HƯỚNG DẪN XỬ DỤNG THUỐC PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG
VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011
( Áp dụng cho các vùng đầu tư trồng thuốc lá của C.T TL nguyên liệu Khatoco)
1. Thuốc trừ sâu sinh học: Agun; Dylan cùng có hoạt chất Emamectin Benzoate dùng phòng trừ các loại sâu ăn lá; sâu đục thân; nhện bọ trĩ
2. Thuốc hóa học:
- Actara : gốc hóa học Thiamethoxam; phòng trừ côn trùng chích hút như rầy rệp; bọ trĩ…
- Confidor: gốc hóa học Imidacloprid; phòng trừ côn trùng chích hút như rầy; rệp; bọ trĩ và các loại sâu ăn lá.
Việc xử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn xử dụng ghi trên nhãn; bao bì về nồng độ pha và liều lượng phun.
Để hạn chế khả năng quen thuốc của côn trùng nên xử dụng xen kẻ các loại thuốc có nguồn gốc hóa học khác nhau.
Chú ý: Tác động của các loại thuốc có nguồn gốc sinh học có thể chậm hơn so với thuốc có nguồn gốc hóa học.
CÁC CÔN TRÙNG CHÍNH GÂY HẠI THUỐC LÁ
Sâu xanh
(Tobacco budworm) Heliothis virescens (Fabricius)
(Corn earworm) Heliothis zea (Boddie)
Noctuidae, LEPIDOPTERA
Sâu xanh gây hại thuốc lá bằng cách ăn các lá chồi ngọn, làm rách, và biến dạng lá và có khi phá hủy hồn tồn chồi ngọn. Một khi chồi ngọn bị hủy hoại, cây sẽ lập tức phát triển các chồi bên. Từ đó cây bị lùn hẳn và gây khó khăn cho việc kiểm sốt chồi bên. Sâu xanh rất khó bị tiêu diệt khi chúng chui vào bên trong chồi ngọn. Muốn diệt được chúng thì thì bằng cách nào đó, thuốc trừ sâu phải được đưa vào bên trong chồi ngọn. Thời điểm tốt nhất để phun thuốc trừ sâu xanh là vào sáng sớm hay những lúc trời có nhiều mây khi đó sâu xanh sẽ chui ra nằm trên các lá non của chồi ngọn, rất dễ cho việc phun thuốc. Sâu xanh cũng thường đào hang dọc thân cây hoặc vào gân chính của các lá. Sau thời gian cây được bấm ngọn, sâu xanh ít khi gây thiệt hại đáng kể cho thuốc lá. Phải xử lý thuốc trừ sâu khi có 10% số cây điều tra có sâu xanh
Sâu sừng
(Tobacco hornworm) Manduca sexta (Linnaeus)
(Tomato horworm) Manduca quinquemaculata (Haworth)
Spingidae, LEPIDOPTERA
Cả hai loại sâu sừng khoai tây và sâu sừng thuốc lá đều ký sinh trên cây thuốc lá. Sâu sừng hại thuốc lá thường phổ biến và gây hại nhiều hơn sâu sừng khoai tây do đặc tính phàm ăn của chúng. Do kích thước lớn và giai đoạn sâu non của chúng kéo dài nên đôi khi chúng ăn trụi cả lá, chỉ chừa lại gân chính trên các cây lớn. Đồng ruộng phải được xử lý khi có 10% số cây điều tra bị nhiễm sâu sừng. Mãi cho đến thời gian gần đây, phòng trừ sâu sừng mới được dễ dàng hơn với nồng độ thuốc sử dụng thấp như acephate, endosulfan, và methomyl. Ngày nay người ta thường sử dụng các loại thuốc này hoặc dùng carbaryl, spinosad hay Bacillus thuringiensis cho kết quả phòng trừ khá tốt.
Rẽp muội (Tobacco aphid)
Myzus persicae (Sulzer)
Aphididae, HEMIPTERA
Rệp muội thuốc lá trong mấy năm gần đây đã trở thành một trong những côn trùng gây hại quan trong ở nhiều nơi trên thế giới. Rệp gây hại cây bằng cách chích hút nhựa cây ở mặt dưới các lá. Khi rệp muội sinh sản, hoặc tập trung nhiều trên lá chúng sẽ để lại các giọt mật trên bề mặt lá, nhất là các lá dưới. Lá trở nên bóng và dính. Các giọt mật này chứa lượng đường rất cao, kích thích các loại nấm phát triển gọi là mồ hóng. Mồ hóng gây giảm phẩm chất lá bởi các lá có chứa mồ hóng sẽ không già chín bình thường và rất khó sấy. Xử lý thuốc trừ rệp muội khi 10% số cây điều tra có từ 50 con/lá. Thực tế sản xuất cho thấy rệp muội có xu hướng kháng các loại thuốc trừ sâu được dùng trong thời gian trước đây. Nên xịt thật đều trên bề mặt lá bằng các loại thuốc được khuyến cáo dùng
Bọ cánh cứng đục lá ( Tobacco flea beetles)
Epitrix hirtipennis (Melsheimer)
Chrysomelidae, COLEOPTERA
Thành trùng gặm lá thành những vệt hay đục thủng lá thành các lổ hình tròn, thường là mặt dưới của lá. Âú trùng ăn rễ cây, để lại những vết cắn tạo điều kiện cho các loại bệnh trong đất phát triển. Sau trồng, chúng có thể làm cây suy yếu hoặc chết ngọn. Mặc dù thiệt hại thường chỉ nghiệm trọng trong giai đoạn cây non, nhưng chúng cũng có thể gây hại cho đến cuối vụ thu hoạch. Các lá già có nhiều lổ thủng sẽ có phẩm chất rất kém. Xử lý trong giai đoạn cây còn non khi 10% chồi của số cây điều tra có dấu hiệu bị hại. Khi cây đã lớn, xử lý khi lá có dấu hiệu bị rách hay tơi tả. Trong khi cả xử lý bằng nước tưới lẫn phun thuốc lên lá đều cho kết quả tốt nhưng người ta khuyên lúc cây đã lớn chỉ nên phun thuốc lên lá mà thôi
Sâu đục thân ( Tobacco splitworm, hay Potato tuberworm)
Phthorimaea operculella (Zeller)
Gelecheiidae, LEPIDOPTERA
Sâu đục thân thuốc lá, còn gọi là sâu đục thân khoai tây,có thể gây hại nghiệm trọng cả cây con mới trồng hoặc cây đã lớn vào gần cuối vụ (sau khi ngắt ngọn). Sâu ăn lá, đục thành đường hầm giữa mặt trên và dưới của lá làm cho lá khô trắng, hơi xám giống như tờ giấy thấm, sau đó chúng chuyển sang màu hơi nâu và trở nên giòn.
Trên thuốc lá mới trồng, chúng đào thành những đường hầm lên đến đỉnh sinh trưởng. Vào giai đoạn cuối vụ chúng thường tập trung gây hại các lá già phía bên dưới. Nếu không phòng trừ tốt, chúng sẽ tiếp tục di chuyển từ lá vị bộ thấp lên các lá cao. Không có thuốc trừ sâu đặc trị cho loại sâu này. Việc phòng trừ vào giai đoạn cuối vụ tùy thuộc vào bề mặt lá có được phun thuốc đều hay không. Nên sử dụng bét phun mịn tạo bề mặt lá ướt đẫm thuốc.
Bảng 1: Ngưỡng xử lý đối với các loại côn trùng gây hại lá. (Số cây điều tra : 100 cây)
CÔN TRÙNG NGƯỠNG XỬ LÝ
1. Rệp muội Xử lý khi 10% số cây điều tra có ít nhất 1 lá có từ 50 con trở lên.
2. Sâu xanh Xử lý khi 10% cây điều có sâu nó ký sinh
3. Sâu xám Xử lý khi 5% cây điều tra bị sâu cắn phá.
4. Bọ cánh cứng đục lá : Xử lý đối với cây còn nhỏ khi có 10% số cây điều tra có chồi ngọn bị cắn phá. Khi cây lớn, xử lý khi thấy có hiện tượng lá bị rách hay tưa lá
5. Sâu sừng: Xử lý khi 10% số cây điều tra có sâu non. Không kể các sâu đã kéo kén, hoặc xáx các kén còn vương lại trên lá. Trường hợp tính đến các sâu đã kéo kén thì 5 sâu có kén = 1 sâu non (Do sâu đã kéo kén ăn rất ít, không đáng kể)
CHỮ CHỮ VIẾT TẮT :
E hoặc EC = Elmulsifiable Concentratre : nồng độ nhũ dầu.
F : Flowable : có thể phun; L : Liquid : dạng lỏng;
LV : chất lỏng có thể hòa tan trong nước.
S hay SP : Soluble powder : bột tan được trong nước;
SC : Soluble Concentrate : nồng độ hòa tan.
Cẩn thận : Công nhân khi phun thuốc phải mặc quần áo bảo hộ lao động. Tuân thủ nghiêm nhặt thời gian cách ly từ khi phun thuốc đến khi trở lại đồng ruộng hay thu hoạch. Ngồi ra, phải để ý đến các ký hiệu ghi trên nhãn thuốc để biết độ độc hại của từng sản phẩm mà có kế hoạch đề phòng ngộ độc.
Các ký hiệu Ý nghĩa
Danger-Poison (Nguy hiểm-Thuốc độc) Rất độc, dễ gây ngộ độc cho người tiếp xúc.
Warning (Coi chừng ngộ độc) Độc trung bình, dễ gây ngộ độc nếu tiếp xúc lâu.
Caution (Cẩn thận) Ít độc hoặc rất ít độc.
Bảng 3 : Thời gian cách ly sau các lần phun thuốc.
1. Thời gian cách ly trở vào ruộng
- Thời gian cách ly trở vào ruộng 24 tiếng đối với các loại thuốc: Actara; Confidor
- Thời gian cách ly trở vào ruộng 8 tiếng đối với các loại thuốc: Agun; Dylan
2. Thời gian cách ly sau thu hoạch
- Thời gian cách ly sau thu hoạch từ 14 ngày trở lên với các loại thuốc: Actara; Confidor
-Thời gian cách ly sau thu hoạch từ 5 ngày trở lên với các loại thuốc: Agun; dylan
CHÚ THÍCH:
Thời gian cách ly trở vào ruộng : thời gian qui định từ lúc phun thuốc đến khi trở vào ruộng lần đầu tiên. Trong khoảng thời gian này nếu công nhân trở vào đồng ruộng sẽ dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu. Do đó cần tuân thủ thời gian qui định này.
Thời gian cách ly thu hoạch : cũng là thời gian qui định từ lần phun thuốc sau cùng đến lúc hái lá đem sấy. Do tình trạng các hố chất có thể lưu lại trên các lá thu hoạch (thường gọi là dư lượng thuốc trừ sâu) gây khó khăn cho công tác chế biến xuất khẩu và gây hại sức khỏe người tiêu dùng, do đó phải tuân thủ nghiêm nhặt thời gian quy định này.
Vấn đề môi trường và sức khỏe đang được người dân chú trọng. Việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đang được thế giới chú trọng do sự an toàn và không gây độc hại đến môi trường. Hy vọng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học cùng với tâm huyết của các nhà khoa học sẽ đem lại lợi ích và niềm tin cho người sử dụng
Trả lờiXóaThuốc trừ sâu sinh học