Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010
Bệnh héo rũ thuốc lá do vi khuẩn
PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RŨ VI KHUẨN
TRÊN CÂY THUỐC LÁ
1.Triệu chứng:
Ban đầu, một số lá của cây bệnh bị héo trong thời gian nóng nhất trong ngày khi vẫn còn xanh, các lá héo có thể hồi phục lại vào ban đêm. Càng về sau héo càng nặng. Các lá héo ở một bên ở 1 vài lá, hoặc chỉ 1 phần của lá làm lá biến dạng cong về 1 phía. Nếu bệnh tiến triển chậm thì phần lá héo chuyển sang màu xanh nhạt và dần chuyển sang vàng. Cắt ngang thân cây thấy các bó mạch hơi vàng rồi sau thâm nâu, càng về sau bó gỗ và ruột càng bị nâu đen, khi đó ở ngoài vỏ thân từ màu xanh cũng chuyển sang màu nâu đen hình thành các vết sọc dài từ dưới lên. Trên vết cắt ở bó mạch thấy xuất hiện nhiều giọt dịch nhày vi khuẩn màu trắng đục. Nếu trời nóng và khô, các lá héo bị cháy khô, rách nát. Nhổ cây chỉ thấy một vài rễ bị thối đen, bệnh nặng bộ rễ đen hoàn toàn.
2. Nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm phát sinh phát triển:
Vi khuẩn gây bệnh Peudomonas Solanacearum Smith. Ngoài thuốc lá vi khuẩn còn phá hại trên 197 loài thuộc 33 họ cây trồng khác, nhất là họ cà.
Vi khuẩn tồn tại trong mô cây bệnh một thời gian khá dài có thể tới 7 tháng và trong đất 14 tháng, vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ khá cao và ẩm. Vi khuẩn cư trú trong đất và xâm nhập vào cây qua vết thương sây sát.Tuyến trùng gây vết thương ở rễ cũng chính là của ngõ để vi khuẩn này xâm nhập gây hại. Ruộng bị nhiễm tuyến trùng sẻ bị bệnh nặng hơn. Vi khuẩn gây hại vào mọi giai đoạn của cây trồng nhưng thường xuất hiện 15 – 30 ngày sau trồng. Vi khuẩn xâm nhiễm và di chuyển trong các bó mạch dẫn ở thân, lá tiết ra độc tố có tác động gây héo nhanh chóng. Vi khuẩn phá hại bó mạch làm ách tắc sự vận chuyển nước và dinh dưởng trong cây. Bệnh càng nặng hơn ở giai đoạn cây đã lớn và đang thu hoạch khi nhiệt độ cao và không khí ẩm nhiều.Bệnh rất dễ lay lan bằng dịch khi hái lá, bấm ngọn hoặc xâm nhiễm qua vết thương ở rễ qua nước tưới.
3. Biện pháp phòng trừ: Nguồn bệnh chủ yếu ở tàn dư cây bệnh và ở đất cho nên các biện pháp phòng trừ cần coi trong các khâu sau:
- Không luân canh với các cây là ký chủ của bệnh.
- Không chọn vườn ươm ở đất đã trồng thuốc lá bị bệnh
- Chọn đất trồng thoát nước tốt, làm đất phơi ải kỹ, khử trùng, bón vôi.
- Tiêu huỷ tàn dư thực vật ngay sau khi thu hoạch xong.
- Làm luống cao rộng, tránh làm tổn thương cây và rễ khi chăm sóc, không tưới nước tràn.
- Diệt tuyến trùng ngây từ đầu vụ.
- Khi bệnh mới xuất hiện thì ngưng ngay việc tưới nước, xới xáo cho đến khi ruộng hết bệnh hoàn toàn.
- Dùng các thuốc sát khuẩn và trừ tuyến trùng để xử lý trên toàn bộ diện tích. Phun nhẹ trên lá và phun đẫm vùng gốc rễ cây trồng.
- Các loại thuốc kết hợp để vừa trừ tuyến trùng và trừ bệnh:
+ Trừ tuyến trùng: Etobon, sincosin,Vimoca, Marshal, .v.v..
+ Trừ vi khuẩn: Ningnamycin, Dibioxylin, Staner, Kasuran, Streptomycin 0,01% .v.v..
Ks. Lê Ngọc Hiển
(Rất mong các đồng nghiệp đóng góp thêm) lược soạn
Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010
PHÂN BIỆT VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RỦ THUỐC LÁ
PHÂN BIỆT TRIỆU CHỨNG :
BỆNH HÉO RỦ DO VI KHUẨN
Lá : Héo, nhỏ lại một bên cây,vàng xanh, héo xanh
Thời gian héo rũ: Suốt thời gian nóng nhất trong ngày,đêm tỉnh lại
Vết cắt phần thân : Mô mạch có màu xám nhạt, nâu vàng, tiết dịch nhầy màu trắng đục, nâu
Thân cây : Đững vững mang lá héo
TRIỆU CHỨNG HÉO RỦ DO NẤM
Lá: Chuyển vàng kém phát triễn ở một bên
Thời gian héo rũ: Khó nhận thấy vào ban ngày
Vết cắt phần thân cây nhiễm bệnh: Mô gỗ có màu nâu
Thân cây: Ngọn cây bị kéo về bên phần thân bị bệnh
Phòng trừ:
Cần chú ý bệnh héo rủ do vi khuẩn hay nấm đều rất nguy hiểm, có thể gây tổn thất nghiêm trọng nhất là khi đã trồng ra ruộng. Thời gian ủ bệnh kéo dài nên càng khó phát hiện. Cần đặc biệt cảnh giác với bệnh héo rủ và tập trung xử lý ngay trong vườn ươm, các biện pháp xử lý như sau khi phát hiện bệnh:
1. Ngưng tưới nước
2. Nhổ bỏ những cây con đã xuất hiện triệu chứng bệnh và mang ra xa tiêu hủy.
3. Dùng Norshield (Đồng đỏ) phun theo hướng dẫn cho tất cả diện tích vườn ươm, sau 24 tiếng phun tiếp Validacin
4, Tuyệt đối không được mang cây đã nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ bị nhiễm bệnh ra ruộng trồng
5. Đối với ruộng chưa phát hiện bệnh cũng cần phun thuốc như hướng dẫn ở trên để phòng bệnh
Chú ý: Cán bộ kỹ thuật phải đặt nhiệm vụ phát hiện, phòng trừ và yêu cầu nông dân phun thuốc cho tất cả diện tích vườn ươm trước khi đưa cây giống ra ruộng là nhiệm khẩn cấp, ưu tiên trong thời điểm này.
Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010
Tham khảo: Tuyến trùng hại thuốc lá
Tuyến trùng ăn rễ cây thuốc lá và có thể là nguyên nhân làm còi cọc (stunk); màu sắc nhợt nhạt (pale colore); cây mọc không đồng đều; héo rủ thấy rõ vào ban ngày và đáp ứng không rõ ràng với phân bón.
Vấn đề là triệu chứng không giống nhau trong một cánh đồng. Một vài chỗ tổn thương nghiêm trọng (servere injury) trong khi chỗ khác dường như không bị tác động
Những triệu chứng tương tự có thể từ những nguyên nhân khác như tổn thương do phân bón; đất bó chặt hoặc côn trùng đục thân; rễ.
Một sự phân tích là cần thiết để chẩn đoán tuyên trùng
Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010
Bệnh hại do Tuyến trùng
1. Bệnh sưng rễ - Hoot knot . ( Melodogyne spp )Cây nhiễm tuyến trùng còi cọc, lá bị chuyển vàng, bệnh nặng lá héo rủ vào ban ngày hoặc cây có thể chết, nhổ cây lên thấy những nốt sần trên rể, rể biến dạng, sần sùi
Khi đất đã nhiễm tuyến trùng tốt nhất hãy chuyển qua trồng cây khác 3-5 năm.
Các biện pháp phòng trừ bằng hóa chất tốn kém, ít hiệu quả về mặt kinh tế.
2. Tuyến trùng gây vết thương ( Lession Nematode )
Thường gây hại trên ruộng trồng, triệu chứng những bộ phận trên mặt đất giống như bệnh sưng rễ, rễ bị bệnh hư hại với nhiều cấp độ khác nhau với màu sắc từ vàng sám đến đen. Vết thương có thể lan kín chung quanh rễ làm mô vỏ bị bong ra chỉ còn lại bó mạch trung tâm. Tuyến trùng gây vết thương không gây ra các nốt sần.
Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010
QUẢN LÝ BỆNH HẠI CÂY THUỐC LÁ
1. Bệnh hại do tuyến trùng.
2. Bệnh hại do nấm.
3. Bệnh hại do vi khuẩn.
4. Bệnh hại do virus.
5. Bệnh không lây (bệnh sinh lý)
Có nhiều bệnh khác nhau gây hại thuốc lá ở mức độ từ nhẹ cho đến mất trắng. Một số bệnh xuất hiện không thường xuyên trong khi một số khác lại là vấn đề phải đối phó hàng năm ở một số vùng hoặc một số ruộng trồng cá biệt
Chìa khóa để quản lý các loại bệnh hại thuốc lá trong thời gian dài là phải có sự hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh của từng loại bệnh, bản chất của chúng, và mối quan hệ của chúng đối với cây thuốc lá. Hiểu được làm thế nào các tác nhân gây bệnh lan truyền từ nơi này sang nơi khác, bằng cách nào chúng lây nhiễm sang cây, chúng qua đông ở đâu, và chúng bị ảnh hưởng bởi các khâu kỹ thuật như thế nào đều rất cần thiết để thực hiện chương trình quản lý bệnh hại được thành công. Khi hiểu được các yếu tố đó, người trồng có thể đưa ra kế hoạch dài hạn để giảm bớt thiệt hại do các bệnh này gây ra và giữ ở mức tương đối thấp. Không hiểu được điều đó, kế hoạch dài hạn phòng trừ bệnh không thể có hiệu quả.
Sau đây là những nguyên lý cơ bản quản lý bệnh hại thuốc lá :
1. LUÂN CANH:
Luân canh là một biện pháp canh tác phải được coi trọng trong việc đặt kế hoạch cho chương trình quản lý bệnh hại. Mục tiêu của luân canh để quản lý bệnh hại thuốc lá, nói một cách đơn giản, là không để cho tác nhân gây bệnh có được cây trồng phù hợp để sống và sinh sôi càng lâu càng tốt. Các vi sinh vật gây bệnh thuốc lá đã quen sử dụng cây thuốc lá làm nguồn thức ăn của chúng. Không có thuốc lá hoặc ít nhất là một nguồn thức ăn thích hợp khác thì dân số của các loại dịch hại này sẽ có khuynh hướng suy giảm nhanh chóng. Mặc dù nhiều loại vi sinh vật gây bệnh thuốc lá cũng gây hại trên nhiều cây trồng khác, nhưng chúng cũng chỉ sử dụng một vài cây chuyên biệt làm nguồn thức ăn cơ bản. Khi loại thức ăn này không thích hợp thì dân số sẽ giảm nhanh.
Luân canh cần chú ý:
- Thời gian luân canh : 3 tháng; 6 tháng; 1 năm; 2 năm... tùy thuộc khả năng qua đông của từng loại sâu; bệnh. Nhìn chung thời gian giũa 2 vụ thuốc lá càng cách xa càng tốt
- Chọn cây trồng để luân canh: nguyên tắc không chọn những cây cùng họ hoặc những cây mà đối tượng phòng trừ có thể ký sinh để luân canh. Chẳng hạn luân canh với cây họ đậu tốt hơn với ớt; cà; bông... Luân canh một vụ lúa một vụ thuốc lá là rất tốt.
II. TIÊU HỦY RỄ VÀ THÂN CÂY TRỒNG VỤ TRƯỚC:
là một biện pháp canh tác phải được tuân thủ dù có hay không có bệnh xuất hiện trong vụ trồng thuốc lá. Để có hiệu quả, việc này phải được hồn tất càng sớm càng tốt ngay sau khi thu hoạch xong. Làm tốt công tác này sẽ giảm được dân số của nhiều loại dịch hại thuốc láù, gồm các bệnh sưng nốt rễ, đốm nâu, thối đen thân, héo rũ vi khuẩn và tắt mạch (veinbanding) cũng như nhiều loại côn trùng, và cỏ dại.
III. CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC :
1/ Vun luống cao và rộng : Vun luống cao và rộng trên ruộng trồng rất quan trọng để tạo điều kiện thích hợp cho rễ phát triển. Ngòai ra, tạo luống cao và rộng sẽ giúp thoát nước tốt trong các khu vực ruộng trồng có khả năng bị úng ngập. Hầu hết các tác nhân gây bệnh cho hệ thống ưa những nới úng ngập hoặc có ẩm độ cao. Tạo luống cao, rộng dễ thoát nước tạo thuận lợi cho cây thuốc lá tránh được lây nhiễm các tác nhân gây bệnh.
2/ Khoảng cách : Cây thuốc lá trồng quá dày thường bị bệnh gây hại lớn hơn so với trồng thưa. Điều này càng rõ đối với các bệnh hại các bộ phận trên không như bệnh đốm nâu và mốc xanh. Trồng dày làm cho các tán cây giao nhau , hơi nước bị giữ lại ớ các lá phía dưới làm cho bệnh dễ phát triển và lây lan. Trồng thưa giúp cho cây có đủ ánh sáng, thông thống hơn và tạo điều kiện lá khô ráo hơn. Bệnh khảm thuốc lá cũng có thể giảm nếu cây đưọc trồng với khoảng cách hợp lý.
3/ Bón phân cân đối : Các tác nhân gây bệnh thường thích hợp khi cây được bón phân không cân đối. Một số dịch hại như tuyến trùng gây sưng rễ thích hợp với điều kiện cây thiếu kali. Mặt khác, các tác nhân gây bệnh khác như nấm gây bệnh thối đen thân thì lại thích hợp với điều kiện cây thừa đạm. Cây trồng khoẻ mạnh thường nhờ ở sự bón phân cân đối, không thừa và không thiếu.
4/ Trật tự xới xáo khi có bệnh : Khi bệnh chỉ xuất hiện ở vài ruộng hoặc một vài nơi trong một ruộng thì nơi nào bị bệnh phải được xới xáo sau cùng để giảm cơ hội lây lan bệnh sang những nơi chưa bị nhiễm. Sau khi xói xáo, phải rửa sạch dụng cụ bằng bột giặt giống như khi giặt quần áo.
5/ Vun cao sớm : Có thể giảm được một số bệnh hại bằng cách xới xáo vun cao càng sớm càng tốt. Vi khuẩn gây bệnh héo rũ và nấm gây bệnh héo rũ Fusarium cần có các vết thương để xâm nhập vào rễ. Xới xáo có thể gây đứt rễ, qua đó tạo thành một con đường lý tưởng cho các loại vi sinh vật xâm nhập vào cây. Vun gốc sớm sẽ làm cho rễ ít bị thương tổn vì bộ rễ lúc này chưa vươn xa ra ngồi luống. Do đó cũng không có gì lạ khi thấy cây ít bị bệnh héo rũ vi khuẩn trên các ruộng vun cao sớm. Ngồi ra, nó còn ngăn ngừa được sự lây lan của virus gây bệnh khảm do máy móc. Do có rất nhiều ưu điểm nên việc vun cao sớm là công cụ rất hữu ích trong công tác quản lý bệnh.
IV. XỬ DỤNG HÓA CHẤT:
Hóa chất là biện pháp cuối cùng; chỉ xử dụng khi không còn cách nào khác và thật cần thiết để hạn chế những thiệt hại cho năng suất và chất lượng.Khi xử dụng hóa chất cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn về nồng độ;liều lượng; an toàn khi xử dụng và thời gian cách ly. Nên xử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.
Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010
HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG HẠI THUỐC LÁ VỤ ĐX 2010-2011
VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011
( Áp dụng cho các vùng đầu tư trồng thuốc lá của C.T TL nguyên liệu Khatoco)
1. Thuốc trừ sâu sinh học: Agun; Dylan cùng có hoạt chất Emamectin Benzoate dùng phòng trừ các loại sâu ăn lá; sâu đục thân; nhện bọ trĩ
2. Thuốc hóa học:
- Actara : gốc hóa học Thiamethoxam; phòng trừ côn trùng chích hút như rầy rệp; bọ trĩ…
- Confidor: gốc hóa học Imidacloprid; phòng trừ côn trùng chích hút như rầy; rệp; bọ trĩ và các loại sâu ăn lá.
Việc xử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn xử dụng ghi trên nhãn; bao bì về nồng độ pha và liều lượng phun.
Để hạn chế khả năng quen thuốc của côn trùng nên xử dụng xen kẻ các loại thuốc có nguồn gốc hóa học khác nhau.
Chú ý: Tác động của các loại thuốc có nguồn gốc sinh học có thể chậm hơn so với thuốc có nguồn gốc hóa học.
CÁC CÔN TRÙNG CHÍNH GÂY HẠI THUỐC LÁ
Sâu xanh
(Tobacco budworm) Heliothis virescens (Fabricius)
(Corn earworm) Heliothis zea (Boddie)
Noctuidae, LEPIDOPTERA
Sâu xanh gây hại thuốc lá bằng cách ăn các lá chồi ngọn, làm rách, và biến dạng lá và có khi phá hủy hồn tồn chồi ngọn. Một khi chồi ngọn bị hủy hoại, cây sẽ lập tức phát triển các chồi bên. Từ đó cây bị lùn hẳn và gây khó khăn cho việc kiểm sốt chồi bên. Sâu xanh rất khó bị tiêu diệt khi chúng chui vào bên trong chồi ngọn. Muốn diệt được chúng thì thì bằng cách nào đó, thuốc trừ sâu phải được đưa vào bên trong chồi ngọn. Thời điểm tốt nhất để phun thuốc trừ sâu xanh là vào sáng sớm hay những lúc trời có nhiều mây khi đó sâu xanh sẽ chui ra nằm trên các lá non của chồi ngọn, rất dễ cho việc phun thuốc. Sâu xanh cũng thường đào hang dọc thân cây hoặc vào gân chính của các lá. Sau thời gian cây được bấm ngọn, sâu xanh ít khi gây thiệt hại đáng kể cho thuốc lá. Phải xử lý thuốc trừ sâu khi có 10% số cây điều tra có sâu xanh
Sâu sừng
(Tobacco hornworm) Manduca sexta (Linnaeus)
(Tomato horworm) Manduca quinquemaculata (Haworth)
Spingidae, LEPIDOPTERA
Cả hai loại sâu sừng khoai tây và sâu sừng thuốc lá đều ký sinh trên cây thuốc lá. Sâu sừng hại thuốc lá thường phổ biến và gây hại nhiều hơn sâu sừng khoai tây do đặc tính phàm ăn của chúng. Do kích thước lớn và giai đoạn sâu non của chúng kéo dài nên đôi khi chúng ăn trụi cả lá, chỉ chừa lại gân chính trên các cây lớn. Đồng ruộng phải được xử lý khi có 10% số cây điều tra bị nhiễm sâu sừng. Mãi cho đến thời gian gần đây, phòng trừ sâu sừng mới được dễ dàng hơn với nồng độ thuốc sử dụng thấp như acephate, endosulfan, và methomyl. Ngày nay người ta thường sử dụng các loại thuốc này hoặc dùng carbaryl, spinosad hay Bacillus thuringiensis cho kết quả phòng trừ khá tốt.
Rẽp muội (Tobacco aphid)
Myzus persicae (Sulzer)
Aphididae, HEMIPTERA
Rệp muội thuốc lá trong mấy năm gần đây đã trở thành một trong những côn trùng gây hại quan trong ở nhiều nơi trên thế giới. Rệp gây hại cây bằng cách chích hút nhựa cây ở mặt dưới các lá. Khi rệp muội sinh sản, hoặc tập trung nhiều trên lá chúng sẽ để lại các giọt mật trên bề mặt lá, nhất là các lá dưới. Lá trở nên bóng và dính. Các giọt mật này chứa lượng đường rất cao, kích thích các loại nấm phát triển gọi là mồ hóng. Mồ hóng gây giảm phẩm chất lá bởi các lá có chứa mồ hóng sẽ không già chín bình thường và rất khó sấy. Xử lý thuốc trừ rệp muội khi 10% số cây điều tra có từ 50 con/lá. Thực tế sản xuất cho thấy rệp muội có xu hướng kháng các loại thuốc trừ sâu được dùng trong thời gian trước đây. Nên xịt thật đều trên bề mặt lá bằng các loại thuốc được khuyến cáo dùng
Bọ cánh cứng đục lá ( Tobacco flea beetles)
Epitrix hirtipennis (Melsheimer)
Chrysomelidae, COLEOPTERA
Thành trùng gặm lá thành những vệt hay đục thủng lá thành các lổ hình tròn, thường là mặt dưới của lá. Âú trùng ăn rễ cây, để lại những vết cắn tạo điều kiện cho các loại bệnh trong đất phát triển. Sau trồng, chúng có thể làm cây suy yếu hoặc chết ngọn. Mặc dù thiệt hại thường chỉ nghiệm trọng trong giai đoạn cây non, nhưng chúng cũng có thể gây hại cho đến cuối vụ thu hoạch. Các lá già có nhiều lổ thủng sẽ có phẩm chất rất kém. Xử lý trong giai đoạn cây còn non khi 10% chồi của số cây điều tra có dấu hiệu bị hại. Khi cây đã lớn, xử lý khi lá có dấu hiệu bị rách hay tơi tả. Trong khi cả xử lý bằng nước tưới lẫn phun thuốc lên lá đều cho kết quả tốt nhưng người ta khuyên lúc cây đã lớn chỉ nên phun thuốc lên lá mà thôi
Sâu đục thân ( Tobacco splitworm, hay Potato tuberworm)
Phthorimaea operculella (Zeller)
Gelecheiidae, LEPIDOPTERA
Sâu đục thân thuốc lá, còn gọi là sâu đục thân khoai tây,có thể gây hại nghiệm trọng cả cây con mới trồng hoặc cây đã lớn vào gần cuối vụ (sau khi ngắt ngọn). Sâu ăn lá, đục thành đường hầm giữa mặt trên và dưới của lá làm cho lá khô trắng, hơi xám giống như tờ giấy thấm, sau đó chúng chuyển sang màu hơi nâu và trở nên giòn.
Trên thuốc lá mới trồng, chúng đào thành những đường hầm lên đến đỉnh sinh trưởng. Vào giai đoạn cuối vụ chúng thường tập trung gây hại các lá già phía bên dưới. Nếu không phòng trừ tốt, chúng sẽ tiếp tục di chuyển từ lá vị bộ thấp lên các lá cao. Không có thuốc trừ sâu đặc trị cho loại sâu này. Việc phòng trừ vào giai đoạn cuối vụ tùy thuộc vào bề mặt lá có được phun thuốc đều hay không. Nên sử dụng bét phun mịn tạo bề mặt lá ướt đẫm thuốc.
Bảng 1: Ngưỡng xử lý đối với các loại côn trùng gây hại lá. (Số cây điều tra : 100 cây)
CÔN TRÙNG NGƯỠNG XỬ LÝ
1. Rệp muội Xử lý khi 10% số cây điều tra có ít nhất 1 lá có từ 50 con trở lên.
2. Sâu xanh Xử lý khi 10% cây điều có sâu nó ký sinh
3. Sâu xám Xử lý khi 5% cây điều tra bị sâu cắn phá.
4. Bọ cánh cứng đục lá : Xử lý đối với cây còn nhỏ khi có 10% số cây điều tra có chồi ngọn bị cắn phá. Khi cây lớn, xử lý khi thấy có hiện tượng lá bị rách hay tưa lá
5. Sâu sừng: Xử lý khi 10% số cây điều tra có sâu non. Không kể các sâu đã kéo kén, hoặc xáx các kén còn vương lại trên lá. Trường hợp tính đến các sâu đã kéo kén thì 5 sâu có kén = 1 sâu non (Do sâu đã kéo kén ăn rất ít, không đáng kể)
CHỮ CHỮ VIẾT TẮT :
E hoặc EC = Elmulsifiable Concentratre : nồng độ nhũ dầu.
F : Flowable : có thể phun; L : Liquid : dạng lỏng;
LV : chất lỏng có thể hòa tan trong nước.
S hay SP : Soluble powder : bột tan được trong nước;
SC : Soluble Concentrate : nồng độ hòa tan.
Cẩn thận : Công nhân khi phun thuốc phải mặc quần áo bảo hộ lao động. Tuân thủ nghiêm nhặt thời gian cách ly từ khi phun thuốc đến khi trở lại đồng ruộng hay thu hoạch. Ngồi ra, phải để ý đến các ký hiệu ghi trên nhãn thuốc để biết độ độc hại của từng sản phẩm mà có kế hoạch đề phòng ngộ độc.
Các ký hiệu Ý nghĩa
Danger-Poison (Nguy hiểm-Thuốc độc) Rất độc, dễ gây ngộ độc cho người tiếp xúc.
Warning (Coi chừng ngộ độc) Độc trung bình, dễ gây ngộ độc nếu tiếp xúc lâu.
Caution (Cẩn thận) Ít độc hoặc rất ít độc.
Bảng 3 : Thời gian cách ly sau các lần phun thuốc.
1. Thời gian cách ly trở vào ruộng
- Thời gian cách ly trở vào ruộng 24 tiếng đối với các loại thuốc: Actara; Confidor
- Thời gian cách ly trở vào ruộng 8 tiếng đối với các loại thuốc: Agun; Dylan
2. Thời gian cách ly sau thu hoạch
- Thời gian cách ly sau thu hoạch từ 14 ngày trở lên với các loại thuốc: Actara; Confidor
-Thời gian cách ly sau thu hoạch từ 5 ngày trở lên với các loại thuốc: Agun; dylan
CHÚ THÍCH:
Thời gian cách ly trở vào ruộng : thời gian qui định từ lúc phun thuốc đến khi trở vào ruộng lần đầu tiên. Trong khoảng thời gian này nếu công nhân trở vào đồng ruộng sẽ dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu. Do đó cần tuân thủ thời gian qui định này.
Thời gian cách ly thu hoạch : cũng là thời gian qui định từ lần phun thuốc sau cùng đến lúc hái lá đem sấy. Do tình trạng các hố chất có thể lưu lại trên các lá thu hoạch (thường gọi là dư lượng thuốc trừ sâu) gây khó khăn cho công tác chế biến xuất khẩu và gây hại sức khỏe người tiêu dùng, do đó phải tuân thủ nghiêm nhặt thời gian quy định này.
Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010
Rầy mền - Tobacco aphid (Myzus nicotianae)
Có thể có màu xanh vàng hoặc màu đỏ, dạng màu đỏ sinh sản nhanh hơn, sức chống chịu nhiệt cao hơn và khả năng chống chịu thuốc hóa học mạnh hơn.
Rầy mền xuất hiện vào bất cứ giai đoạn nào của thuốc lá từ vườn ươm tới thu hoạch, tập trung nhiều nhất sau khi ngắt ngọn.
Rầy mền tấn công thuốc lá là những côn trùng nhỏ, miệng nhích hút có kích thước bằng hạt cải bắp. Con trưởng thành đẻ con gọi là nhộng. Đa số nhộng lớn lên có màu đỏ, thỉnh thoảng có màu xanh lá cây. Rầy mền hút nhựa làm lá bị mỏng chỉ còn lại lớp xác mô, lớp nhựa tiết ra làm nơi phát triễn loại nấm muội than.
Một tác hại khác của rầy mền là làm lan truyền bệnh virus gây hại thuốc lá.
BỌ XÍT XANH – Stink bugs ( also: shield bugs )
Loài côn trùng thuộc bộ cánh nửa chuyên hút nhựa lá thuốc, phổ biến ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Chúng làm cho lá bị héo xuống tạm thời, có thể làm cháy lá trong điều kiện khô hạn và nắng nóng. Cách phòng trừ hiệu quả là phun thuốc trừ rầy rệp
com/4058/5147487226_68a665b2b3_m.jpg" width="192" height="128" alt="Adult" />
Rệp đào hại thuốc lá - Green peach aphid (Myzus aphid)
Gây thiệt hại nghiêm trọng cho thu hoach cây thuốc lá, làm cho cây bị yếu và lá sau sấy mỏng như giấy. Thêm vào đó rệp đào còn đóng vai trò như là vật truyền bệnh virus khoai tây Y, bệnh khảm dưa chuột, bệnh lùn do virus. Rệp thường tiết ra loại dịch ngọt dẫn tới sự phát triễn nấm mốc đen.
Phòng trừ bằng lựa chọn thời điểm trồng tránh cao điểm rệp gây hại và tránh mật độ lớn bằng cách phun những cây có rệp các loại thuốc BVTV
Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010
Bệnh hại thuốc lá trong vườn ươm
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các vết tổn thương trên thân gần sát mặt đất và làm cho cây thuốc lá dễ bị gãy gục hay đỗ rạp xuống và chết thành từng chòm như bị dội nước sôi, bệnh này thường rất nặng khi cây con được gieo với mật độ cao lại bị tưới quá ẩm, hoặc trời mưa liên tục kéo dài.Bệnh này nếu không phát hiện sớm để phòng trừ ngay sẽ lây lan rất nhanh, trong khoảng 5-7 ngày có thể gây hư hại trên 50% diện tích vườn ươm dẫn đến thiếu cây con để trồng.
Khi phát hiện bệnh này xử dụng Rydomil để phun ngay,lượng dung dịch thuốc cần phun và nồng độ thuốc có thể tính như sau: chia gói Rydomil 100gr ra làm 8 phần (12,5gr một phần)để pha với 2 lít nước phun cho 40m2 vườn ươm. Sau 3 ngày kiểm tra lại nếu vẫn còn triệu chứng bệnh tiếp tục phun. Cẩn thận khi phân chia lượng thuốc để pha, nếu nồng độ thuốc cao cây có thể "cằn",lá biến dạng hoặc chết; nồng độ thuốc thấp bệnh không hết.
href="http://www.flickr.com/photos/31696326@N04/2997852044/" title="Benh chet rap by son_khatoco, on Flickr">
2. BỆNH LỞ CỔ RỂ - SORE SHIN :Do một loại nấm sống trong đất có tên là Rhizoctonia solani gây ra, chúng lan truyền khắp các vùng trồng thuốc lá vàng sấy, nhưng thiệt hại ngồi đồng thường giới hạn ở mức dưới 1% số cây bị bệnh.
Bệnh thường xuất hiện đầu tiên trong vườn ươm. Trên thân cây nhiễm bệnh hình thành vết thối, và nếu thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển thì các vết thương lớn dần cho đến khi thân cây bị tróc vỏ và cây bị đổ. Khi cây bị nhiễm nhẹ trồng ra ruộng sẽ bị còi cọc nếu gặp trời lạnh và ẩm. Thân cây bị bệnh dễ gẫy ở vị trí ngang mặt đất. Nếu chẻ dọc thân sẽ thấy lõi bị thối khô và có màu nâu, và những mảng nấm màu hơi xám. Phần gỗ của thân cây trở nên cứng và dòn. Ngay cả khi cây bị gẫy ở vị trí ngang mặt đất hoặc khi ngọn cây bị vàng và chết nhưng hệ thống rễ vẫn còn sống.
Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2010
NHÓM SÂU CẮN LÁ
và nhóm Sâu xanh ( Heliothis virescen ), Corn earworm ( Heliothis zea )
Sâu sừng hai thuốc lá( Wanduca sexta) và sâu sừng hai cà chua(W. quinquemaculata) : là loai sâu hay gây hai trên ruông thuốc lá vùng miền Trung, Tây nguyên. Sâu sừng thuốc lá có môt chiếc sừng màu đỏ và các soc thẳng màu trắng ở hai bên, trong khi sâu sừng hai cà chua có môt chiếc sừng nàu đen và các soc hình chư V. Các loai sâu sừng này gây hai từ bi nhe đến rung lá hoàn toàn.
Cả hai loai sâu sừng qua đông trong đất dang nhông (nym) giống như chiếc bình rót nước, ấu trùng (larva) xuất hiên khi trời ấm áp ( mùa xuân, hè ). Trứng đươc đẻ từng cái, thường ở phía dưới lá non gần ngon cây. Ấu trùng nở ra sau 3-5 ngày và kiếm ăn trong khoảng 17 ngày trước khi chui vào đất biến thành nhông. Trong thời gian kiếm ăn, chúng lôt xác từ 4-5 lần.
Sâu sừng có thể xuất hiên 3-4 lứa trong môt năm, lứa đầu xuất hiên khi cây thuốc lá mới trồng, lứa thứ hai thường có số lương lớn hơn gây hai từ giữa vu đến cuối vu. Hai lứa này nếu không phòng trừ kip thời sẽ gây tai hai lớn nhất. Lứa 3 và 4 xảy ra trên cây đã thu hoach xong, trên chồi ngon, cây tái sinh.
Do đa số ngài qua đông là từ sâu non của hai lứa sau cùng, nên tiêu hủy thân cây thuốc lá sẽ tiêu hủy nguồn thưc ăn của thế hê cuối cùng này, điều này rất có lơi để giảm bớt số lương sâu sừng cho năm sau.
Viêc cày phơi đất sớm ngay sau khi thu hoach xong cũng có tác dung tiêu diêt ngài sâu sừng trong đất.
Dùng thuốc trừ sâu sinh hoc chủng BT, thiên đich ( ong bắp cày )… để phòng trừ nhóm sâu cắn lá là biên pháp rất tốt cần dươc áp dung cho các vùng trồng thuốc lá.
nhóm Sâu xanh ( Heliothis virescen ), Corn earworm ( Heliothis zea ):Sâu xanh là môt trong những loai sâu gây hai nhất cho thuốc lá. Sâu qua đông trong dang nhông nàu nâu nhat vào mùa xuân (khoảng thời gian trồng thuốc lá ra ruông).Bướm cái đẻ trừng nhỏ màu trắng trên các lá ngon. Sâu non nở ra và bò vào trong chồi ngon ăn làm lá bi rách, biến dang. Khi đẫy sức, sâu đào đất và hóa nhông trong đó, như sâu sừng có 3-4 lứa sâu non xuất hiên mỗi năm. Sâu xanh hai bắp rất giống sâu xanh thuốc lá, cả hai loài đều gây thiêt hai năng nhất từ giữa vu đến cuối vu, viêc phun thuốc cũng han chế tác dung do sâu thường chui vào ẩn nấp, cắn phá trong chồi ngon
Tai sao con sâu này mang những chòm trắng trên thân mình nó?
Thứ Năm, 4 tháng 11, 2010
SÂU BÊNH HAI THUỐC LÁ
Tất cả các loài bề ngoài trông khá giống nhau: có màu xám tối, khá mập, chiều dài 2,5-3,8 cm. Chúng cắn thân cây ngay sát nặt đất do vậy làm chét cây.
Phòng trừ sâu xám bằng các loại thuốc BVTV ( phun vào chiều tối), hoặc đánh bả cám nhiều ngày trước khi trồng trong trường hợp xác định có nhiều sâu xám trên ruộng trồng.
Có thể dùng đèn soi bắt sâu bằng tay vào ban đêm hoặc sáng sớm khi sâu chưa kịp chui xuống đất.
Loài sâu xám thường gây hai thuốc lá tên khoa học là Agrotis ypsilon, thuộc họ Ngài đêm (Noctuidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Vòng đời của sâu xám có đủ 4 giai đoạn: trứng, nhộng, sâu non và trưởng thành.
• Đặc điểm và hình thái:
Thành trùng là một loại ngài đêm, sãi cánh 35-40 cm, thân màu nâu tối, râu con cái hình sợi chỉ, râu con đực hình răng lược kép. Cánh trước có màu nâu thâm hoặc màu nâu đen, cánh trước có 3 vân, gần gốc cánh có một vân hình, giữa hình tròn, cuối cánh hình hạt đậu. Cánh sau màu xám trắng.
Trứng hình bán cầu có nhiều gờ nổi, mới đẻ màu trắng sữa -> hồng nhạt -> tím sẩm.
Sâu non mới nở màu xám đất đẩy sức 18 cm, càng lớn có màu đất bóng mỡ, phần bụng màu nhạt hơn; trên mỗi đốt phía trên có 4 u lông nhỏ, phía dưới có 4 u lông lớn. Đốt cuối cùng ở mảnh lưng có 2 vệt màu nâu đậm.
Nhộng có màu bóng
• Tập quán sinh hoạt:
Thông thường ngài vũ hoá buổi tối, hoạt động ban đêm trong đất, cỏ dại, khả năng đẻ trứng của con cái phụ thuộc nhiều vào dinh dưởng, ít thu hút bởi ánh sáng đèn.
Tuổi 1 sống trên cây gặp những mô lá làm thủng lỗ nhỏ.
Tuổi 2 chui xuống đất, ban đêm cắn cây con.
Tuổi 3-4 sống xung quanh gốc cây.
Sâu tuổi lớn hơn: ăn phá mạnh hơn.
Khi thiếu thức ăn có thể di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác. Sâu non có tính giả chết và có khả năng sâu xé lẫn nhau. Khi đẫy sức, sâu non chui xuống đất 3-5 cm hoá nhộng.
• Biện pháp phòng trị:
- Tiêu diệt cỏ dại.
- Gieo trồng đúng thời vụ nhanh gọn.
- Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm (4 phần đường đen + 4 phần dấm +1 phần rượu + 1 phần nước + 1% thuốc BHC).
- Dùng Basudin, Furadan.
Những ruông thuốc lá trồng sau vu ngô nên chú ý đến sâu xám, cần xử lý đất cẩn thân ( vôi, basudin, Furadan…), cầy bừa phơi ải kỹ…
Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010
Kết quả kiểm tra kỹ thuât
1. Kiến thức tổng quát tương đối
2. Cần dẫn chứng thưc tế nhiều hơn
3. Câu 4 nhiều bài có đáp án giống nhau kể cả những chi tiết chưa chính xác
4. Trình bày và chữ viết của nhiều bài còn rất kém, khó đoc.
Khuyến cáo:
1. Để chuẩn bi cho kỳ thi nâng bâc cần thường xuyên ôn tâp kiến thức và trong mỗi trương hơp nên có dẫn chứng thưc tế tai vùng phu trách
2. Cần chú ý sư khác nhau, giống nhau triêu chứng gây hai các loai sâu bênh ( như bênh héo rủ thuốc lá do Nấm, vi khuẩn.... ), các loai hóa chất BVTV ( Dylan, Agun...)
3. Chú ý nôi dung về BVTV ( Quản lý dich hai IPM ), xây dưng quy trình sản xuất thuốc lá sach ( không có dư lương hóa chất vươt quy đinh ), năng suất cao
4. Nhiêt kế ẩm, tương quan giữa nhiêt đô và ẩm đô trong sấy thuốc lá...
Các nôi dung chuẩn bi để kiểm tra thi nâng bâc sẽ đươc phổ biến lần lươt trên blog này.
KẾT QUẢ KIỂM TRA
STT Ho và tên Đề số Kết quả
1 Hồ anh Thuât 12 Khá
2 Trần trung Anh 20 Khá
3 Lê huỳnh Bảo Tiến05 Rất tốt
4 Nguyễn hữu Long 04 Tốt
5 Nguyễn Bảo Lâm 01 Khá
6 Trần đắc Quỳnh 09 Khá
7 Lê Huy Cường 07 Tốt
8 K’Sor Bin 16 Trung bình
9 Nguyễn hữu Tài 24 khá
10 Biên Thanh Tinh 14 Khá
11 Đăng thành Duy 18 Khá
12 Nguyễn thanh Truyền13 Khá
13 Nuyễn thanh Tình08 Tốt
14 Mai văn Long 21 Tốt
15 Dương văn Công 17 Khá
16 Lê ngoc Hiển Bênh vắng Kiểm tra sau
17 K’Sor Net 15 Tốt
18 Nguyễn Minh Đông25 Khá
19 Ngô quang Thái 11 Chưa đat.
20 Dương bảo Phùng 19 Khá
21 Nguyễn xuân Thu 22 Tốt
22 Võ văn Đồng Bân công tác vắng Kiểm tra sau
Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010
Test: Kỹ thuật trồng và sơ chế thuốc lá vàng sấy, Burley
1. Hãy phân biệt đất có thành phần cơ giới nặng, trung bình, nhẹ?
2. Độ Ph của đất chua, đất kiềm, đất trung tính ? các biểu thi tự nhiên để xác định sơ bộ độ Ph đất ?
3. Thế nào là đất nhiễm phèn? Biểu thị tự nhiên của đất đất nhiễm phèn sắt? Biện pháp khử phèn sắt trong đất?
4. Vai trò của N trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng?
5. Vai trò của P2O5 trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng?
6. Vai trò của K2O trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng?
7. Vai trò của Ca trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng?
8. Vai trò của H2O trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng?
9. Vai trò của các nguyên tố vi lượng ( Bo, Clor, S, Mg ) trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng?
10. Thế nào là biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM? Lợi ích của việc phòng trừ sâu bệnh tổng hợp?
11. Trình bày phương pháp lấy mẫu điều tra sâu bệnh trên đồng ruộng ? mục đích của việc điều tra sâu bệnh?
12. Thế nào là ngưỡng phòng trừ sâu bệnh? Tại sao phải xác định ngưỡng phòng trừ sâu bệnh?
13. Thế nào là dư lượng hóa chất trong sản phẩm nông nghiệp? Ảnh hưởng của dư lượng hóa chất đến chất lượng sản phẩm như thế nào? Những biện pháp để quản lý dư lượng hóa chất?
14. Thời vụ đóng vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp? Làm cách nào để xác định thời vụ một cách hợp lý? Hãy đề xuất thời vụ trồng cây thuốc lá vàng sấy ( hoặc Burley ) tại vùng bạn đang phụ trách.
15. Để quy hoạch vùng trồng cho một cây nào trồng cần tiến hành những bước gì?
PHẦN II: CÂY THUỐC LÁ
1. Hãy xác định các loại đất có thể trồng được thuốc lá vàng sấy? Tính chất nông hóa, thổ nhưỡng, địa hình.
2. Hãy xác định các loại đất có thể trồng được thuốc lá Burley? Tính chất nông hóa, thổ nhưỡng, địa hình.
3. Kỷ thuật làm vườn ươm cho cây thuốc lá? Trường hợp phải gieo giống ( thời vụ, hạt giống đã ủ …) nhưng trời mưa kéo dài bạn xử lý như thế nào?
4. Các bệnh thường gặp trong vườn ươm thuốc lá và biện pháp phòng trừ?
5. Trình bày kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá có bầu ? Bạn đang hướng dẫn nông dân trồng cây trần hay cây có bầu, tại sao?
6. Vai trò của việc làm đất trong canh tác cây thuốc lá? Tại vùng bạn đang phụ trách bạn hướng dẫn nông dân làm đất lên luống như thế nào?
7. Vai trò của N trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây thuốc lá ? Bón dư N có tác dụng gì đến năng suất và chất lượng thuốc lá? Tại sao không nên dùng phân Ure để bón cho cây thuốc lá?
8. Vai trò của P2O5 trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây thuốc lá ? Thiếu P2O5 có tác dụng gì đến năng suất và chất lượng thuốc lá?
9. Vai trò của K2O trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây thuốc lá ? Thiếu K2O có tác dụng gì đến năng suất và chất lượng thuốc lá? Có thể dùng KCl bón cho cây thuốc lá không? Tại sao?
10. Vai trò của vôi trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây thuốc lá ? Thiếu vôi có tác dụng gì đến năng suất và chất lượng thuốc lá? Những chân đất nào thường cần bón Ca?
11. Hãy tính lượng N, P2O5, K2O nguyên chất trong công thức phân bón như sau:
500 kg phân hỗn hợp N:P:K ( 12-12-17) + 100 kg kaly sulfat;
Vì một lý do nào đó phải thay đổi các loại phân trên sang xử dụng phân đơn đạm Nitat ( NH4NO3), lân super, và kaly sulfat , hãy tính lượng phân đơn cần thay thế.
12. Vai trò của H2O trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây thuốc lá ? Thiếu hoặc thừa H2O có tác dụng gì đến năng suất và chất lượng thuốc lá? Giai đoạn nào cây thuốc lá cần nhiều nước nhất để đảm bảo năng suất và chất lượng?
13. Viết quy trình kỷ thuật sản xuất cây thuốc lá vàng sấy trên đồng ruộng , không kể giai đoạn sấy?
14. Viết quy trình kỷ thuật sản xuất cây thuốc lá Burley?
15. Thế nào là lá chín sinh lý, chín héo? Phân biệt lá chín sinh lý, chín héo? Trên ruộng thuốc lá làm cách nào để xác định lá đúng độ chín thu hoạch? Trong những trường hợp nào cây thuốc lá thường bị chín héo?
16. Viết tóm tắt quy trình kỷ thuật sấy thuốc lá Virginia trong điều kiện bình thường ?
17. Viết tóm tắt quy trình kỷ thuật sấy thuốc lá Virginia trong điều kiện ruộng bị thiếu nước, lá héo?
18. Viết tóm tắt quy trình kỷ thuật sấy thuốc lá Virginia trong điều kiện trời mưa, lá ướt?
19. Mô tả triệu chứng của bệnh héo rủ thuốc lá do vi khuẩn ( Pseudomonas solanacearum ) và biện pháp phòng trừ? Tại địa phương A có 3 đám ruộng xuất hiện bệnh này, việc điều tra đồng ruộng cho kết quả như sau:
- Ruộng 1: Có 7% cây nhiễm bệnh.
- Ruộng 2: Có 18% cây nhiễm bệnh
- Ruộng 3 : Có 49% cây nhiễm bệnh
Hãy đề xuất biện pháp xử lý đối với từng đám ruộng
20. Mô tả triệu chứng của bệnh héo rủ thuốc lá do nấm ( Fusarium oxysporum Nicotiana ) và biện pháp phòng trừ? Tại địa phương A có 3 đám ruộng xuất hiện bệnh này, việc điều tra đồng ruộng cho kết quả như sau:
- Ruộng 1: Có 7% cây nhiễm bệnh.
- Ruộng 2: Có 18% cây nhiễm bệnh
- Ruộng 3 : Có 49% cây nhiễm bệnh
Hãy đề xuất biện pháp xử lý đối với từng đám ruộng
21. Mô tả triệu chứng của bệnh thối thân và thối rễ thuốc lá do nấm ( Scierotium rosfsi ) và biện pháp phòng trừ? Tại địa phương A có 3 đám ruộng xuất hiện bệnh này, việc điều tra đồng ruộng cho kết quả như sau:
- Ruộng 1: Có 7% cây nhiễm bệnh.
- Ruộng 2: Có 18% cây nhiễm bệnh
- Ruộng 3 : Có 49% cây nhiễm bệnh
Hãy đề xuất biện pháp xử lý đối với từng đám ruộng
22. Mô tả triệu chứng của bệnh thối đen thân thuốc lá do nấm ( Phytopthora parasitica nicotiana ) và biện pháp phòng trừ? Tại địa phương A có 3 đám ruộng xuất hiện bệnh này, việc điều tra đồng ruộng cho kết quả như sau:
- Ruộng 1: Có 7% cây nhiễm bệnh.
- Ruộng 2: Có 18% cây nhiễm bệnh
- Ruộng 3 : Có 49% cây nhiễm bệnh
Hãy đề xuất biện pháp xử lý đối với từng đám ruộng
23. Mô tả triệu chứng của bệnh Virus thuốc lá và biện pháp phòng trừ? Tại địa phương A có 3 đám ruộng xuất hiện bệnh này, việc điều tra đồng ruộng cho kết quả như sau:
- Ruộng 1: Có 7% cây nhiễm bệnh.
- Ruộng 2: Có 18% cây nhiễm bệnh
- Ruộng 3 : Có 49% cây nhiễm bệnh
Hãy đề xuất biện pháp xử lý đối với từng đám ruộng
24. Rầy mền hại thuốc lá ( Myzus nicotianae ) mô tả hình dáng, tập tính, khả năng gây hại và biện pháp phòng trừ? Tại địa phương A có 3 đám ruộng xuất hiện côn trùng này này, việc điều tra đồng ruộng cho kết quả như sau:
- Ruộng 1: Có 7% cây nhiễm bệnh.
- Ruộng 2: Có 18% cây nhiễm bệnh
- Ruộng 3 : Có 49% cây nhiễm bệnh
Hãy đề xuất biện pháp xử lý đối với từng đám ruộng
25. Bọ xít hôi màu xanh hại thuốc lá ( Nezera viriduta ): mô tả hình dáng, tập tính, khả năng gây hại và biện pháp phòng trừ? Tại địa phương A có 3 đám ruộng xuất hiện côn trùng này này, việc điều tra đồng ruộng cho kết quả như sau:
- Ruộng 1: Có 7% cây nhiễm bệnh.
- Ruộng 2: Có 18% cây nhiễm bệnh
- Ruộng 3 : Có 49% cây nhiễm bệnh
Hãy đề xuất biện pháp xử lý đối với từng đám ruộng
26. Sâu xanh hại thuốc lá ( Heliothis virescen ) mô tả hình dáng, tập tính, khả năng gây hại và biện pháp phòng trừ? Tại địa phương A có 3 đám ruộng xuất hiện côn trùng này này, việc điều tra đồng ruộng cho kết quả như sau:
- Ruộng 1: Có 7% cây nhiễm bệnh.
- Ruộng 2: Có 18% cây nhiễm bệnh
- Ruộng 3 : Có 49% cây nhiễm bệnh
Hãy đề xuất biện pháp xử lý đối với từng đám ruộng
27. Sâu tơ hại thuốc lá ( Heliothis virescen ) mô tả hình dáng, tập tính, khả năng gây hại và biện pháp phòng trừ? Tại địa phương A có 3 đám ruộng xuất hiện côn trùng này này, việc điều tra đồng ruộng cho kết quả như sau:
- Ruộng 1: Có 7% cây nhiễm bệnh.
- Ruộng 2: Có 18% cây nhiễm bệnh
- Ruộng 3 : Có 49% cây nhiễm bệnh
Hãy đề xuất biện pháp xử lý đối với từng đám ruộng
28. Sâu đục thân hại thuốc lá ( Phthorimaea operculella ) ) mô tả hình dáng, tập tính, khả năng gây hại và biện pháp phòng trừ? Tại địa phương A có 3 đám ruộng xuất hiện côn trùng này này, việc điều tra đồng ruộng cho kết quả như sau:
- Ruộng 1: Có 7% cây nhiễm bệnh.
- Ruộng 2: Có 18% cây nhiễm bệnh
- Ruộng 3 : Có 49% cây nhiễm bệnh
Hãy đề xuất biện pháp xử lý đối với từng đám ruộng
29. Mô tả hình dáng các loại bướm đẻ trứng ra sâu đục thân, sâu tơ, sâu xanh hại thuốc lá
30. Các loại thuốc BVTV được đề xuất xử dụng vụ 2010 – 2011 của CTy thuốc lá nguyên liệu Khatoco gồm Agun, Dylan, Actara, confidor, Validacin, Norshied, Topcine. Hãy kể công dụng phòng trừ của từng loại thuốc, thuốc nào là thuốc sinh học., Bạn có nhận xét gì về các loại thuốc nói trên.?
Mỗi đề chọn một câu phần I và hai câu phần II , chon ngẫu nhiên phần I một đề và phần II hai đề. Thời gian 150 – 180 phút, thi viết. Mỗi người chọn một đề ngẫu nhiên.
XÂY DỰNG 25 ĐỀ THEO THỨ TỰ
Đề số 1: Phần 1 câu 13, phần 2 câu 11 và câu 24
Đề số 2: Phần 1 câu 6 , phần 2 câu 5 và câu 12
Đề số 3: Phần 1 câu 3 , phần 2 câu 11 và câu 26
Đề số 4: Phần 1 câu 5 , phần 2 câu 9 và câu 16
Đề số 5: Phần 1 câu 10 , phần 2 câu 14 và câu 27
Đề số 6: Phần 1 câu 11, phần 2 câu 25 và câu 18
Đề số 7: Phần 1 câu 8, phần 2 câu 3 và câu 15
Đề số 8: Phần 1 câu 1, phần 2 câu 17 và câu 29
Đề số 9: Phần 1 câu 9, phần 2 câu 8 và câu 19
Đề số 10: Phần 1 câu 15, phần 2 câu 22 và câu 28
Đề số 11: Phần 1 câu 12, phần 2 câu 7 và câu 11
Đề số 12: Phần 1 câu 4 , phần 2 câu 4 và câu 10
Đề số 13: Phần 1 câu 7 , phần 2 câu 13 và câu 21
Đề số 14: Phần 1 câu 2, phần 2 câu 23 và câu 30
Đề số 15: Phần 1 câu 14, phần 2 câu 6 và câu 20
Đề số 16: Phần 1 câu 10 , phần 2 câu 11 và câu 25
Đề số 17: Phần 1 câu 5 , phần 2 câu 3 và câu 18
Đề số 18: Phần 1 câu 13, phần 2 câu 4 và câu 9
Đề số 19: Phần 1 câu 9, phần 2 câu 5 và câu 28
Đề số 20: Phần 1 câu 1 , phần 2 câu 11 và câu 27
Đề số 21: Phần 1 câu 2, phần 2 câu 15 và câu 24
Đề số 22: Phần 1 câu 8 , phần 2 câu 17 và câu 13
Đề số 23: Phần 1 câu 11, phần 2 câu 10 và câu 21
Đề số 24: Phần 1 câu 12, phần 2 câu 8 và câu 22
Đề số 25: Phần 1 câu 3, phần 2 câu 14 và câu 29
Câu hỏi nâng cao dung cho tất cả các đề : Bạn hiểu thế nào về sự thẩm thấu tế bào, vận dụng vào kỷ thuật bón phân hóa học cho cây trồng?
mỗi đề sẽ có 4 câu, thời gian làm bài 180 phút.
Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010
Bệnh Héo rủ thuốc lá
Bệnh héo vàng – héo rủ ( Fusarium wilt) : Do nấm Fusarium oxysporum var. nicotianae
Triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh là các lá dần chuyển vàng và kém phát triển ở một bên của cây; mặc lá có thể chuyển vàng rực, triệu chứng héo rủ khó nhận thấy vào ban ngày.
Các lá bên phần thân bị nhiễm sẽ kém phát triển nếu như bị nhiễm bệnh trước khi lá phát triển đầy đủ, gân chính bị cong và kết quả là ngọn cây bị kéo về bên phần thân cây bị bệnh. Nếu tách một mảnh vỏ phía ngoài phần thân cây bị bệnh sẽ thấy phần mô gỗ có màu nâu. Bệnh phát triển khi trời nóng, bệnh có thể chỉ phát triển giới hạn trong một số vùng hoặc ngay trong đám ruộng chỉ có một số cây nhiễm bệnh ( dù nấm bệnh đã lây lan khắp nơi trong đất)
Có thể phòng trừ bệnh bằng cách gieo trồng giống kháng bệnh, luân canh và xông hơi khử trùng đất trừ tuyến trùng; đối với những chân đất đã nhiễm bệnh ngưng trồng thuốc ít nhất 1,2 năm.
2. Bệnh Héo rủ vi khuẩn ( Pseudomaonas solanacearum )
Trong điều kiện thời tiết khí hậu nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn gây bệnh trên cây trồng. Bệnh do vi khuẩn gây ra rất nguy hiểm và gây nhiều khó khăn cho công tác phòng trừ vì thời gian ủ bệnh rất khó phát hiện. Để có thể chủ động ngăn ngừa, hạn chế tác hại của các bệnh do vi khuẩn gây ra cần hiểu biết về hình thái, triệu chứng và đặc tính sinh học của chúng.
Về hình thái:
- Vi khuẩn là vi sinh vật đơn bào, không có diệp lục tố, không có nhân hoàn chỉnh, có kích thước thay đổi. Hình dạng có nhiều loại như hình tròn, hình gậy, hình xoắn ốc, một vài loài có lông roi để di chuyển trong dung dịch. Đa số các loài vi khuẩn gây bệnh trên cây trồng thường có hình gậy, có lông roi để di chuyển (Agrobacterium, Corybacterium, Erwinia, Pseudomonas, Xanthomonas).
- Khi bệnh nặng mắt thường có thể quan sát được vì vết bệnh đã tạo nên những khuẩn lạc chứa hàng triệu cơ thể vi sinh vật và có màu sắc đặc trưng. Tuy nhiên bệnh do vi khuẩn gây hại trên các loại cây trồng rất khó phòng trị.
Về đặc tính sinh học và triệu chứng gây hại:
- Vi khuẩn tồn tại ở tất cả các bộ phận của cây, các hợp chất hữu cơ đang phân giải và ở trong đất. Một số loài có khả năng hình thành nha bào để chống chịu với điều kiện bất thuận bên ngoài. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển tương đối cao (25-37oC). Vì vậy điều kiện thời tiết năm nay rất thuận lợi cho các bệnh vi khuẩn phát triển.
- Vi khuẩn thường xâm nhập vào cây qua vết thương khí khổng. Lây lan từ cây này sang cây khác nhờ nước mưa, gió hoặc tiếp xúc trực tiếp, qua vết cắn của côn trùng.
Triệu chứng vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng có thể phân biệt được một cách dễ dàng ở 3 dạng:
+ Tạo nên các vết đốm giọt dầu: Các vết đốm này sau khi vi khuẩn xâm nhập và nhân lên trong các tế bào nhu mô tạo nên những vết đốm như bị thấm dầu. Dạng này thường gặp đối với bệnh bạc lá lúa, bệnh đốm sọc vi khuẩn hại lúa, bệnh cháy lá vi khuẩn trên thuốc lá, bệnh chấm đen trên khoai tây… Các loại vi khuẩn này thường sinh ra các men phân hủy mô tế bào gây thối các bộ phận bị hại của cây.
+ Dạng xâm nhập vào mạch dẫn: Vi khuẩn thường xâm nhập vào mạch dẫn và lưu dẫn trong cây theo vòng lưu chuyển của nhựa cây và gây hiện tượng héo rũ như bệnh héo xanh cà chua, bệnh đốm vàng khoai tây, bệnh vàng lá rau họ thập tự…
+ Dạng tạo thành các u bướu: Vi khuẩn xâm nhập vào cây gây ra những u mụn trên cây. Đó là kết quả quá trình nhân lộn xộn các tế bào gây nên. Điển hình cho bệnh này là bệnh sùi cành chè.
Biện pháp phòng trừ các loại bệnh vi khuẩn:
Để phòng trừ có hiệu quả cao đối với các loại vi khuẩn, phải sử dụng các biện pháp tổng hợp và chủ yếu phòng bệnh là chính như:
+ Xử lý đất để cắt nguồn bệnh.
+ Vệ sinh vườn tược, thu gom tàn dư cây bệnh đem đi tiêu hủy.
+ Sử dụng giống sạch bệnh và có khả năng kháng bệnh.
+ Xử lý hạt giống, hom giống trước khi trồng hoặc vận chuyển đi nơi khác.
+ Bón phân cân đối, hợp lý, không bón quá nhiều đạm.
+ Thường xuyên thăm ruộng và phun phòng bệnh bằng các loại thuốc có gốc đồng để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
+ Khi bệnh chớm xuất hiện cần phun các thuốc đặc trị bệnh vi khuẩn để phòng trị bệnh ngay như New Kasuran 16.6BTN (10g – 20g/8 lít), Visen 20SC (5– 7ml/8lít) đây là thuốc đặc trị bệnh bạc lá lúa, cháy bìa lá lúa do vi khuẩn, Bactocide 12WP (20– 25g/8lít), Ditacine 8L phun 2 đến 3 lần các loại thuốc trên, mỗi lần cách nhau khoảng 5- 7 ngày.