Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

ĐÁP ÁN THI NÂNG BẬC 2011

Dưới đây là đáp án thi nâng bâc 2011 đã được giám đốc đồng ý và chỉnh sửa; sẽ lần lượt đăng 3 kỳ:
- Kỳ 1: Bậc 1-2,
- Kỳ 2: Bậc 3 -4
- Kỳ 3: Bậc 5-6
Anh em cố gắng đọc kỷ và tìm hiểu đáp án, tập luyện cách diễn đạt cho nhuần nhuyễn, thuyết phục để kết quả thi tốt đẹp. Chúc các bạn thành công
KỲ I: BẬC I VÀ II


BẬC 1:
Hiểu:
Câu 1: Cây thuốc lá thuộc họ gì?
Trả lời: Cây thuốc lá (Nicotiana tabacum) thuộc họ cà (Solanaceae)
Câu 2: Tại sao không trồng cây thuốc lá luân canh, xen canh cây họ cà?
Trả lời: Các cây họ cà chính là các cây ký chủ của dịch hại trên cây thuốc lá. Vì vậy không nên trồng thuốc lá luân canh, xen canh với cây họ cà.

Câu 3: Nguồn gốc giống K326?
Trả lời: Giống K326: Thuộc nhóm Kutsaga, có nguồn gốc từ Hoa kỳ, được nhập nội vào Việt nam năm 1990. Giống K326 được Viện nguyên cứu kinh tế kỹ thuật thuốc lá nhân giống và đưa ra sản xuất đại trà vào năm 1996 và được công nhận theo quyết định số 1208NN-KHCN/QĐ ngày 16/7/1996.
Giống K326 đang sử dụng hiện nay đã được nhân tạo, chọn dòng, phục tráng nhiều lần(K326-2-…).
Câu 4: Đặc tính chủ yếu của giống K326 (đặc điểm sinh học, chống chịu sâu bệnh, năng suất, chất lượng)?
Trả lời: Giống K326 có một số đặc tính chủ yếu sau:
- Năng suất khá,tại Mỹ có thể đạt 3,5 tấn/ha; tại Việt nam bình quân đạt 1,8 – 2 tấn / ha, khả năng chống chịu hạn, chịu rét khá
- Chất lượng tốt, đạt 73/100 điểm; tỷ lệ cấp loại 1,2 có thể đạt trên 50%, độ dầu dẻo cao, thuốc sau sấy có màu vàng thẩm đến vàng cam, hàm lượng Nicotine từ 1% - 2,5%, đường khử 15-30%
- Kháng bệnh sưng rễ, kháng thấp với bệnh đốm lá, thối đen thân, héo rũ vi khuẩn và khảm TMV.
- Đặc điểm sinh học:
+ Thời gian sinh trưởng: 100 - 110 ngày.
+ Chiều cao cây: 110 - 130 cm.
+ Ưa ánh sáng trực xạ; Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển là 20 - 30 C, nhiệt độ lý tưởng 25 – 280C; Ẩm độ không khí thích hợp 70 - 80% và ẩm độ đất từ 60 - 80%; Thích hợp trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, có độ pH từ 5 – 6, chịu hạn khá.
Câu 5: Khái quát chọn đất trồng thuốc lá.
Trả lời:
- Thuốc lá phù hợp với đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, thịt nhẹ, độ pH: 5,8 – 6,5 mùn: 0,6 – 1%
- Đất vụ trước không trồng cây họ cà.
- Đất có độ dốc < 5%.
- Đất không ngập úng, có khả năng chủ động tưới, tiêu nước
- Đất không nhiễm mặn, nhiễm phèn; đối với vùng miền núi chú ý vành đai phèn chân núi

Câu 6: Khái quát quá trình trồng và chăm sóc cây thuốc lá.
Trả lời:
► Làm đất, thiết kế ruộng:
Đất được cày 02 bận sâu 25cm vuông góc nhau trước khi trồng 3-4 tuần, trước khi trồng cày lần 2 và bừa tơi đất, kết hợp bón vôi cải tạo đất (Lượng vôi bón tùy thuộc vào kết quả đo pH đất, nếu độ Ph dưới 5,8 bón 1000kg – 1500kg vôi/ 1ha). Lên luống hàng đơn với khoảng cách tâm 2 luống 1,0 – 1,2 mét, mặt luống rộng 40cm – 50 cm, cao 30cm – 40 cm, rãnh luống 40cm – 50cm.
Nếu đất dốc lên luống theo hướng vuông gốc với hướng dốc của đất,

► Trồng:
Cách 1: Dùng cuốc nhỏ bổ hốc ở mép hoặc giữa luống, khoảng cách hốc 45 – 50cm, đường kính rộng 20 cm và sâu 12 –15 cm. Tưới vào hốc từ 1,5 – 2 lít nước, khi nước vừa rút thì đặt cây con vào khối bùn nhão trong hốc, dùng đất khô để lấp lại và dùng tay ém nhẹ xung quanh hốc.
Cách 2: Tưới nước vào ngập 2/3 luống. Cấy cây con vào mép đất ướt.
► Chăm sóc:
+ Trồng dặm: Sau khi trồng 03 ngày, tiến hành trồng dặm những cây bị chết.
+ Bón phân đợt I: Sau khi trồng 07 - 10 ngày tiến hành bón phân đợt I (25% N – 100% P2O5 – 25% K2O), kết hợp xới nhẹ quanh gốc, làm cỏ và vun gốc vừa đủ lấp cổ thân, vét luống tưới nước vừa đủ ẩm.
+ Bón phân đợt II: Sau 25 - 30 ngày tiến hành bón phân đợt II (Lượng phân còn lại), kết hợp xới xáo làm cỏ và vun gốc mạnh tạo nên luống hoàn chỉnh, tưới nước đủ ẩm để tan phân cho cây hấp thụ.
+ Tưới nước: Sau khi trồng đến 30 ngày tưới nước vừa phải. Chỉ cần duy trì độ ẩm đất khoảng 60%. Giai đoạn từ 30 – 50 ngày, cây rất cần nước nên phải thường xuyên tưới nước để duy trì độ ẩm đất khoảng 80 – 90%. Trong giai đoạn thu hoạch, nhu cầu nước giảm, chỉ cần 55 – 60%.
+ Phòng trừ sâu: Chú ý các đối tượng: Sâu xám, dế nhũi, bọ trĩ, bọ phấn, sâu khoang, sâu xanh, rầy mềm (Rệp đào)… dùng các thuốc hóa học phù hợp cho từng loại đối tượng trên để phun trừ khi đến ngưỡng gây hại. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Chú ý khống chế nhóm côn trùng chích hút ngay từ đầu vì là đối tượng làm lây lan bệnh vi rút nguy hiểm cho thuóc lá.
+ Phòng trừ bệnh: Tốt nhất cần nắm rõ các điều kiện thời tiết và áp lực bệnh của từng giai đoạn sinh trưởng mà phun phòng định kỳ các loại thuốc phù hợp để phòng trừ các bệnh có thể xuất hiện trên đồng ruộng như: Nhóm bệnh hại thân rễ, nhóm bệnh hại trên lá. Vì là phun phòng định kỳ nên cần lưu ý đến qui định về dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm nông nghiệp. Ưu tiên sử dụng các nhóm thuốc sinh học.
+ Ngắt ngọn, hãm chồi: Khi trên đồng có 50% số cây xuất hiện nụ hoa thì tiến hành ngắt ngọn, và dùng hóa chất Accotab để hãm chồi.

Biết:
1. Kỹ năng làm đất, và chăm sóc vườn ươm cây thuốc lá.
Trả lời: Kỹ năng làm và chăm sóc vườn ươm cây thuốc lá:
- Chọn đất làm vườn ươm: Đất cao ráo, không ngập lụt, xa lò sấy, có nguồn nước tưới sạch, vụ trước không trồng các cây họ cà.
- Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ và lên luống dài 10m, rộng 1m, cao 15 – 20 cm. luống cách luống 30 cm. mỗi ha cần 5-7 luống.
- Bón phân lót: dùng 30 kg phân chuồng hoai mục + 2 kg phân lân, rãi đều trên mặt của 1 luống. Cào nhẹ để lấp phân sâu được 5 cm. Trước khi gieo 3 ngày dùng 2 gói đồng đỏ pha cho 16 lít nước, tưới cho 1 luống.
- Gieo hạt:
+ Tạo gờ và làm bằng mặt luống bằng cách đầm nhẹ để chống xói mòn.
+ Lượng hạt gieo: 1,0 – 1,2g/ 10m2 ( tỉ lệ nảy mầm > 85%).
+ Hạt được xử lý bằng CuSO4 1% trong 5 phút. Vớt hạt cho vào túi vải rửa sạch hạt bằng nước lã. Ngâm hạt trong điều kiện nhiệt độ bình thường từ 12 – 24 giờ để hạt hút trương nước. Lấy ra rũ nước và ủ ở nhiệt độ không khí 27 – 28oC trong vòng 2 – 3 ngày, mỗi ngày cần lấy túi hạt ra nhúng vào nước sạch rửa một lần, chờ hạt nứt nanh trắng. Chú ý không nên để nứt nanh quá dài khó gieo, dễ dính chùm.
+Trước khi gieo phải tưới cho luống ươm đủ ẩm.
+ Cho hạt đã nứt nanh vào thùng gieo khuấy đều, hay trộn với cát sạch, tiến hành gieo đều trên mặt luống.
+ Phủ lên bề mặt đã gieo một lớp tro trấu hay phân hữu cơ vi sinh 1 lớp dày 0,5 cm. Tưới nước giữ ẩm cho mặt luống.
- Làm dàn che:
+Thực hiện làm giàn che ngay sau khi gieo hạt.
+ Dùng tre cột uốn cong hình vòm từ mặt luống cách đỉnh 50 – 60cm (cung tre phải có độ dài 2,4m), sau đó che phủ bằng tấm nylon hoặc bạt nhựa.
- Chăm sóc cây con:
+ Tưới nước: Sau khi gieo mặt luống cần phải giữ ẩm liên tục và vừa phải, nếu để thiếu nước hạt đang nứt nanh dễ bị thui chột. Trong suốt thời kỳ sinh trưởng cây con cần cung cấp đủ nước. Từ khi gieo hạt đến khi mọc 2 lá mầm, bộ rễ chưa đủ bám chặt vào đất nên dễ bị trôi dạt; do đó phải sử dụng búp sen có tia thật mịn để tưới cho cây con. Sau khi gieo mỗi ngày cần tưới 2 – 3 lần (mỗi lần 20 – 30 lít nước/10m2) cho đến khi hạt mọc mầm đều và giảm dần còn từ 1 – 2 lần/ngày tùy theo độ ẩm mặt luống.
+ Tỉa cây, làm cỏ: Sau khi cây mọc từ 5 – 7 ngày cần tiến hành làm cỏ ngay, kết hợp tỉa bỏ cây con những chỗ có mật độ dày. Mật độ cây con từ 500 – 550 cây/ 1m2 nếu cây con cấy bầu, từ 350 - 400 cây/ 1m2 nếu cây con trồng thẳng. Trước và sau khi tỉa bỏ cây hay làm cỏ phải tưới nước thật đẫm trên mặt luống để ổn định bộ rễ cây con. Dọn vệ sinh trong và ngoài vườn ươm sạch sẽ.
+ Điều khiển mái che: Từ khi cây con có 2 lá thật rất cần ánh sáng để phát triển bộ rế, thiếu ánh sáng cây dễ bị vống, yếu, dễ bị bệnh nên giai đoạn này cần luôn điều chỉnh mái che để cho cây hưởng ánh sáng tối đa. Những ngày nắng nóng lưu ý phải che phủ mái che cản bớt ánh nắng khoảng từ 11 – 14 giờ tránh gây tổn thương cho cây.
+ Tưới thúc: khi cây con kém phát triển có thể dùng 200g KNO3/10 lít nước tưới thúc cho 1 luống. Chú ý rửa lại bằng nước sạch.
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Bệnh: : Dùng 50gr Ridomil MZ 68WP + 15 ml Score/ 16 L nước phun định kỳ 5-7 ngày/lần cho vườn ươm để phòng các bệnh chết rạp, đốm mắt cua. Dùng Validamicin A để phòng bệnh lở cổ rễ cho cây. Khết hợp dùng các thuốc có hoạt chất Ninangmycin để phòng trừ các bệnh thối nhũng do Vi khuẩn gây ra. Bệnh do virut như: TMV,CMV, TLCV... thường khó phát hiện rõ nét trên cây con. Nếu phát hiện nên nhổ bỏ, tích cực tiêu diệt côn trùng chích hút,
+ Các loại sâu thường hại vườn ươm: Khi phát hiện vườn ươm có sâu dùng các thuốc trừ sâu sinh học để phòng trừ sâu xám, sâu khoang , sâu đục thân , bọ trĩ,
+ Tuyến trùng: có 2 loại gây nguy hiểm đó là tuyến trùng sưng rễ (Meloidogyne spp), tuyến trùng gây vết thương (Prtylenchus spp)...đất đã xử lý tốt bằng Furadan hay vimoca nên ít bị ảnh hưởng nếu có cần xử lý vimoca pha nước tưới tỉ lệ 10cc/ 10lít nước.
- Lưu ý: Vườn ươm phải có rào chắn ngăn không cho người lạ, gia súc phá, không cho hút thuốc lá trong vườn ươm. Sau khi nhổ cây xong phải thu don vệ sinh sạch sẽ.
- Xén lá: khi cây cao 5-6 cm, tiến hành xén lá lần 1 cách đỉnh sinh trưởng 3 -5 cm, lập lại lần 2 cách 5-6 ngày, có thể xén lần 3 nếu thấy cần thiết.
Chú ý: chỉ xén lá trong thời tiết khô ráo, không có mưa; khử trùng dụng cụ (dao, kéo bằng dung dịch xà phòng đậm đặc hoặc chlorox 1%).
2. Kỹ năng bón phân hóa học cho cây thuốc lá: thời kỳ, số lượng, cách bón.
Trả lời: Tùy vào tính chất đất mà có thể áp dụng 2 lần hoặc 3 lần bòn:
* Hai lần bón:
- Lần 1: Từ 7-10 ngày sau trồng: 25% N – 100% P2O5 – 25% K2O, bón cách gốc 10cm, sâu 10cm về phía rãnh.
- Lần 2: từ 25 -30 ngày sau trồng: 75%N – 75%K2O, bón dưới đuôi tán lá, sâu 15 cm về phía hàng.
* Ba lần bón: chỉ nên áp dụng đối với đất có độ tơi xốp kém ( đất thịt nặng, đất bị đén do mưa nhiều…) và đất có nhiều cỏ
- Lần 1:Bón lót trước khi trồng (hoặc sau trồng 7-10 ngày): 25% N – 100% P2O5 – 25% K2O
- Lần 2: từ 15-20 ngày sau trồng: 25% N – 25% K2O. Bón cách gốc 10 – 12cm, sâu 10 cm về phía rãnh.
- Lần 3: Từ 30 – 35 ngày sau trồng: 50% N – 50% K2O. Bón dưới đuôi tán lá, sâu 15 cm về phía hàng.
Cách phân chia: Trộn đều các loại phân cần bón, chia nhỏ lượng phân theo lô - hàng từ đó tiếp tục chia theo số cây trên hàng. Trong quá trình bón, luôn trộn đảo phân. Các loại phân trộn với nhau thì nên bón dứt điểm trong ngày để tránh bị vón cục.

Câu3: Cách sử dụng thuốc BVTV cho cây thuốc lá
Trả lời:
Cũng giống như cây trồng khác, khi sử dụng thuốc BVTV cho cây thuốc lá cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng loại (thuốc), đúng lúc, đúng (liều) lượng và đúng cách.
Ngoài ra đối với cây thuốc lá cần chú trọng các vấn đề sau:
- Thực hiện phòng trừ dịch hại theo chương trình IPM.
- Quan tâm đến vấn đề dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm.
- Chỉ phun thuốc BVTV khi đến ngưỡng phòng trừ.
- Ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học.
- Cần có bộ thuốc luân phiên để tránh hiện tượng dịch hại quen thuốc.

Làm được: (mô tả) Làm vườn ươm đủ trồng 1 ha thuốc lá. Tương tự như Biết câu 1.
BẬC 2:
Hiểu:
Câu 1: Khái quát chọn đất trồng thuốc lá. Trả lời: như Hiểu câu 5-bậc 1

Câu 2: Khái quát quá trình trồng và chăm sóc cây thuốc lá. Trả lời: như Hiểu câu 6-bậc 1

Câu 3: Hướng dẫn 1 hộ nông dân lên luống, trồng cây thuốc lá.

Trả lời:
- Sau khi đất được làm tơi xốp, sạch cỏ dại và tàn dư thực vật. Tiến hành lên luống, tùy loại đất tốt xấu khác nhau ta xác định khoảng cách xẻ luống. Đối với đất co độ dốc thì xẻ luống theo đường đồng mức
- Dùng máy đặc dụng hoặc dùng trâu bò, thủ công để rạch hàng. Đỉnh luống này cách đỉnh luống kia từ 1,0m đến 1,1 m; luống cao 30-40 cm.
- Tuỳ theo độ dốc của ruộng mà tiến hành chia lô từ 10 – 15m.
- Giữa các lô thiết kế các mương tưới - tiêu cho phù hợp. Xung quanh ruộng cần thiết kế các mương tiêu nước để tránh trường hợp ngập úng khi gặp mưa to. Thiết kế mương tưới tiêu chính theo nguyên tắc: mương tưới phía cao và mương tiêu ở phía thấp và chung quanh ruộng với độ sâu 30 – 40 cm, rộng 50 cm, bảo đảm yêu cầu tưới đủ lượng nước và tiêu hết nước khi cần thiết.

- Tiến hành san sửa luống để thuận lợi cho việc tưới rãnh và mỹ quan đồng ruộng.

Câu 4: Hướng dẫn 1 hộ nông dân bón phân thúc lần 1 và vun gốc cây thuốc lá.
Trả lời: Nguyên tắc: bón phân cân đối, thường các tác nhân gây bệnh là bón phân không cân đối. Một số dịch hại như tuyến trùng gây sưng rễ thích hợp với điều kiện bón thiếu phân kali. Các tác nhân bệnh do nấm gây thối đen thân là thường bón nhiều phân đạm.
- Tiến hành bón thúc lần 1 sau trồng 7-10 ngày.
- Liều lượng bón: tùy theo loại phân và số lần bón trong vụ, nếu là bón 2 lần/vụ thì bón thúc lần 1 theo tỷ lệ: 25% đạm + 25% kaly + 100% lân.
- Nên bón ngay chót lá lớn nhất của cây.
- Tạo lỗ bón phân bằng cách cuốc, chọc lỗ hoặc dùng trâu bò rạch sâu từ 6 – 8cm, bón phân và phủ đất lại.
- Cần lấp đất ngay sau khi bón vì phân dễ bị bay hơi khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Tỉa bỏ 2 – 3 lá vàng sát đất nhằm hạn chế nấm bệnh lây lan lên những lá trên,
- Tiến hành xới xáo nhẹ trên luống và vun gốc
- Sau xới xáo, bón phân để 1-2 ngày để chết cỏ rồi tưới nước

Lưu ý: Trộn đều các loại phân cần bón, chia nhỏ lượng phân theo lô – hàng từ đó tiếp tục chia theo số cây trên hàng. Các loại phân trộn với nhau thì nên bón dứt điểm trong ngày để tránh bị vón cục.

Câu 5: Hướng dẫn 1 hộ nông dân bấm ngọn, tỉa chồi và dùng thuốc ức chế nảy chồi (Accotab).
Trả lời:
Đây là biện pháp bắt buộc trong sản xuất thuốc lá để kéo dài thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng nhằm nâng cao năng suất chất lượng lá.
Khi trên đồng có 50% số cây xuất hiện nụ hoa thì tiến hành ngắt nụ hoa và ngọn chừa lại lá có chiều dài khoảng 20cm. Ngắt xong dùng Accotab 330 EC để hãm chồi. 1 chai Accotab 330 EC (100ml) pha với 10 lít nước, cho vào chai nhựa (chai nước khoáng, chai nước rữa chén… )trên nắp gắn một van ruột xe đạp làm vòi chảy. Đặt vòi của bình thuốc tại đỉnh ngọn vừa ngắt, bóp nhẹ cho nước thuốc chảy xuống đến khoảng 1/2 thân cây thì ngưng, sau đó nước thuốc sẻ tiếp tục chảy xuống đến gốc. 10 lít nước dung dịch thuốc sẻ xử lý được 1000cây, 1 ha cần dùng 20 chai Accotab 330EC.
Một tuần sau tiến hành kiểm tra và loại bỏ những chồi còn sót. (do sơ sót trong quá trình dùng thuốc hãm chồi).

Biết:
Câu 1: Kỹ năng bón phân hóa học cho cây thuốc lá: Trả lời: như câu Biết 2-bậc 1

Câu 2: Kỹ năng sử dụng thuốc BVTV cho cây thuốc lá.
Trả lời:
1. Chỉ sử dụng biện pháp thuốc hoá học khi cần thiết:
- Khi sâu hại phát triển nhanh
- Các điều kiện thích hợp cho sâu phát triển.
- Sâu xuất hiện vượt ngưỡng gây hại kinh tế.
2. Dùng đúng loại thuốc cho từng loại dịch hại: Mỗi loại thuốc chỉ trừ được một số loại dịch hại nhất định, nhất là các loại thuốc có tính chọn lọc cao.
3. Dùng đúng lúc:
- Thời điểm sâu bệnh dễ chết:
+ Sâu tuổi 1 - 2, sâu lột xác, trứng nở. (Khi sâu đã lớn thì hiệu quả phòng trừ thấp, dễ tạo cho sâu kháng thuốc).
+ Bệnh bắt đầu phát sinh.
- Vào thời điểm an toàn đối với cây, thời điểm sâu hại hoạt động mạnh nhất dễ tiếp xúc với thuốc ( sang sớm đối với thuốc bệnh, chiều mát đối với thuốc sâu), trời không mưa, khô ráo, lặng gió, tránh lúc nắng to, tốt nhất sáng sớm hay chiều mát
4. Đúng liều lượng và nồng độ
- Sử dụng đúng liều lượng và nồng độ ( theo chỉ dẫn xử dụng ở bao bì) thì hiệu quả phòng trừ dịch bệnh cao nhất, an toàn với người và cây trồng.
- Sử dụng không đúng gây lãng phí tiền bạc và gây hậu quả cho cây trồng, môi trường, làm cho dịch bệnh kháng thuốc, nhờn thuốc.
5. Dùng đúng cách:
- Cân đong chính xác giữa lượng thuốc và lượng nước pha cho một bình.
- Pha thuốc: đổ ít nước vào bình rồi đổ thuốc khuấy đều cho hoà tan hết, sau đó cho thêm lượng nước theo quy định.
- Mỗi loại dịch hại cần có cách phun đúng: Yêu cầu phun kỹ, đều và tập trung vào nơi dịch hại. Phun thuốc tiếp xúc vào nơi sâu bệnh gây hại.
* Một số lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV:
1. Thuốc BVTV là loại thuốc độc đối với người và vật nuôi. Trong đó thuốc trừ sâu có độ độc cao hơn nhiều lần so thuốc trừ bệnh.
2. Người mắc bệnh thần kinh, ốm dậy, có thai, trẻ em ...không được phun thuốc. Khi phun thuốc mặc quần áo bảo hộ.
3. Khi phun không được để thuốc dính vào người hoặc quần áo...Khi phun không được ăn, hút thuốc, đi ngược chiều gió.
4. Sau khi phun xong phải tắm sạch bằng xà phòng. Rửa sạch bình, cất nơi an toàn.
5. Ruộng phun thuốc phải đảm bảo thời gian cách ly mới được vào hoặc thu hoạch.



Câu 3: Các loại lá thuốc sau khi sấy theo tiêu chuẩn TC02-1999 của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Trả lời: Theo Tiêu chuẩn phân cấp thuốc lá: TC 02- 1999 Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thì các lá thuốc sau khi sấy được phân chia thành các vị bộ bao gồm 17 cấp loại như sau:
- Lá chân (P) : có từ 2 ÷ 3 lá. Lá xốp mỏng, độ dầu dẻo kém. Chỉ xếp được loại 3 và 4.
- Lá nách dưới (X) : 3 ÷ 4 lá. Lá mịn, độ dầudẻo từ trung bình đến khá. Có thể xếp loại 1, 2, 3, 4.
- Lá trung châu(C) : 4 ÷ 6 lá. Lá mịn, độ dầu dẻo cao. Có thể xếp loại 1, 2, 3, 4.
- Lá nách trên (B) : 3 ÷ 4 lá. Lá mịn, độ dầu dẻo cao. Có thể xếp loại 1, 2, 3, 4.
- Lá ngọn (T) : 2÷ 3 lá. Lá dầy, độ dầu dẻo từ trung bình đến khá. Chỉ xếp được loại 2, 3, 4.
Tuy nhiên trong thực tế sản xuất việc phân chia 17 cấp loại nông dân khó thực hiện vì vậy nhiều công ty thuốc lá nguyên liệu dựa trên cơ sở tiêu chuẩn TC02-1999 đã rút gọn thành 5 cấp loại để áp dụng trong thu mua và sơ chế.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn cấp loại được công ty thuốc lá nguyên liệu Khatoco áp dụng trong niên vụ 2010-2011:

QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN PHÂN CẤP THUỐC LÁ LÁ VÀNG SẤY
( Theo TC02-1999 của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam )
Loại 1:
- Màu sắc: Vàng cam, vàng chanh
- Đặc điểm: Lá mịn, độ dầu dẻo từ khá đến cao, phiến lá rộng
- Chiều dài: > 40 cm
- Màu tạp (%DT lá): <5
- Độ tổn thương Cơ giới (%DT lá): <5
- Độ tổn thương Sâu bệnh (%DT lá):<5
Loại 2:
- Màu sắc: Vàng cam, vàng chanh, vàng da cam nhạt
- Đặc điểm: Lá mịn, độ dầu dẻo từ khá đến cao,
- Chiều dài: > 35 cm
- Màu tạp (%DT lá): < 10
- Độ tổn thương Cơ giới (%DT lá): < 10
- Độ tổn thương Sâu bệnh (%DT lá):< 10
Loại 3:
- Màu sắc: Vàng nhạt, vàng phớt xanh, vàng nhạt lẫn vàng sẫm
- Đặc điểm: Lá hơi thô ráp, độ dầu dẻo trung bình,
- Chiều dài: > 30 cm
- Màu tạp (%DT lá): <15
- Độ tổn thương Cơ giới (%DT lá): <15
- Độ tổn thương Sâu bệnh (%DT lá):<15
Loại 4:
- Màu sắc: Vàng nhạt, vàng xanh,vàng chanh đến nâu sáng, lẫn nâu nhạt đến nâu
- Đặc điểm: Lá thô ráp, hoặc xốp mỏng, độ dầu dẻo kém
- Chiều dài: > 25 cm
- Màu tạp (%DT lá): <20
- Độ tổn thương Cơ giới (%DT lá): <20
- Độ tổn thương Sâu bệnh (%DT lá):<20

Loại TD :
- Màu sắc: Tất cả các màu, trừ màu xanh chết và màu đen
- Đặc điểm: Không bị mốc, cháy đen, mục, nhiễm mùi lạ. Có thể thái thành sợi
- Chiều dài: Không có quy định
- Màu tạp (%DT lá):Không có quy định
- Độ tổn thương Cơ giới (%DT lá): Không có quy định
- Độ tổn thương Sâu bệnh (%DT lá):Không có quy định

Ghi chú:
1. Không thu mua lá bị mốc, lá sấy bị sống cọng, lá bị nhiễm mùi lạ, lá bị mục, lá không thể thái thành sợi
2. Tỷ lệ lẫn cấp không vượt quá 10% cấp dưới liền kề
3. Độ ẩm tiêu chuẩn quy định W = 14,5% + 1%

Làm được:

Câu 1: Bấm ngọn, tỉa chồi và dùng thuốc hãm chồi cây thuốc lá. Trả lời như câu Hiểu 5-bậc 2

Câu 2: Tỉa và trồng cây vào bầu.
Trả lời:
- Chuẩn bị đất vô bầu:
+ Chọn vị trí vườn bầu: Giống vườn ươm rễ trần. Đất vụ trước không trồng các cây họ cà. Đất cao ráo, không ngập lụt. Đất tơi xốp, nhiều mùn, có tầng canh tác dày, pH từ 5 – 6 . Có nguồn nước tưới sạch để phuc vụ tưới cho cây. Vườn bầu gần ruộng trồng, xa lò sấy, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển.
+ Lên luống và xử lý đất bằng 70g CuSO4 + 30 lít nước, tưới cho 10m2 mặt luống trước khi đóng bầu > 7ngày. Tuyến trùng sẻ được xử lý sau khi đã giâm xong để tránh gây hại cho nhân công đóng bầu.
+ Bón phân, diệt tuyến trùng: Rãi đều hỗn hợp 250gr DAP + 5kg phân hữu cơ vi sinh/ 10m2. Đất được xử lý tuyến trùng và CuSO4 đầy đủ. Trộn đều đất và phân với nhau, tưới nước vừa ẩm, phủ PE ủ trong vài ngày.
- Tạo luống bầu:
+ Bầu được làm lá chuối hoặc nilon có đường kính khoảng 7cm, cao 8cm, hình ống không đáy, bầu được bấm lổ xung quanh để tạo sự thông thoáng. Cần dự phòng thêm 10% số lượng bầu đã dự tính.
+ Tiến hành đóng bầu ngay trên luống. Cho đất mặt luống vào bầu, đất không nên quá khô và tránh ém bầu đất quá chặt.
+ Đóng tới đâu xếp bầu thành hàng trên mặt luống đến đó, các bầu cách nhau 1cm (10m2 có 1.400 – 1.600 bầu). Tạo cung tre và che phủ luống bầu chờ cấy cây con.
- Cấy cây con vào bầu:
+ Khi cây con trong vườn ươm được 20 -25 ngày tuổi (3 – 4 lá thật) thì có thể tiến hành nhổ cấy vào bầu. Sử dụng cây giâm bầu khỏe mạnh, không có vết bệnh trên thân và rễ (Không giâm bầu cây con quá lùn mập hoặc quá cao vóng). Xử lý rễ cây con trước khi cấy bầu bằng Validacin 5L.
+ Cấy bầu: Dùng que tạo tạo lổ giữa bầu đã được tưới ẩm, đặt cây ngay ngắn vào giữa lổ, vị trí bộ rễ vừa phải không bị ngập quá sau hoặc bị gấp lên trên, ém nhẹ đất vào gốc.
+ Sau khi cấy xong, tưới giữ ẩm và phòng trừ bệnh bằng Ridomin 68 WP.
+ Cấy xong cần làm giàn che ngay.
Thực hiện công tác xén lá và bảo vệ thực vật đầy đủ cho vườn ươm cây rễ trần. Sau khi cấy từ 20 -25 ngày thì cây con có thể đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
* Tiêu chuẩn cây bầu trồng ra ruộng sản xuất:
- Cây con có 5 – 7 lá thật, khỏe mạnh, không có vết bệnh trên thân, gốc và lá không có biểu hiện dị dạng. Thời gian giâm bầu: Vụ Đông Xuân: 25-30 ngày

Câu 3: Phòng trừ sâu bệnh cho vườn ươm.
Trả lời:
Thiệt hại chính ở vườn ươm thuốc lá thường là do bệnh gây ra. Vì vậy trong công tác sản xuất con giống thuốc lá cần thực hiện các biện pháp sau:
1- Xử lý đất bằng dung dịch Sunphat đồng 1% trước khi gieo ít nhất 7 ngày. Hoặc bằng dung dịch Dithane-M (40gr pha 16 L nước), trước khi gieo 1 ngày.
2- Xử lý hạt giống dung dịch Sunphat đồng 1% trong 5 phút hoặc AgNO3 0,1% trong 5 – 10 phút.
3- Thiệt hại chính ở vườn ươm là hiện tượng chết cây con (Damping up) là do một tổ hợp nấm và vi khuẩn gây nên mà triệu chứng bệnh rất khó phân biệt. Vì vậy lấy công tác phòng làm chính bằng cách xử lý đất và hạt như ở trên. 15 ngày sau khi gieo thì tiến hành phun phòng định kỳ 5 – 7ngày/lần bằng hỗn hợp thuốc Score + Ridomin, hoặc RamPact + Dithane (Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì). Nên nhớ bệnh ở vườn ươm thường tấn công ở bộ phận gốc thân và hệ thống rễ. Vì vậy cần phải đưa được nước thuốc trừ bệnh tới các bộ phận này của cây con.
4- Khi bệnh xuất hiện thì phải giữ cây con luôn ở trạng thái khô ráo, vậy nên không được tưới nước vườn ươm vào buổi chiều. Đồng thời xử lý kép thuốc trừ bệnh (Xử lý 2 ngày liên tiếp) bằng các loại thuốc như: 15ml Score + 50gr Ridomin /bình 16L hoặc 20gr RamPact + 400gr Dithane M/bìng 16L v.v…
5- Khi cây con giáp tán thì phải tiến hành xén lá, lưu ý phải sát trùng dụng cụ xén lá bằng dung dịch Chloramin B hoặc bằng dung dịch xà phòng đậm đặc. Sau khi xén lá, phu phòng bệnh thối nhungx băng thuốc diệt khuẩn. Nếu xuất hiện bệnh thối ở nách lá, thối ở vết cắt lan xuống lá thì phải ngưng tưới nước ngay và tiến hành xử bệnh bằng thuốc Tarner, Ditacin, DiBiocilin, Streptomicin 3gr/10L nước .v.v…
6- Trước khi cây con xuất vườn 15 – 20 ngày chú ý phòng bệnh lỡ cổ rễ cho cây con bằng cách tưới dung dịch Validacin 5L (Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì)
7- Việc chăm sóc tốt cây con, bón cân đối dinh dưỡng, không thừa Đạm, bộ rễ cây con khoẻ cũng sẻ giúp tăng tính kháng bệnh cho cây.
8- Mặt đất vườn ươm nếu bị đóng rêu thì sẻ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con. Dùng Đồng đỏ, COC 85, boocdo.v.v.. để xử lý.
9- Khi phun phòng bệnh nên hoà thêm Actara hoặc Confidor để phòng trừ nhóm chích hút cho cây con.
Đối với côn trùng gây hại, cần chú ý các đối tượng: kiến tha hạt, dế nhũi, ốc sên, sâu khoang, sâu xanh, sâu xám, sâu đất, tuyến trùng. Hiện tại thị trường có rất nhiều loại thuốc thế hệ mới có hiệu lực cao với các đối tượng trên. Cần phát hiện sớm và ngăn chặn ngay từ đầu.
Câu 4: Tính luợng phân bón N-P-K 12-12-17 cho một diện tích trồng 0,6 ha theo định mức (N = 60 kg; P = 60 kg; K= 120 kg/ha)
Trả lời:
- Với phân hỗn hợp 12 – 12 – 17, để có 60 kg N và 60 kg P2O5/ha thì số lượng cần bón cho 1 ha là: 60/12 x 100 = 500 kg phân NPK (12-12-18)/ha
- Với 500kg NPK (12-12-17)/ha ta được: N = 60 kg,
P2O5 = 60 kg
và hàm lượng K2O: 500 x 17/100 = 85 kg
Như vậy so với định mức còn thiếu lượng K2O5 là: 120 – 85 = 35kg K2O.
- Để bổ xung 35kg K2O ta cần bón thêm phân K2SO4 : 35/50 x 100 = 70kg K2SO4.
Vậy 1 ha cần bón: 500kg NPK (12-12-17) + 70kg K2SO4.
Với diện tích là 0,6 ha ta cần bón với số lượng phân như sau:
NPK (12-12-18) : 500 x 0,6 = 300 kg.
K2SO4 : 70 x 0,6 = 42 kg.