Từ đầu tháng 12/2011 đến nay trời âm u, mưa kéo dài, ẩm độ không khí cao, đất thường xuyên đọng nước và dự báo sắp tới áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh vẫn tiếp tục ảnh hưởng gây mưa nhiều, nhiệt độ thấp, trời âm u, thời tiết này có thể kéo dài đến hết tháng 12/2011. Đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, nhất là bệnh héo rủ do nấm ( Fusarium ) và vi khuẩn ( Pseudomanas solanacearum )
Bệnh héo vàng do nấm Fusarium :
Triệu chứng: Cây bị bệnh toàn bộ lá chuyển vàng và héo rũ. Bệnh xâm nhiễm vào rễ cây làm tắc mạch dẫn. Khi chẻ thân cây phần ruột gỗ có màu nâu đỏ, phần rễ cây bị đen hoặc bị chết, thân cây bị héo khô. Bệnh hại cả vườn ươm lẫn ruộng trồng
Bệnh héo rũ vi khuẩn (Pseudomonas Solanacearum)
Triệu chứng: khi cây bị bệnh lúc đầu, một số lá mất sức trương tế bào, nên rũ xuống khi vẫn còn xanh vào ban ngày và phục hồi vào ban đêm, càng về sau héo càng nặng lá chuyển sang màu xanh vàng, các lá hèo thường xuất hiện đầu tiên ở một phía, một vài lá hoặc chỉ một phần lá làm lá biến dạng cong về một phía. Cắt ngang thân cây bệnh thấy các bó mạch hơi vàng rồi sau thâm nâu, càng về sau gỗ ruột thân cũng bị nâu đen, khi đó ở ngoài vỏ thân từ màu xanh cũng chuyển sang màu nâu đen hình thành các vết sọc dài từ dưới lên trên. Trên lát cắt bó mạch xuất hiện nhiều giọt dịch nhờn vi khuẩn màu trắng đục. Rễ chính và rễ phụ bị thối đen.
Vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập vào cây qua vết thương (cơ giới, tuyến trùng….) Vi khuẩn thường xâm nhiễm và gây hại giai đoạn 15 -30 ngày sau trồng. Bệnh thường gây hại nặng ở những chân ruộng thoát nước kém hoặc nhiễm tuyến trùng. Vi khuẩn sinh sản và di chuyển trong các bó mạch dẫn của thân lá, tiết ra các độc tố gây héo nhanh chóng. Vi khuẩn phá hại bó mạch, ách tắc sự vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây. Vi khuẩn tồn tại trên mô cây bệnh thời gian khá dài từ 7 – 24 tháng.
Hiện nay bệnh héo rủ đã xuất hiện ở các ruộng trồng thuốc lá tại Đac lac, một số chân ruộng tỷ lệ mắc bệnh khoảng 20%, mức báo động.
Để hạn chế những tổn thất do bệnh này gây ra đề nghị :
* Đối với ruộng trồng:
- Tranh thủ những lúc trời nắng phun Validacin và thuốc có gốc đồng ( Norshield hoặc Boocdo ), hai loại thuốc này phải phun riêng rẻ, không được phối trộn, phun cách nhau 24-48 tiếng. Hai đến ba ngày sau phun lần 1, phun tiếp lần 2 ( phun kép ). Chú ý phun cả lá và gốc
- Ngưng tưới nước, bón phân
- Nhổ bỏ những cây bị bệnh đã chết, tiêu hủy, xử lý vôi trước khi trồng dặm lại
- Tạm ngưng xuất phân bón lần 2 cho đến khi CBKT kiểm tra ruộng trồng, xác định bệnh đã được khống chế
- Sau khi bênh đã được khống chế, bón phân lần 2, vun gốc cao và phun thuốc kích thích ra rễ để cây nhanh chóng hồi phục
* Đối với cây vườn ươm:
- Ngưng tưới nước, bón phân
- Nhổ bỏ những cây bị bệnh đã chết, tiêu hủy,
- Xén lá xong cho phun hoặc tưới thật đẩm gốc Validacin và thuốc có gốc đồng. Phun kép. Theo dõi chặt chẻ diễn biến bệnh
- Chỉ chọn những cây khỏe mạnh để trồng ra ruộng
- Trồng hơi sâu hơn bình thường
Chú ý: Bệnh héo rủ thuốc lá hiện nay có thể là tổ hợp của cả bệnh nấm và vi khuẩn, có thể bao gồm cả bệnh lở cổ rể ( Rhizoctonia solani ). Bệnh có thể tiềm ẩn trong cây sau 30, 40, thậm chí 50 ngày mới phát tác làm cả đồng ruộng đang xanh tốt héo rủ và chết, lúc này tổn thất mới nghiêm trọng nhất. Bệnh này chưa có thuốc đặc hiệu để phòng trừ. Vì vậy kể cả những vùng, những chân ruộng chưa phát hiện thấy bệnh héo rủ vẫn phải cảnh giác cao dộ, điều tra diễn biến sâu bệnh thường xuyên
Ngoài các loại thuốc đã hướng dẫn có thể xử dụng thuốc Bony ( CT TBVTV HAI ), hoặc có thể thử dùng các loại thuốc kháng sinh dùng cho chăn nuôi pha loãng phun sau đó phun thuốc trị nấm Tham khảo
Bệnh lỡ cổ rễ: (Rhizoctonia solani) :
Triệu chứng: một vết thối nhỏ hình thành trên thân cây nơi tiếp giáp mặt đất, nếu thời tiết thuận lợi vết bệnh lớn dần cho đến khi bọc hết phần cổ rễ, võ thân tróc ra và cây rất dễ bị gãy đổ. Một đặc điểm là ngay cả khi cây bị vàng, chết nhưng hệ thống rễ vẫn còn sống. Bệnh thường hại nặng ở vườn ươm, ở ruộng trồng cây bị nhiễm nhẹ hơn, cây có thể phục hồi khi nhiệt độ đất vào khoảng 29- 30 0C và được vun gốc đầy đủ.