo do ngộ độc phân bón thì phải tiến hành tưới nước ngay. Lượng nước tưới phải đủ nhiều để các phân tử muối khoáng khuếch tán ra khỏi vùng rễ, làm giảm nồng độ tại vùng rễ thì tế bào rễ sẽ dần dần hồi phục lại. Chú ý tránh làm cho cây bị ngập úng.














Đề 13: Hiện trạng cây thuốc lá sau bón phân lần 1 được 10 ngày sau trồng. Bạn hãy tưới nước cho cây: (thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Cây trồng được bón phân lần 1 ở đề số 11, 12
- Cuốc
- Nước tưới
b. Yêu cầu: Dẫn nước vào rãnh ngập 1/3 luống; tưới xong thấy đất đủ ẩm.
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Xác định lượng nước tưới. Cây được 10 ngày sau trồng độ ẩm đất cần 80-90% 5
2 Phương thức tưới Dẫn nước vào rãnh ngập 1/3 luống, nước vừa đủ luống thì đấp chuyển qua tưới luống khác 10
3 Đánh giá kỹ thuật Nước không tràn qua mặt luống
Đủ lượng nước cho cây 5
4 Đánh giá thẩm mỹ, tác phong, cách trình bày Nước được cung cấp đầy đủ cho cây, không ngập úng, không khô quá. 5
5 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4
Biểu hiện của cây thuốc lá thiếu nước?
Đáp án - Quan sát thấy tốc độ sinh trưởng của cây thuốc lá chậm lại.
- Cây cằn cỏi, kích thước lá nhỏ, chiều ngang lá hẹp lại và dày lên, màu xanh tối, tế bào lá chặt khít làm cho bề mặt lá sần sùi, rìa lá héo rũ xuống. Lá có vẻ dựng đứng lên.
- Lá chín không đồng đều và khó chuyển vàng trong giai đoạn ủ. Sau khi sấy lá có màu tối, các vật chất có lợi cho tính chất hút kém.
- Biểu hiện này thường gặp vào cuối thời kỳ thu hoạch, còn lại 4 – 5 lá trên ngọn.
- Vào khoảng 9-10 giờ sáng lá cây héo rủ và cong xuống.




















Đề 14: Anh (Chị) hãy sử dụng phân bón để bón mớm cho 1 ha cây thuốc lá vàng sấy giai đoạn đầu. Áp dụng cho nền phân (100kgN/ha), với loại phân tại đơn vị Anh (Chị) đang sử dụng. Thực hiện tỷ lệ 1% diện tích. (thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Cây thuốc lá sử dụng chung với đề 9
- Phân bón (thực tế tại đơn vị)
- Cân
- Muỗng (canh) để xúc phân
- Xô, nước để ngâm
- Doa tưới.
b. Yêu cầu: Xác định được lượng phân cần bón cho tỷ lệ thực hiện 1% diện tích; ngâm bón đúng kỹ thuật (cách ngâm phân, tính lượng nước tước cho đủ tỷ lệ thực hiện, cách tưới…)
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Xác định lượng phân bón cho 1 cây Lượng phân DAP: 1kg.
Số cây bón: 200 – 220 cây.
Sau đó ngâm, hòa tan trong 20 lít nước tưới cây 10
2 Lượng phân/cây ≈ 100ml/cây bón. 5
3 Phương pháp tưới Dung dịch được hòa tan, tưới vào gốc; tránh tưới trực tiếp trên cây. 5
4 Đánh giá thẩm mỹ, tác phong, cách trình bày Dung dịch phân được trực tiếp vào gốc, xuống đất. Cây có khả năng hấp thụ được 5
5 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4.
Hộ nông dân tưới quá nhiều nước cho ruộng trồng thuốc lá, làm sao để hạn chế tổn thất?
Đáp án - Sai sót này trước tiên là ý thức chủ quan của hộ nông dân. Thứ hai là khâu thiết kế đồng ruộng, không làm mương tiêu nên khi cần thiết không tiêu nước được. .
- Khắc phục: Nếu phát hiện nguy cơ ngập úng phải tiến hành đào mương thoát nước ngay.
Nếu xác định còn cứu vãn được thì khi đất vừa ráo nước tiến hành cày xả mép luống (bằng trâu bò, cuốc) phơi trong vài ngày cho đất khô hẳn (thải khí độc, thoáng khí có oxy cho cây trao đổi chất nhanh ra rễ mới), tưới dung dịch phân (200gr phân DAP + 100gr KNO3 + 20ml Root2 /20 lít nước), xới xáo vun gốc lại. Đồng thời trên lá phun thuốc kích thích rễ + Aliette (hoặc Agrifos 400) cho cây ra rễ mới đồng thời phòng bệnh cho cây.
Nhìn chung, vấn đề này còn phụ thuộc vào thời gian ngập úng, giai đoạn sinh trưởng của cây. Tùy tình hình thực tế mà linh động giải quyết.










Đề 15: Cây thuốc trồng được 10 ngày tuổi, có trình trạng kém phát triển. Anh (Chị) hãy dùng thuốc kích thích sinh trưởng thường dùng ở đơn vị, tính lượng, nồng độ và pha thuốc rồi phun trên thuốc lá cho 1% ha thuốc lá. (thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Cây thuốc lá sử dụng chung với đề 11
- Thuốc kích thích sinh trưởng (thực tế tại đơn vị; Rong biển)
- Nước
- Bình phun
b. Yêu cầu: Xác định được lượng, nồng độ, cách phun thuốc cho tỷ lệ thực hiện 1% diện tích.
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Xác định lượng thuốc cần phun Rong biển: 1 gói 10gr; pha cho 100ml nước; 10
2 Cách pha thuốc Tính lượng nước: 1,6 lít; dùng xilan hút 10ml dung dịch Rong biển pha để pha cho 1,6 lít nước. 5
3 Phương pháp phun Phun ướt đều trên lá 5
4 Đánh giá thẩm mỹ, tác phong, cách trình bày Lượng thuốc phun ướt đều trên cây, không phun tràn lang, gây lãnh phí 5
5 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4.
Theo Anh (Chị) chất kích thích sinh trưởng gồm bao nhiêu nhóm? Hãy nêu tóm tắc vai trò của từng nhóm? Tác dụng chất kích thích sinh trưởng lên cây thuốc lá mà Anh (Chị) biết?
1. Nhóm Auxin (IAA, NAA, IBA): có tác dụng kích thích phân chia và kéo dài tế bào. Cần thiết cho sự hình thành rễ, kích thích ra rễ. Cần lượng cao ở thời kỳ nghĩ và thời kỳ ra hoa nhưng rất thấp ở thời kỳ phát triển chồi.
2. Nhóm Gibberellin (GA): có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào theo chiều dọc nên làm cấy tăng trưởng và phát triển theo chiều cao, làm thân vươn dài, giúp hình thành các chồi nách nhiều hơn; tăng số lá, thay đổi hình dạng và làm to lá.
3. Nhóm Cytokinin: có tác dụng kích thích sự phân chia tế bào, kích thích chồi phát triển (đặc biệt trong trường hợp kết hợp với Auxin). Gỡ trạng thái ngũ của chồi, làm chậm sự lão hóa của lá, tăng cường các chất dinh dưỡng về phía các bộ phận đang phát triển. Cytokinin hạn chế quá trình phân hũy diệp lục tố; tăng độ nhớt của tế bào từ đó tăng tính chống chịu của cây với nhiệt độ cao, hạn hán, phèn mặn, độc tố, nấm và các sinh vật gây bệnh; Ngăn cản sự hóa già của mô.
Tỷ lệ tối ưu của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong quá trình phát sinh chồi:
+ Auxin (NAA): 1mg/l
+ Gibberellin (GA3): 2mg/l
+ Cytokinin (BAP): 10mg/l
+ Tỷ lệ phối hợp tối ưu của Auxin/cytokinin trong quá trình tạo chồi là: 1/10
Theo Viện KTKT thuốc lá cho thấy: các chất kích thích sinh trưởng NAA và GA3 đều có khả năng kích thích rõ rệt lên sự sinh trưởng thân lá: Tăng chiều cao cây, kích thích và khối lượng lá. GA3 có ảnh hưởng trì hoãn thời gian ra hoa, nhưng NAA không ảnh hưởng đến sự ra hoa của thuốc lá giống K326.









Đề 16: Trên ruộng thuốc lá xuất hiện sâu, bệnh hại. Anh (Chị) hãy điều tra, xác định đối tượng sâu, bệnh hại. Ngưỡng phòng trừ đối tượng đó và cách phun thuốc trừ sâu, bệnh trên ruộng đó. (thời gian: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Ruộng thuốc lá sử dụng chung với đề 12
- Thuốc trừ sâu, bệnh theo thực tế
- Bình phun, Nước
b. Yêu cầu: Phương pháp điều tra sâu bệnh hại trên ruộng trồng. Xác định được đối tượng gây hại, ngưỡng gây hại, chọn loại thuốc, nồng độ, cách pha và cách phun thuốc trừ đối tượng đó.
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Phương pháp điều tra Điều tra điểm ngẫu nhiên không lặp lại, mỗi ruộng 5 điểm theo đường chéo gốc. mỗi điểm điều tra 10 cây. 5
2 Xác định được đối tượng gây hại, tính tỷ lệ • Sâu xám: Quan sát cây con mới trồng bị héo, cắn đứt gốc… trên ruộng, đếm số cây bị hại trên 100 cây.
• Sâu xanh: Quan sát búp và lá non thấy vết hại, đếm số cây bị hại, số sâu xuất hiện trên 10 cây.
• Rệp: Kiểm tra mặt lá phía dưới của 3 lá trên cùng của 10 cây (toàn bộ cây khi cây nhỏ). Đếm số cây xuất hiện rệp và đánh giá mật độ < 50, >50 con/lá (tính mật độ theo ước lượng không cần thiết chính xác như đếm với từng con sâu riêng biệt).
• Bọ xít: Quan sát ngọn, lá non bị héo, tìm thấy bọ xít phía dưới mặt lá hoặc nách lá. Đếm số cây bị hại và số bọ xít xuất hiện trong 10 cây.
• Sâu khoang: Quan sát các lá tầng lá dưới, nếu sâu mới nở gây hại thường để lại lớp biểu bì phía trên và quàn tụ quanh ổ trứng, sâu tuổi 3 trở đi ăn thịt lá và để lại cuộng lá.
- Bệnh gây hại toàn thân (Virus, vi khuẩn, bệnh hại thân..): Đếm những cây bị hại trong 10 cây.
- Bệnh hại lá (bệnh đốm lá): Đếm số cây bị bệnh, đánh giá mức độ gây hại trong 10 cây. 5
3 Ngưỡng gây hại - Sâu xanh: 10% số cây điều tra có sâu ở mọi tuổi trước khi cây có hoa
- Sâu khoang (>10con/cây): 10% số cây điều tra có sâu
- Sâu xám, dế nhũi, ốc sên, cào cào: 5% số cây con điều tra bị chết hay tổn thương
- Rệp (>50con/cây):10% số cây điều tra có rệp trước thời kỳ ngắt ngọn
- Bọ trĩ, bọ phấn, bọ xít hôi: 10% số cây điều tra có bọ trĩ 5
4 Chọn thuốc xử lý Thuốc sâu: Angun
Thuốc trừ chích hút: Actara
Thuốc trừ bệnh: Ditacin, Dithan, 3
5 Cách pha thuốc ứng với diện tích gây hại Theo hướng dẫn trước khi sử dụng cho từng lợi thuốc 5
6 Cách phun thuốc Từng đối tượng phun phù hợp 2
7 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4.
Anh (Chị) hiểu thế nào là dư lượng hóa chất trong sản phẩm nông nghiệp? Ảnh hưởng của dư lượng hóa chất đến chất lượng sản phẩm như thế nào?
Đáp án - Theo qui định của Food and Agriculture Organization (FAO - Tổ chức Lương Nông Thế giới) thì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là những chất đặc thù tồn lưu trong lương thực và thực phẩm, trong sản phẩm nông nghiệp và trong thức ăn vật nuôi do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây nên. Những chất đặc thù này bao gồm hoạt chất và các phụ gia ở dạng hợp chất ban đầu, các sản phẩm chuyển hóa trung gian và sản phẩm phân giải ở dạng tự do hoặc liên kết với các chất trong thực vật có hại tới sức khỏe con người và động vật máu nóng (gọi chung là chất độc). Những chất độc này có thể tồn lưu ở lớp biểu bì (gọi là dư lượng biểu bì) ở trong lớp biểu bì (dư lượng nội bì) hoặc ở phía ngoài lớp biểu bì (dư lượng ngoại bì). Dư lượng này được tính bằng mg (miligam) hoặc μg (microgam) trong 1 kg nông sản. Từng loại thuốc đối với từng loại nông sản đều được qui định mức dư lượng tối đa cho phép mà không gây hại đến cơ thể người và vật nuôi khi ăn nông sản đó.
- Sản phẩm nông nghiệp làm ra là để người tiêu dùng sử dụng bằng cách ăn, uống, hút … Khi các sản phẩm này nhiễm các hóa chất BVTV vượt mức cho phép sẽ xảy ra theo hai hướng: Một là các hóa chất này tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Hai là các hóa chất này kết hợp với các chất khác có trong sản phẩm hoặc các chất là thành phần của sản phẩm tạo ra các chất có độc tính cao hơn. Cả hai hướng này có thể gây ra các bệnh mãn tính hay cấp tính cho người tiêu dùng. Như vậy các sản phẩm bị nhiễm các hóa chất vượt mức cho phép của Tổ chức y tế thế giới (WHO) có thể được xem là sản phẩm có chất lượng cực kém, không nên sử dụng.

Đề 17: hãy dùng thuốc nhỏ chồi tại đơn vị Anh (Chị), thực hiện thao tác pha thuốc, ngắt ngọn, nhỏ thuốc diệt chồi cho 1ha thuốc lá (thực hiện 1%). (thời gian thực hiện: 120 phút)
a. Vật dụng:
- Cây thuốc lá (dùng cây tượng trưng)
- Thuốc nhỏ chồi
- Bình, van…
b. Yêu cầu: Tính lượng thuốc nhỏ chồi thực hiện cho 1%, cách pha, cách làm bình chứa thuốc để nhỏ và thao tác ngắt ngọn nhỏ chồi.
c. Phương pháp làm:
Thứ tự Nội dung Phương thức làm Thang điểm
(30 điểm)
1 Xác định loại lượng thuốc Loại thuốc: Accotab; Faster
Lượng thuốc thực hiện 1%: 20ml 5
2 Làm bình chứa thuốc để nhỏ chồi Dùng bình nước (1- 2 lít) có nấp đậy, trên nấp có lắp van xe đạp để làm vòi 5
3 Cách pha thuốc 20 ml thuốc nhỏ chồi pha cho 2 lít nước cho vào bình đã làm sẳn. 5
4 Cách ngắt ngọn, nhỏ chồi Tiến hành nhỏ thuốc từ đỉnh đã ngắt ngọn cho nước thuốc chảy xuống đến ½ thân cây thì ngưng. Thuốc đã pha thì phải dùng hết trong ngày. Dùng tay vặt bỏ những chồi dài hơn 2 cm. 7
5 Đánh giá thẩm mỹ, tác phong, cách trình bày Thuốc nhỏ đúng kỹ thuật, không chảy lon ra ngoài. 3
6 Ban giám khảo hỏi thêm 5
Câu hỏi nâng cao dùng cho thí sinh bậc 4.
Anh (Chị) hiểu biết gì về thuốc nhỏ chồi ở đơn vị Anh (Chị) đang sử dụng. Theo Anh (Chị) có thể dùng thuốc khác để thay thế được không và cách sử dụng như thế nào?
Đáp án Hoạt Chất: Pendimethalin
Lá nhóm thuốc trừ cỏ dại có cơ chế tác động đến quá trình phân chia tế bào: đại diện cho nhóm là các hoạt chất có tên hoá học như: Pretelachlor, Butachlor, Anilofos, Pendimethalin... Các loại chất được sản xuất từ những hoá chất này có tên thương mại tiêu biểu trong nhóm như: Sofit 300EC, Prefit 300EC, Butanil 55EC, Cantanil 55EC, Ricozin 30EM, Accotap 330EC, Vigor 30EC, Mecho 60EC...

Thi nâng - giữ bậc nghề 2014: Công nghệ thông tin

ĐỀ THI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NĂM 2014

1. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:….
Mô tả đặc điểm hình thái và gây hại của sâu sâu xanh hại thuốc lá? Trong các vụ sản xuất vừa qua, tại địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết sự phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ và kết quả sau khi xử lý.
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Mô tả đặc điểm hình thái (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Đặc điểm gây hại của sâu (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
3 Tình hình phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
4 Biện pháp phòng trừ, kết quả. 5
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10


2. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:….
Mô tả đặc điểm hình thái và gây hại của sâu sâu khoang hại thuốc lá? Trong các vụ sản xuất vừa qua, tại địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết sự phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ và kết quả sau khi xử lý.
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Mô tả đặc điểm hình thái (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Đặc điểm gây hại của sâu (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
3 Tình hình phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
4 Biện pháp phòng trừ, kết quả. 5
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10

3. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:….
Mô tả đặc điểm hình thái và gây hại của sâu sâu xám hại thuốc lá? Trong các vụ sản xuất vừa qua, tại địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết sự phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ và kết quả sau khi xử lý.
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Mô tả đặc điểm hình thái (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Đặc điểm gây hại của sâu (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
3 Tình hình phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
4 Biện pháp phòng trừ, kết quả. 5
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10


4. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:….
Mô tả đặc điểm hình thái và gây hại của sâu rầy mềm hại thuốc lá? Trong các vụ sản xuất vừa qua, tại địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết sự phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ và kết quả sau khi xử lý.
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Mô tả đặc điểm hình thái (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Đặc điểm gây hại của sâu (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
3 Tình hình phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
4 Biện pháp phòng trừ, kết quả. 5
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10


5. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:….
Mô tả triệu chứng và đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh đốm mắt cua hại thuốc lá? Trong các vụ sản xuất vừa qua, tại địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết sự phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ và kết quả sau khi xử lý.
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Mô tả triệu chứng. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Đặc điểm phát sinh gây hại. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
3 Tình hình phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
4 Biện pháp phòng trừ, kết quả 5
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10

6. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:….
Mô tả triệu chứng và đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh đốm nâu hại thuốc lá? Trong các vụ sản xuất vừa qua, tại địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết sự phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ và kết quả sau khi xử lý.
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Mô tả triệu chứng. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Đặc điểm phát sinh gây hại. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
3 Tình hình phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
4 Biện pháp phòng trừ, kết quả 5
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10


7. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:…
Mô tả triệu chứng và đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh xoăn lá hại thuốc lá? Trong các vụ sản xuất vừa qua, tại địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết sự phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ và kết quả sau khi xử lý.
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Mô tả triệu chứng. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Đặc điểm phát sinh gây hại. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
3 Tình hình phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
4 Biện pháp phòng trừ, kết quả 5
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10













8. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:…
Mô tả triệu chứng và đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh khảm TMV hại thuốc lá? Trong các vụ sản xuất vừa qua, tại địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết sự phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ và kết quả sau khi xử lý.
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Mô tả triệu chứng. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Đặc điểm phát sinh gây hại. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
3 Tình hình phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
4 Biện pháp phòng trừ, kết quả 5
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10

9. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:…
Mô tả triệu chứng và đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh khảm CMV hại thuốc lá? Trong các vụ sản xuất vừa qua, tại địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết sự phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ và kết quả sau khi xử lý.
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Mô tả triệu chứng. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Đặc điểm phát sinh gây hại. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
3 Tình hình phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
4 Biện pháp phòng trừ, kết quả 5
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10

10. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:…
Mô tả triệu chứng và đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh thối đen thân hại thuốc lá? Trong các vụ sản xuất vừa qua, tại địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết sự phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ và kết quả sau khi xử lý.
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Mô tả triệu chứng. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Đặc điểm phát sinh gây hại. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
3 Tình hình phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
4 Biện pháp phòng trừ, kết quả 5
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10
11. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:…
Mô tả triệu chứng và đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh héo rũ vi khuẩn hại thuốc lá? Trong các vụ sản xuất vừa qua, tại địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết sự phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ và kết quả sau khi xử lý.
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Mô tả triệu chứng. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Đặc điểm phát sinh gây hại. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
3 Tình hình phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
4 Biện pháp phòng trừ, kết quả 5
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10

12. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:…
Mô tả triệu chứng và đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh lở cổ rễ hại thuốc lá? Trong các vụ sản xuất vừa qua, tại địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết sự phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ và kết quả sau khi xử lý.
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Mô tả triệu chứng. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Đặc điểm phát sinh gây hại. (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
3 Tình hình phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
4 Biện pháp phòng trừ, kết quả 5
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10

13. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:…
Hãy nêu những nhóm sâu bệnh hại cây thuốc lá? Trong các vụ sản xuất vừa qua, tại địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết sự phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ và kết quả sau khi xử lý.
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Nêu rõ các nhóm sâu bệnh hại cây thuốc lá (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
3 Biện pháp phòng trừ, kết quả 10
4 Đủ nội dung. 10
5 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10


14. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:…
Hãy cho biết ngưỡng phòng trừ sâu bệnh là gì? Ngưỡng phòng trừ một số sâu bệnh hại đang áp dụng hiện nay? Trong các vụ sản xuất vừa qua, trên địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại, các biện pháp phòng trừ đã áp dụng và kết quả ?
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Ngưỡng phòng trừ: hay còn gọi là Ngưỡng kinh tế là mức độ dịch hại mà khi đó nếu tiến hành các biện pháp phòng trừ thì chi phí bỏ ra phải ít hơn hoặc bằng với giá trị sản phẩm thu lại được do kết quả của việc phòng trừ. 5
2 Ngưỡng phòng trừ một số sâu, bệnh hại thuốc lá đang áp dụng hiện nay (lý thuyết bậc 4. Thi bậc nghề – 2011). 5
3 Tình hình phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
4 Biện pháp phòng trừ, kết quả 5
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10



15. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:…
Hãy cho biết phương pháp điều tra từng loại sâu hại thuốc lá ở ruộng trồng. Trong các vụ sản xuất vừa qua, trên địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại, các biện pháp phòng trừ đã áp dụng và kết quả?
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Phương pháp điều tra từng loại sâu hại thuốc lá ở ruộng trồng (lý thuyết bậc 4. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
3 Biện pháp phòng trừ, kết quả 10
4 Đủ nội dung. 10
5 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10









16. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng bản word và gửi tới địa chỉ email:…
Anh (Chị) hãy cho biết phương pháp điều tra từng loại bệnh hại thuốc lá ở ruộng trồng. Trong các vụ sản xuất vừa qua, trên địa bàn mình phụ trách, anh (chị) hãy cho biết tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại, các biện pháp phòng trừ đã áp dụng và kết quả ?
Yêu cầu:
Stt Nội dung Điểm
1 Phương pháp điều tra từng loại bệnh hại thuốc lá ở ruộng trồng (lý thuyết bậc 3. Thi bậc nghề – 2011). 5
2 Tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại: Địa điểm (tên cánh đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh). Thời điểm (tuổi cây, vào tháng/ năm). Tỷ lệ hại (%). 5
3 Biện pháp phòng trừ, kết quả 10
5 Đủ nội dung. 10
6 Trình bày (Chính tả; Font chữ Times New Roman hoặc Arial; Cỡ chữ 12/13/14) 10



 Qui định chung:
- Thời gian thi: 60 phút.
- Thí sinh được phép sử dụng máy vi tính cá nhân.
- Gửi không đúng địa chỉ, phần thi chấm 0 điểm.
- Không ghi họ tên và đơn vị, phần thi chấm 0 điểm.