Nội dung bậc 3 bao gồm tất cả các phần của bậc 2 và tập trung thêm các kiến thức phòng trừ sâu bệnh ( tất cả các loại sâu bệnh - kể cả các bệnh không lây nhiễm ) đã có trong đề cương ôn tập.
Có những câu tổng hợp, nội dung bao gồm luôn cả kinh nghiệm thực tế và xử lý tình huống như, anh em cần trả lời như sau:
Câu: Bạn được giao phụ trách làm ruộng thuốc lá trình diễn với yêu cầu năng suất và chất lượng phải cao hơn bình quân ruộng đại trà tại cùng khu vực, hãy trình bày các biện pháp để thực hiện.
Trả lời:
: Ruộng trình diễn phải đáp ứng mục tiêu là với những điều kiện như nhau việc áp dụng quy trình nghiêm ngặt, hợp lý, khoa học hơn sẽ cho kết quả tốt hơn; và kết quả này có tính thuyết phục ( 4 điểm )
. Vì vậy để làm tốt ruộng trình diễn cần :
- Chọn ruộng làm thử nghiệm: đất có tính chất nông hóa – thổ nhưỡng phù hợp, nguồn nước tưới đảm bảo ổn định, không bị ngập lụt. Đất vụ trước chắc chắn không có các bệnh viurut, héo rủ, bị tuyến trùng ….(3 điểm)
- Chọn hộ nông dân có đầy đủ nhân lực, vật lực, lao động cần cù, có ý thức hợp tác tốt. (3 điểm)
- Vườn ươm : cây giống khỏe mạnh, sạch bệnh và được phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước khi ra ruộng trồng 5-7 ngày; nên dùng cây giống cấy bầu (3 điểm)
- Ruộng trồng: đất phải được cầy sâu 25-30cm, tơi xốp, lên luống (3 điểm)
- Chăm sóc: thực hiện triệt để quy trình kỹ thuật và đúng thời điểm (3 điểm)
- Chú ý việc tưới nước, chống úng ngập, (3 điểm)
- Chú ý kiểm tra phòng trừ sâu bênh theo IPM và chỉ xử dụng các loại hóa chất được phép xử dụng (3 điểm)
- Chú ý biện pháp ngắt ngọn, bấm chồi, dùng Accotab (3 điểm)
- Lò sấy ( hoặc lán phơi) phải đáp ứng đủ diện tích trồng (3 điểm)
- Lò sấy nên có thêm lán gác thuốc (3 điểm)
- Lò sấy cần có ẩm kế hoặc nhiệt kế ướt và người nông dân hiểu rỏ cách xử dụng . (3 điểm)
- Thống kê chính xác sản lượng thuốc mỗi lần thu hoạch và giá trị sản phẩm. (3 điểm)
Câu: Trên đồng ruộng xuất hiện côn trùng gây hại, người nông dân đã phun thuốc công ty đầu tư nhưng kết quả sau phun tỷ lệ sâu, rầy giảm xuống không đáng kể? Nguyên nhân và biện pháp xử lý?
Trả lời:
Nếu sau phun thuốc mà côn trùng không chết, cần kiểm tra lại các vấn đề sau:
- Sau phun thuốc trời có mưa không? (3 điểm)
- Phun đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều lượng chưa? (3 điểm)
- Kiểm tra tuối sâu trên ruộng ( sâu già cần tăng nồng độ) (3 điểm)
- Phun thuốc kiểm chứng :Pha đúng nồng độ ( sâu già có thể tăng nồng độ), phun đúng liều lượng ( phun 1 bình 16 lít cho 350 m2 ). (3 điểm)
Hai mươi bốn tiếng sau kiểm tra lại ( chết hoặc lừ đừ ), sau 48 tiếng nếu quan sát thấy tỷ lệ côn trùng chết ( lừ đừ) không tăng lên vẫn tiếp tục gây hại ( do côn trùng đã kháng thuốc, hoặc thuốc có vấn đề) . Yêu cầu thay đổi thuốc(3 điểm)
Nếu sau 48 tiếng tỷ lệ sâu chết ( lừ đừ) tăng lên và không còn cắn phá, tiếp tục theo dõi sau 72 tiếng . Sau đó hướng dẫn người nông dân phun thuốc lại(3 điểm)
- Chú ý thuốc thay thể không cùng hoạt chất với thuốc bị thay và là loại thuốc chưa được xử dụng đại trà, thường xuyên tại vùng. (2 điểm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét